Chia sẻ với báo chí, nhóm phụ huynh cho hay, từ năm 2017 đến nay, rất nhiều học viên ngành Diễn viên múa của Học viện Múa Việt Nam (trước đây là Trường CĐ Múa Việt Nam, gọi tắt là trường Múa) khi ra trường không nhận được bằng tốt nghiệp THCS và THPT.Điều khiến họ bức xúc là chỉ đến khi con ra trường, gia đình mới “té ngửa” vì biết chuyện này.
Quá lo lắng cho tương lai của con mình, nhóm phụ huynh đã quyết định kêu cứu.
Anh Hoàng Mạnh Cường, phụ huynh của cháu T. (sinh năm 2001, học viên khóa 2) kể, năm 2020, khi con anh ra trường, thi đủ điểm đỗ và đã được gọi nhập học ĐH Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội ngành Biên đạo múa. Thế nhưng, học được 1 tháng thì trường ĐH mời lên và thông báo con không đủ điều kiện để theo học tại trường, với lý do không có bằng tốt nghiệp THPT.
“Khi tôi quay lại Học viện Múa Việt Nam hỏi, thì nhận được câu trả lời là các con có học, có điểm học bạ, có thi nhưng không có mã định danh, bởi việc học và các kỳ thi văn hóa không kết hợp với phòng GD-ĐT quận Cầu Giấy”, anh Cường kể.
Anh Cường cho rằng ban đào tạo học viện cũng tương đối ngỡ ngàng, bất ngờ và lúng túng khi xử lý việc này. Và việc nhà trường không nói rõ thông tin đẩy các phụ huynh và học viên vào thế bị động.
“Khi học sinh nhập học, nhà trường yêu cầu nộp đầy đủ hồ sơ, trong đó có học bạ (tối thiểu hết lớp 6). Khi chiêu sinh, nhà trường cũng nói các con sẽ được đào tạo song song văn hóa và chuyên môn múa theo ngành học trúng tuyển. Điều đó làm các phụ huynh nghĩ rằng các con sẽ không học văn hóa ở bên ngoài được nữa và đương nhiên phải học văn hóa trong trường”, anh Cường nói.
 |
Quá bức xúc về tình cảnh của con mình, hàng trăm phụ huynh đã đăng đàn kêu cứu. Ảnh: Thanh Hùng |
Đồng quan điểm, chị Thủy (có con sinh 2003, là học viên K4 của Học viện Múa Việt Nam) cho hay, nếu minh bạch thì phải thông báo rõ rằng cho phụ huynh việc không có bằng tốt nghiệp THCS và THPT nếu học văn hóa tại Học viện.
“Nếu vậy, chúng tôi sẵn sàng cho con học văn hóa ở bên ngoài, song song với việc học chuyên môn múa tại học viện. Tuy nhiên, nhà trường đã không thông báo rõ, thậm chí là mập mờ về vấn đề đào tạo văn hóa”, chị Thủy nói.
Chị Thủy cho hay, các phụ huynh như chị vẫn nghĩ rằng mọi chuyện vẫn êm xuôi khi việc đào tạo văn hóa tại Học viện diễn ra rất bài bản không khác gì các trường THCS, THPT công lập với bảng điểm đầy đủ các môn văn hóa (so với trường công lập cấp THCS chỉ thiếu môn thể dục và âm nhạc bởi chuyên ngành học tập của học sinh là hoạt động thể lực và có những môn kiến thức âm nhạc chuyên sâu hơn để bổ trợ cho việc học múa; cấp THPT học theo nhóm ngành 3 nên chỉ thiếu một số chương trình học thuộc các môn tự nhiên).
“Việc tổ chức học khá quy củ, có thời khóa biểu, có kiểm tra, có thi học kỳ, có báo điểm đầy đủ về cho phụ huynh học sinh. Thậm chí, những em có kết quả học tập chưa đạt yêu cầu, Học viện đều cho ôn thi lại và xét duyệt lên lớp hàng năm. Cuối năm lớp 9, khi kết thúc bậc học THCS, Học viện đều tổ chức cho các học sinh thi chuyển cấp với hai môn Văn – Toán. Những học sinh đạt yêu cầu sẽ tiếp tục được đào tạo lớp 10. Sau khi học hết lớp 12, học viện tổ chức thi tốt nghiệp THPT với 3 môn Văn - Sử - Địa. Cũng vì vậy mà chúng tôi còn rất yên tâm rằng con em mình học rất đàng hoàng. Nhưng cuối cùng, tất cả học sinh đều không nhận được bằng tốt nghiệp THCS và THPT”, chị Thủy nói.
Theo các phụ huynh, lý do của việc này đã được ông Nguyễn Hải Minh, Phó Giám đốc Học viện cho biết tại buổi triệu tập toàn bộ phụ huynh ngày 16/1/2021.
Họ được lý giải rằng, năm 2017, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) đã cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với Học viện Múa Việt Nam. Theo đó, học viện chỉ được đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, không có đào tạo văn hóa.
“Mặc dù vậy do sơ suất, từ năm 2017, Học viện đã không liên kết với các cơ sở đào tạo văn hóa đủ điểu kiện mà vẫn tự tiếp tục đào tạo bình thường như trước đây và không thông báo. Hậu quả là toàn bộ học sinh phổ thông học tại Học viện Múa Việt Nam không có mã định danh được theo dõi trong phần mềm quản lý giáo dục của Sở GD-ĐT Hà Nội, dẫn tới việc tất cả các học sinh này không được cấp bằng tốt nghiệp THCS, THPT”, đơn thư của nhóm phụ huynh nêu lời ông Minh.
Giải pháp của Học viện này đưa ra bàn với phụ huynh là toàn bộ học sinh chưa tốt nghiệp THCS, THPT đều phải học lại toàn bộ chương trình văn hóa từ khi bắt đầu vào học tại Học viện với một đơn vị liên kết đủ điều kiện đào tạo về văn hóa.
Nhưng, các phụ huynh không chấp nhận sự tắc trách này.
“Chúng tôi khó có thể đồng ý, bởi đây là việc vi phạm luật giáo dục. Người ta sẽ đặt câu hỏi con chúng tôi làm cái gì, chui ở đâu trong thời gian qua mà giờ khi 18 tuổi mới học lại văn hóa lớp 7. Tôi không nghĩ 30 năm trong nghề giáo nhưng giờ đứng trước thực tế là con bị coi là thất học đến thời điểm hiện tại”.
Bà Thủy cho hay, chưa kể, đặc thù nghề múa khắc nghiệt, khi ra trường tuổi nghề lại rất ngắn. “Trong khi chương trình văn hóa toàn bộ học sinh đã và đang học đầy đủ theo quy định của Học viện nên giải pháp học quay đầu học lại mà Học viện đưa ra là không khả thi và không thể chấp nhận. Không thể để chôn vùi cả một thế hệ học sinh bằng việc học lại toàn bộ chương trình văn hóa 5-6 năm nữa tại Học viện do sai phạm của những người quản lý gây ra”, chị Thủy nói.
Một vấn đề nữa theo anh Cường là các con sẽ bị thiệt thòi hơn rất nhiều so với các bạn có bằng.
"Không bao giờ có thể vào biên chế, mà chỉ được trả tiền công theo giờ; sau này muốn học lên cao hơn cũng không thể”.
 |
Nhiều học viên của ngành Diễn viên múa, Học viện Múa Việt Nam ra trường nhưng không có nổi tấm bằng tốt nghiệp THCS, THPT. |
Em Hoàng Nhật Vy (cựu học viên lớp K2 Kịch múa, Học viện Múa Việt Nam) tâm sự, do không có bằng tốt nghiệp THCS và THPT, em rất khó khăn khi xin việc làm cũng như học lên bậc đại học.
Hiện tại, Vy đành chấp nhận đi dạy theo giờ ở các trung tâm - những nơi không cần đến bằng cấp.
Đại diện nhóm phụ huynh cho hay, thực tế, rất nhiều phụ huynh đã có những cuộc gặp gỡ, trao đổi với ban giám đốc học viện về vấn đề này. Tuy nhiên, phía Học viện chưa có câu trả lời thỏa đáng.
“Chúng tôi cần câu trả lời về việc này được giải quyết như thế nào và đến bao giờ mới được giải quyết? Câu trả lời duy nhất của ban giám đốc học viện là các phụ huynh hãy cứ yên tâm chờ đợi, nhà trường đang tìm cách giải quyết điều này. Nhưng thực tế là chờ đến bao giờ, khi các con ra trường đã 2-3 năm nay rồi. Ra trường không có bằng tốt nghiệp THCS, THPT, các con không thể học lên mà cũng không thể kiếm việc làm ổn định”, ông Cường nói.
Hiện, nhóm phụ huynh cũng đã gửi đơn thư kêu cứu đến Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ: Giáo dục và Đào tạo; Lao động - Thương binh và Xã hội; Văn hóa, Thể thao và Du lịch để mong được giải quyết.
VietNamNetcũng đã tới Học viện Múa Việt Nam đặt lịch làm việc. Tuy nhiên, lãnh đạo đơn vị này vẫn chưa phản hồi.
Thanh Hùng - Vân Anh

Vụ học viên trường Múa kêu cứu: Bộ GD-ĐT cho phép in bằng tốt nghiệp
Bộ GD-ĐT vừa có công văn gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tháo gỡ vướng mắc trong công tác đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp cho học viên Học viện Múa Việt Nam.
" alt=""/>Học viên Học viện Múa Việt Nam kêu cứu
12 năm ròng chống chọi với “tử thần”Những ngày này, tính mạng anh Hồ Xuân Tân (SN 1981, ở xóm Mó, xã Nghĩa Xuân, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An) trở nên mong manh hơn bao giờ hết. Hàng loạt những căn bệnh ập đến với người đàn ông bất hạnh ấy đúng vào lúc gia đình anh gặp nhiều khó khăn.
 |
Mắc cùng lúc 8 căn bệnh, sự sống của anh Tân đang rất mong manh |
Hạnh phúc đối với anh Tân quá đỗi ngắn ngủi. Cuối năm 2008, anh kết hôn với chị Phan Thị An (SN 1987). Lấy vợ được 1 tháng, anh Tân bất ngờ bị ốm triền miên cả tháng trời, dùng nhiều loại thuốc Tây y rồi thuốc nam nhưng bệnh tình vẫn không khả quan. Đến khi cơ thể xuất hiện triệu chứng vàng da, phù nề, không ăn được gì, anh mới đi khám tại Bệnh viện Bạch Mai.
Qua các xét nghiệm, các bác sĩ kết luận anh Tân mắc bệnh suy thận giai đoạn 4. Kể từ đó, người đàn ông khốn khổ ấy phải đóng cầu tay để tiến hành lọc máu thường xuyên 3 lần/tuần. Do nhà quá xa, anh Tân xin chuyển về bệnh viện tỉnh để chạy thận.
Suốt 6 năm đầu điều trị, chi phí thuê nhà trọ và viện phí vô cùng tốn kém. Những năm gần đây, Bệnh viện đa khoa khu vực Tây Bắc Nghệ An (huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An) đủ trang thiết bị để lọc máu cho bệnh nhân, anh Tân mới nhàn hơn khi được chạy thận gần nhà hơn trước.
Tuy nhiên, bất hạnh vẫn chưa dừng lại. Ngày 17/6/2021, khi đang ở nhà thì anh lên cơn tức ngực, khó thở, người mệt mỏi. Đến Bệnh viện đa khoa Tây Bắc Nghệ An, bác sĩ chẩn đoán tràn dịch màng phổi nhưng chọc dịch không ra. Phải chuyển lên tuyến tỉnh, bác sĩ mở dẫn lưu màng lưu phổi điều trị cho anh hơn 2 tháng. Tình trạng dù có tiến triển song dịch ở màng bụng vẫn nhiều, anh Tân lên cơn sốt kéo dài không dứt.
 |
Hai đứa con nhỏ có nguy cơ mồ côi bố khi gia đinh lâm vào cảnh kiệt quệ |
Tháng 9/2021, anh Tân nhập viện Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng nguy kịch. Nhờ sự nỗ lực của các bác sĩ, anh mới giữ nổi tính mạng. Giờ đây, căn bệnh suy thận của anh Tấn biến chứng thành 7 bệnh nguy hiểm khác gồm: dịch tràn màng phổi, màng tim, dịch tràn màng bụng, máu tràn phổi, viêm gan C, xơ gan, viêm dạ dày.
Oằn mình trước "núi tiền" điều trị
12 năm trời đằng đẵng đi khắp các bệnh viện, kinh tế gia đình anh Tân ngày càng kiệt quệ. Thêm vào đó, hai con của anh vẫn đang trong độ tuổi ăn học. Mọi gánh nặng đè lên vai một mình chị An. Để xoay sở, chị đi trồng mía và cạo mủ cao su thuê từ 2,3 giờ sáng. Nhưng dù làm việc cật lực, thu nhập cũng không đủ để lo viện phí cho chồng. Chị An buộc phải hỏi vay khắp nơi số tiền lên đến hơn 100 triệu đồng suốt nhiều năm qua.
 |
Anh Hồ Xuân Tân đang rất cần được cộng đồng giúp đỡ |
Từ tháng 6/2021, lúc anh Tân bắt đầu phát một lúc nhiều bệnh, chi phí đi lại cùng viện phí lên đến hơn 130 triệu đồng. Hầu hết số tiền này chị An phải đi vay ở nhiều nơi. Thời điểm hiện tại, bệnh tình anh cần được điều trị liên tục. Trong khi đó, nợ nần chồng chất khiến họ không thể tiếp tục vay mượn được nữa.
Anh Hoàng Tiến Hạnh, Phó Chủ tịch xã Nghĩa Xuân (huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An) chia sẻ: “Gia đình anh Hồ Xuân Tân và chị Phan Thị An thuộc hộ nghèo nhiều năm nay. Anh Tân bị bệnh từ khi lấy vợ, giờ bệnh tình trở nặng không có tiền chạy chữa. Chính quyền xã chúng tôi cũng tạo điều kiện hỗ trợ nhưng không được nhiều. Rất mong các nhà hảo tâm có thể chia sẻ, động viên hoàn cảnh gia đình anh".
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp:Chị Phan Thị An, ở Xóm Mó, xã Nghĩa Xuân, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An. Số điện thoại: 0344158827.
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2021.313(anh Hồ Xuân Tân)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436." alt=""/>Gia đình kiệt quệ, vợ xin cứu chồng bị suy thận biến chứng nguy kịch