2 phòng khám của Hà Nội bị đình chỉ hoạt động trong thời gian 3 tháng (Ảnh minh họa: Getty).
Theo thanh tra sở, đơn vị này đã cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh vượt quá phạm vi chuyên môn được ghi trong giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; lập hồ sơ, bệnh án nhưng không ghi rõ, đầy đủ các mục có trong hồ sơ bệnh án theo mẫu quy định của pháp luật; quảng cáo dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung.
Phòng khám đa khoa Bắc Việt trực thuộc Công ty Cổ phần đầu tư Tân Thiên Hòa (số 73 Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, Cầu Giấy) bị xử phạt 94 triệu đồng, kèm theo tước giấy phép hoạt động trong thời hạn 3 tháng, tước chứng chỉ hành nghề của ông Lê Việt Anh trong thời gian 2 tháng.
Lý do là đơn vị này cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh vượt quá phạm vi chuyên môn được ghi trong giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; lập hồ sơ, bệnh án nhưng không ghi rõ, đầy đủ các mục có trong hồ sơ bệnh án theo mẫu quy định của pháp luật.
Công ty cổ phần thương mại và đầu tư Đông Hiệp (lô CN7, cụm công nghiệp Từ Liêm, phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm) bị xử phạt 45 triệu đồng do quảng cáo mỹ phẩm mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung, trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định.
Đồng thời, cơ sở này bị buộc gỡ, xóa quảng cáo không đúng.
Công ty TNHH phát triển thương mại Trần Gia (số 149 Xuân Thủy, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy) kinh doanh hàng hóa trên nhãn có các thông tin không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa đó bị xử phạt 25 triệu đồng.
Đơn vị bị buộc thu hồi hàng hóa và buộc loại bỏ các thông tin không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa đó.
Kho bảo quản của Công ty cổ phần Dược phẩm Châu Á Thái Bình Dương (số 26 ngách 48/28 Đại Linh, Trung Văn, Nam Từ Liêm) không có nội quy nên cơ sở này đã bị xử phạt vi phạm hành chính 12 triệu đồng.
Thanh tra Sở Y tế Hà Nội cũng phát hiện 4 nhà thuốc tư nhân cùng mắc lỗi không nộp hồ sơ đề nghị đánh giá định kỳ việc duy trì đáp ứng thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc theo quy định và bị xử phạt mức 7,5 triệu đồng.
Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ Kangjin trực thuộc Công ty cổ phần Kangjin Việt Nam (tầng 2, số 14 - 16 Mai Hắc Đế, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng) không niêm yết giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bị xử phạt vi phạm hành chính 4 triệu đồng.
Công ty TNHH Dược mỹ phẩm Cococherry (nhà số 6, liền kề 12, thôn Yên Xá, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì) bị xử phạt 750.000 đồng, do buôn bán hàng hóa có nhãn không ghi đủ và ghi không đúng các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa.
Thanh tra Sở Y tế Hà Nội cũng buộc đơn vị phải thu hồi hàng hóa và buộc ghi nhãn hàng hóa đúng quy định trước khi tiếp tục lưu thông.
" alt=""/>Phòng khám đa khoa Bắc Việt bị phạt 94 triệu đồng, đình chỉ 3 thángDa một người bệnh bị nổi mề đay (Ảnh: BV).
Đi khám vì nổi mụn nước, da tróc vảy, ngứa tay, vùng kín và nhiều vị trí khác, anh Q. (28 tuổi, ngụ TPHCM) bất ngờ khi nghe bác sĩ chẩn đoán mình bị đồng mắc ghẻ và nấm da.
Anh cho biết, các triệu chứng xuất hiện từ tuần trước. Nghĩ bị côn trùng đốt thông thường, chàng trai không đi khám cho tới khi ngứa ngáy nặng nề, đêm xuống không ngủ nổi. Sau khi phát hiện bệnh, vợ cùng hai con của anh Q. cũng được làm xét nghiệm, ghi nhận có nhiều ghẻ trên mẫu bệnh phẩm.
Một trường hợp khác là ông D. (47 tuổi) đi khám khi chân nổi nhiều vệt ngoằn ngòeo màu đỏ nâu sậm. Khoảng một tháng trước, gia đình ông có kỳ nghỉ hè dài ngày ở vùng biển, thường xuyên tiếp xúc với cát. Về nhà, người đàn ông ngứa chân nhiều rồi xuất hiện triệu chứng nêu trên.
Qua thăm khám, bệnh nhân được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh nhiễm ấu trùng di chuyển, phải uống thuốc diệt ký sinh trùng cùng thuốc giảm ngứa trong 2 tuần.
Mẫu bệnh phẩm của một người bệnh ghi nhận ký sinh trùng dưới kính hiển vi (Ảnh: BV).
Ẩn họa vì sở thích ôm, hôn chó mèo
Tiến sĩ, bác sĩ Đặng Thị Ngọc Bích, Trưởng chuyên khoa Da liễu - Thẩm mỹ da, một đơn vị y tế ở TPHCM cho biết, mỗi tháng, nơi bà làm việc ghi nhận khoảng 200 trường hợp nhiễm ký sinh trùng các loại ở cả trẻ em và người lớn đến khám và điều trị.
Theo bác sĩ Bích, có một số loại ký sinh trùng gây bệnh chính ở người, gồm vi nấm, sinh vật đơn bào, giun sán và ngoại ký sinh (bọ chó, chấy, rận, ghẻ, mạt…). Ai cũng có thể nhiễm ký sinh trùng và nhiễm nhiều loại, nhiều lần, dễ tái nhiễm nếu sống trong vùng dịch tễ có bệnh lưu hành.
Những yếu tố khác khiến nhiều người nhiễm bệnh về ký sinh trùng là sống trong môi trường thiếu vệ sinh, dùng chung đồ vệ sinh cá nhân. Một số ngành nghề thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với đất, nước như làm nông, nuôi trồng thủy hải sản, công nhân vệ sinh môi trường… có tỷ lệ nhiễm giun sán cao hơn.
Các loại ký sinh trùng đơn bào và giun sán thường có trên rau củ quả, động vật như bò, heo, cá, cua, lươn, ếch, chim, rắn. Người có thói quen ăn rau sống, thịt sống, thịt tái, tiết canh, nem chua, thịt muối… có khả năng nhiễm bệnh cao.
Ấu trùng giun móc di chuyển trên lưng một người bệnh (Ảnh: BV).
Đáng chú ý, sở thích nuôi, ôm hôn, ngủ cùng chó, mèo nhưng không tẩy giun định kỳ cho vật nuôi, thả rông vật nuôi cũng khiến nhiều người nhiễm ký sinh trùng.
"Sau khi ký sinh trong cơ thể vật nuôi, giun sán đẻ trứng rồi phóng thích ra môi trường thông qua phân. Hậu môn của chó, mèo chứa nhiều trứng giun. Khi chúng liếm hậu môn sau đó liếm lên thân thể, vật dụng sinh hoạt đã phát tán trứng khắp mọi nơi.
Trứng giun bay trong không khí, bám vào thức ăn và xâm nhập vào cơ thể người", bác sĩ phân tích.
Tùy theo loại ký sinh trùng và vị trí ký sinh trong cơ thể người mà có những tác hại khác nhau, như gây viêm da, nổi mề đay, nhiễm trùng... Khi chui vào gan, mắt, não, tủy sống, ký sinh trùng gây ra các triệu chứng liên quan như giảm thị lực, mù, đau dây thần kinh, liệt, hôn mê và có thể dẫn đến tử vong.
Các bác sĩ khuyến cáo, người dân nên ăn chín, uống sôi; rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch trước và sau ăn hay tiếp xúc với đất, cát, nguồn nước bẩn, động vật; sau khi đi vệ sinh…
Mỗi người cũng nên chủ động tẩy giun định kỳ mỗi năm ít nhất hai lần, thu gom rác thải đúng nơi quy định, thường xuyên vệ sinh chuồng trại cho chó mèo và tẩy giun định kỳ.
Ngoài ra, ký sinh trùng chỉ là một trong nhiều nguyên nhân gây nổi mề đay, ngứa da. Do đó, người bệnh nên đi khám để xét nghiệm, tìm nguyên nhân chính xác và có phương án điều trị phù hợp.
" alt=""/>Hàng loạt ca nhiễm ký sinh trùng vào viện: Ẩn họa vì thích ôm, hôn chó mèoTrong những ngày nắng nóng, chúng ta nên tập vào sáng sớm hoặc buổi chiều tối (Ảnh minh họa: Getty Image).
"Tập luyện thể dục thể thao dưới môi trường nắng thì cơ thể hấp thụ các tia UV gây tăng tích nhiệt trong cơ thể và càng làm cho sự tích nhiệt của cơ thể càng tăng lên. Nếu tập luyện trong môi trường nóng, độ ẩm cao thì sẽ dẫn đến hạn chế ra mồ hôi, kéo theo đó là hạn chế thải nhiệt, hậu quả là tăng tích nhiệt trong cơ thể và làm nhiệt độ cơ thể tăng lên", PGS Kha phân tích.
Theo PGS Kha, triệu chứng thường gặp khi tập ở môi trường nắng nóng là say nắng, ở môi trường nóng là say nóng. Người bệnh có thể bị choáng, ngất, chóng mặt, hạ huyết áp, mất ý thức tạm thời. Nặng hơn thì có thể gây rối loạn thân nhiệt, nhiệt độ cơ thể tăng cao, rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn nhịp tim, thậm chí có thể dẫn đến co giật.
Vì thế, chuyên gia lưu ý khi tập luyện thể dục thể thao trong điều kiện nắng nóng, đặc biệt mùa hè thì phải lưu ý những điều sau:
Thứ nhất về thời điểm tập luyện, chúng ta nên tập vào sáng sớm hoặc buổi chiều tối để giảm bức xạ nhiệt của môi trường tích vào trong cơ thể giúp hạn chế tăng thân nhiệt, hạn chế tia tử ngoại tác động cơ thể.
Thứ 2, tập luyện nơi thoáng khí, độ ẩm thấp, thông gió dễ bay hơi nước, giúp ra mồ hôi nhanh.
Thứ 3, phải lựa chọn dụng cụ, quần áo phải phù hợp, nếu ngoài trời phải có mũ, quần áo thoáng, rộng, dễ thoát mồ hôi, sáng màu.
Thứ 4, cần bôi kem chống nắng ở những vùng cơ thể không được che kỹ để tránh tia UV, tránh ánh sáng mặt trời tác động vào ảnh hưởng đến da.
Thứ 5, chuẩn bị khăn lau mồ hôi đủ để thấm mồ hôi.
Thứ 6, chuẩn bị nước uống kèm theo điện giải đầy đủ để bổ sung lượng nước mất qua mồ hôi, chuẩn bị ít năng lượng dưới dạng dung dịch để bù năng lượng mất đi trong quá trình hoạt động thể lực. Có thể dùng oresol chai sẵn, sữa hộp, nước muối pha đường tỷ lệ thích hợp.
Thứ 7, đảm bảo điều chỉnh lượng vận động phù hợp với thời gian vận động, tránh hoạt động kéo dài, quá sức dưới trời nắng dẫn đến sinh nhiệt nhiều, tiêu hao năng lượng nhiều. Bên cạnh tích nhiệt cơ thể gây sốc nhiệt, cơ thể mất nước, mất điện giải ảnh hưởng hoạt động thần kinh, cơ bắp, tim mạch, thì cơ thể còn mất cả năng lượng, từ đó dễ dẫn đến các trạng thái hạ đường huyết, ngất xỉu.
Trước, trong và sau khi tập luyện, thi đấu kéo dài dưới trời nắng nóng thì cần lưu ý bù nước thường xuyên, liên tục cứ 20-30 phút bù một lần, một lần không quá 200ml. Nước phải có điện giải đầy đủ như oresol, bồi phụ năng lượng đã mất trong quá trình tiêu hao năng lượng do tập luyện.
" alt=""/>Bác sĩ mách cách tập thể dục an toàn vào mùa nắng nóng