Trên thực tế, một tuyên bố do Hiệp hội Đột quỵ Hoa Kỳ và Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đưa ra ước tính rằng có tới 1/4 số người trên 80 tuổi có thể đã trải qua một hoặc nhiều cơn đột quỵ mà không có triệu chứng.
Những hiện tượng này thường chỉ được phát hiện khi một người được chụp sọ não vì một lý do khác.
Đột quỵ thầm lặng thường xảy ra do lưu lượng máu giảm ở một trong những động mạch nhỏ hơn nuôi não. Nó có thể xảy ra mà không có triệu chứng đáng chú ý nếu nó ảnh hưởng đến một phần não không kiểm soát các chuyển động chính hoặc các chức năng quan trọng.
Điều này có nghĩa là nó sẽ không tạo ra các triệu chứng đột quỵ thông thường như yếu tay, chân…
Bạn có thể bị đột quỵ mà không hề hay biết (Ảnh: Onlyhealth).
BSCK2 Bùi Thị Thu Hà, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, cho biết, khi nhắc đến đột quỵ, người ta có thể nhớ ngay đến các triệu chứng điển hình của nó như liệt hoặc mất vận động một số bộ phận cơ thể, khó nói hay ăn uống, rối loạn nhận thức…
Tuy nhiên, có một loại đột quỵ không biểu hiện bất kỳ một triệu chứng nào trong số trên, đó gọi là đột quỵ thầm lặng.
Đột quỵ thầm lặng là cơn đột quỵ không có bất kỳ triệu chứng bên ngoài nào liên quan đến đột quỵ và bệnh nhân thường không biết mình đã bị đột quỵ.
Trong một nghiên cứu lớn ở Mỹ vào năm 1998, ước tính có gần 12 triệu người bị đột quỵ, khoảng 770.000 ca trong số này có triệu chứng và 11 triệu ca là đột quỵ thầm lặng lần đầu phát hiện trên chụp cộng hưởng từ.
Đột quỵ thầm lặng nguy hiểm như thế nào?
Bạn không nhận biết được đột quỵ thầm lặng đang xảy ra không có nghĩa là bệnh không gây ra những thiệt hại to lớn cho sức khỏe.
Mặc dù đột quỵ thầm lặng thường chỉ ảnh hưởng đến một khu vực nhỏ của não bộ nhưng những tổn thương sẽ tích lũy dần dần. Nếu đã từng bị đột quỵ thầm lặng một vài lần, bạn sẽ bắt đầu gặp khó khăn trong việc ghi nhớ mọi thứ hoặc gặp vấn đề trong việc tập trung.
Các nhà nghiên cứu đã xác nhận rằng nhiều cơn đột quỵ thầm lặng diễn ra sẽ khiến bạn có nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ do nhiều ổ nhồi máu não (multi-infarct dementia). Một số triệu chứng của chứng sa sút trí tuệ như:
- Có vấn đề về trí nhớ.
- Có vấn đề về cảm xúc, chẳng hạn như cười hay khóc vào những thời điểm không thích hợp.
- Thay đổi tướng đi.
- Bị lạc đường, mất phương hướng ở cả những địa điểm quen thuộc.
- Khó đưa ra được quyết định.
- Mất kiểm soát ruột và bàng quang.
Bên cạnh đó, theo BS Hà, sau hơn 2 thập kỷ nghiên cứu, người ta nhận thấy đột quỵ thầm lặng gặp khá phổ biến. Mặc dù không gây ra các triệu chứng dễ nhận biết, nhưng một cơn đột quỵ thầm lặng vẫn khiến bệnh nhân tăng nguy cơ bị thiếu máu não cục bộ thoáng qua (TIA), đột quỵ lớn và sa sút trí tuệ trong tương lai.
Nguy cơ đột quỵ thầm lặng tăng lên theo tuổi nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến người trẻ tuổi. Phụ nữ dường như có nhiều nguy cơ bị đột quỵ thầm lặng. 3 biểu hiện cơ bản của đột quỵ thầm lặng là nhồi máu não thầm lặng, tổn thương chất trắng do nguyên nhân mạch máu và chảy máu não vi thể.
Làm thế nào nhận biết cơn đột quỵ thầm lặng?
Nếu bạn được chụp CT hoặc MRI não bộ, kết quả hình ảnh sẽ cho thấy các đốm hoặc vùng tổn thương xuất hiện ở nơi mà tế bào não đã ngừng hoạt động. Trong khi bạn hoàn toàn không được ghi nhận dấu hiệu gì liên quan đến tổn thương thần kinh có thể nhận thấy như ảnh hưởng lời nói hoặc vận động.
Một số dấu hiệu khác khó nhận biết đến mức chúng thường bị nhầm lẫn với dấu hiệu lão hóa bình thường, chẳng hạn như:
- Gặp vấn đề trong việc giữ thăng bằng.
- Dễ bị té ngã hơn.
- Rò rỉ nước tiểu.
- Thay đổi tâm trạng.
- Giảm khả năng suy nghĩ.
Tương tự như việc giảm nguy cơ đột quỵ nặng, việc giải quyết các yếu tố nguy cơ tim mạch, chẳng hạn như cholesterol cao và huyết áp cao, cũng làm giảm nguy cơ bị đột quỵ thầm lặng.
Mới đầu tôi rất hoảng sợ, có phải vợ tôi bị mộng du? Sao bỗng dưng nửa đêm cô ấy dậy đi đếm tiền làm gì? (Ảnh minh họa)
Vì tin tưởng vợ nên tôi không hề kiểm tra lại số tiền tiết kiệm của hai vợ chồng. Dù sao thì cô ấy muốn gì thì tôi cũng sẵn sàng cho. Chiều hôm sau khi vợ đi làm về, tôi ngó nghiêng xem vợ có mua gì không, nhưng chẳng thấy có gì mới cả. Nửa đêm hôm đó, vợ tôi lại rón rén ngồi dậy. Hé mắt trông theo, thấy vợ tôi bước rất khẽ về phía két tiền, bật chiếc đèn pin mở két rồi lại lấy tiền ra đếm. Đếm xong, cô ấy cất rồi khe khẽ bước lên giường ngủ như chưa có chuyện gì xảy ra.
Mới đầu tôi rất hoảng sợ, có phải vợ tôi bị mộng du? Sao bỗng dưng nửa đêm cô ấy dậy đi đếm tiền làm gì? Trong nhà vẫn có từng đó chứ nhiều hơn đâu.
Hôm sau, tôi lấy 50 triệu tiền quay vòng vốn ở cửa hàng về đưa cho vợ nói là tiền lãi tháng này. Vẻ mặt vợ tôi rất bình tĩnh, nhận tiền rồi cất vào két, thậm chí chẳng thèm mỉm cười hay nhướn mày. Nhưng đêm đó, vợ tôi lại ngồi dậy làm “công việc nửa đêm” của cô ấy. Đến lúc này tôi không bình tĩnh nổi nữa, tôi giả vờ trở mình rồi mở mắt hỏi vợ đang làm gì đấy? Cô ấy giật mình, vơ hết số tiền đang đếm bỏ vào két và trả lời lắp bắp rằng đang kiểm tra lại.
Tôi không muốn vợ khó xử nên không truy hỏi đến cùng. Thấy vợ yên lặng nằm lên giường ngủ, tôi cũng thôi. Nhưng trong lòng tôi có chút lo ngại, tôi nghĩ hay là vợ tôi mắc căn bệnh nào đó liên quan tới hành động kỳ lạ này?
Tôi quyết định theo dõi thêm vài ngày nữa. Nhưng sau đêm bị tôi bắt quả tang, vợ tôi không dậy nửa đêm nữa. Cô ấy chỉ trằn trọc, trở mình khe khẽ sợ tôi thức giấc. Tôi biết vợ tôi có thể là đến thời điểm “ngứa tay” rồi đây nên vờ quàng tay qua ôm cô ấy, tránh để cô ấy thừa lúc tôi ngủ say lại dậy đếm tiền.
![]() |
Không hiểu sao từ khi biết vợ có sở thích đó, tôi rất muốn tiết kiệm, kiếm được nhiều tiền mang về đưa cho vợ (Ảnh minh họa) |
Sáng hôm sau, nhìn đôi mắt thâm quầng của vợ, tôi thở dài đành để mặc cô ấy vậy. Nếu đó là sở thích thì cấm để làm gì? Huống chi cũng chẳng ảnh hưởng gì tới cuộc sống sinh hoạt của vợ chồng tôi. Tuy nghĩ vậy, tôi vẫn âm thầm lên mạng tra xét xem vợ tôi bị làm sao? Có phải là dấu hiệu của một loại bệnh tâm thần nào đó không? Ngày hôm sau tôi cố gắng quan sát biểu hiện của vợ, đồng thời lên mạng tra cứu xem liệu hành vi mỗi đêm của vợ tôi có được xếp vào dạng bệnh mà cả đêm qua tôi lo nghĩ. Buổi tối hôm đó tôi còn tìm cách để khơi gợi chuyện nhằm mục đích "giăng bẫy" để khiến vợ "lỡ miệng" tiết lộ về bệnh tình của mình. Ấy vậy nhưng vợ tôi hoàn toàn chừng mực và rất bình thường trong lúc trò chuyện.
Tuy nhiên, đêm hôm đó, vợ tôi lại trằn trọc không ngủ. Cô ấy cứ trở mình hết bên này đến bên khác rồi thở dài. Qua ánh đèn ngủ hắt vào tường, tôi thấy lúc lúc vợ tôi lại ngóc đầu dậy nhìn về phía chiếc két sắt như chừng muốn xông ra đó lắm nhưng lại e ngại. Thương vợ quá tôi đành giả vờ ngủ say, lật người sang chỗ khác để vợ tôi có thể thoải mái lẻn dậy. Nhưng cô ấy không ra khỏi giường mà vẫn tiếp tục xoay ngang, xoay dọc. Tới 15 phút sau tôi đành phải ngồi dậy bảo vợ “Em làm sao thế? Em muốn dậy làm gì thì dậy đi, anh có cấm đâu”.
Vợ tôi đoán được ý chồng muốn nói gì nên ngại ngùng, lắp bắp nói “Hôm đó em chỉ kiểm tra lại số tiền anh đưa thôi! Anh đừng có nghĩ linh tinh”. Không ép vợ lúng túng nữa, tôi nằm xuống chờ trời sáng. Chiều hôm sau, tôi vay bạn 10 triệu mang về đưa vợ, bảo vợ tiền khách hàng vừa trả. Vợ tôi cầm đi cất.
Tối đó, trước khi đi ngủ, tôi hỏi vợ trong két có bao nhiêu tiền tiết kiệm? Vợ tôi nói để cô ấy đếm lại. Sau đó hai vợ chồng tôi ngồi lật từng xấp tiền đếm lại một lượt. Chẳng nhiều nhặt gì nhưng nhìn ánh mắt long lanh của vợ, tôi cảm thấy rất đáng yêu.
Đếm xong, vợ tôi vui vẻ cất rồi cười bảo: “Lần đầu tiên trong đời em được sở hữu nhiều tiền như thế! Từ ngày còn bé đến khi đi học rồi đi làm, em luôn cố gắng tiết kiệm để dành. Ngày nào cũng lôi cái hộp đựng tiền bé xíu ra đếm và chỉ ước nó nở ra được để có thể phụ giúp cha mẹ...”.
Rồi cô ấy kể những ngày vất vả đi làm thêm, dành dụm từng đồng bạc lẻ, vuốt cho thẳng và ngồi đếm với cả sự kì vọng. Nghe thế, tôi mới hiểu ra vì sao mấy hôm nay vợ có sở thích kì cục là thập thò lén lút nửa đêm dậy đếm tiền. Tôi ôm cô ấy vào lòng thủ thỉ sẽ khiến cho cuộc sống của vợ nhẹ nhàng, thoải mái hơn. Tôi sẽ kiếm cho em nhiều hơn, cho em đếm mỏi tay. Vợ tôi cười tít mắt.
Không hiểu sao từ khi biết vợ có sở thích đó, tôi rất muốn tiết kiệm, kiếm được nhiều tiền mang về đưa cho vợ. Không biết có phải tôi cũng đang “phát bệnh” theo vợ không?
(Theo Trí thức trẻ)" alt=""/>Vợ tôi có sở thích rất kỳ cục vào lúc nửa đêm