Nguyên liệu làm trứng cút om tương
![]() |
- Trứng cút: 15 quả
- Gừng, ớt khô, hành khô
- Đường phèn: 4-5 viên
- Vừng trắng: 100g
- Gia vị: Dầu ăn, nước tương, muối, mì chính
Cách làm trứng cút om tương
- Bước 1 (sơ chế nguyên liệu): Hành khô bóc bỏ vỏ, đập dập, băm nhỏ. Gừng cạo bỏ vỏ, rửa sạch thái lát nhỏ. Hành khô bóc bỏ vỏ, băm nhỏ. Ớt khô rửa sạch, để ráo.
- Bước 2: Cho trứng cút vào nồi nước, đặt lên bếp luộc chín rồi vớt ra bát nước lạnh ngâm khoảng 1-2 phút rồi bóc bỏ vỏ, cho trứng vào bát để riêng.
- Bước 3: Bắc chảo lên bếp đun nóng, rồi cho vừng trắng vào rang chín thơm rồi cho ra bát.
![]() |
- Bước 4: Bắc chảo lên bếp cho đường phèn vào đun nhỏ lửa cho đường phèn tan đều, rồi cho gừng thái lát, hành khô băm nhỏ, ớt khô cùng trứng cút luộc chín vào đảo thật đều. Sau đó, bạn cho thêm nước lọc cùng 1 thìa canh nước tương đảo đều sao cho nước om ngập khoảng 1/3 quả trứng là được. Đun đến khi nồi trứng cút om tương sôi thì cho nhỏ lửa rồi cho thêm muối vừa vị ăn và tiếp tục đun cho tới khi nước trong chảo sánh lại và sền sệt, trứng cút ngấm đều gia vị.
Tiếp theo, các bạn cho vừng rang chín thơm cùng chút mì chính vào đảo thật đều, đun thêm 3-5 phút cho ngấm đều gia vị thì tắt bếp.
- Bước 5: Múc trứng cút ra bát trang trí thêm vài cọng mùi cho đẹp mắt. Thưởng thức món trứng cút cùng với cơm nóng.
![]() |
Chúc các bạn thành công với cách làm trứng cút om tương này nhé!
Miếng thịt kho thơm lừng, chín mềm, béo ngậy quyện lẫn sự dai, bùi của trứng sẽ kích thích vị giác của mọi thành viên trong gia đình bạn.
" alt=""/>Món ngon: Cách làm trứng cút om tương ngon đậm đà cho cuối tuần![]() |
Nhà văn Nguyễn Trương Quý. |
Nguyễn Trương Quý từ lâu vẫn trung thành với tản văn, thể loại cho anh không gian để tung tẩy ngòi bút, tạt ngang tạt dọc. Nhưng ở những cuốn gần đây, với kiến thức tích lũy nhiều năm, tản văn của Trương Quý trở nên giàu tính khảo cứu hơn, và vì thế có một vẻ hấp dẫn mới.
Cuốn sách Hà Nội bảo thế là thườngnhư những câu chuyện bên chén trà ngoài quán nhỏ hay mâm cơm trong gia đình, ghi chép nhiều nét cạnh của Hà Nội, những suy tư xoay quanh vài món ăn, chuyện xe kéo, chuyện nhảy đầm, cũng có khi là chuyện bộ com lê thời thuộc địa khiến ai nấy mặc vào ăn ảnh, có khi là chuyện một bài ca cứ nhắc ta nhớ mãi một chiếc thắt lưng xanh, cách phục sức hay tâm tình của con người đô thị Hà Nội… Đó chính là những mảnh ghép của Hà Nội, là bản sắc, căn tính, những đặc trưng, nho nhỏ thôi nhưng để Hà Nội không lẫn với bất kỳ nơi nào khác.
Nguyễn Trương Quý hay bắt đầu với những quan sát nhỏ mà ít người để ý, tưởng như chẳng cần cho ai. Anh miêu tả, nhẩn nha, để rồi nối được một sợi dây giữa xưa và nay, cũ và mới, cho thấy những biến động của lịch sử đô thị tác động lên con người.
Nết ăn ở, cách phục sức, lối đi lại, cách thưởng lãm thú vui ở đời, dường như những thứ đời thường ấy có thể gợi ra vài câu hỏi về nét tính cách cư dân cộng đồng Hà Nội. Đã có những gì "di truyền" qua chừng trăm năm trở lại đây? Đã có những gì biến cải cho phù hợp với nhịp sống hôm nay? Câu trả lời chẳng bao giờ là tuyệt đối, bởi tưởng như vừa có đáp án đã lại thấy có vô vàn nghiệm số khác.
Một đôi chuyện về thói ăn mặc hay nết người Hà Nội có thể khiến người đọc kêu lên: Cầu kỳ thế! Sự cầu kỳ đến mức tưởng như khó nhọc của một số người sống ở Hà Nội có khi nói lên một điều: họ đang tận hưởng cảm giác muốn làm một chúa trời của thế giới họ đang sống, dẫu có khi chỉ quanh quẩn vài con phố. Nhưng có hề gì, khi việc nhấm nháp cái đã qua, chứng kiến cái sắp qua và đón đợi cái sắp đến còn đầy ắp niềm hưng phấn, thì ta bảo, cảm giác ấy ở Hà Nội thế là thường!
Hà Nội bảo thế là thườngcùng với nhiều cuốn sách khác của Nguyễn Trương Quý góp phần làm nên một định nghĩa về Hà Nội, cố định những giá trị, để Hà Nội dù trở nên hiện đại vẫn là một đô thị có hồn cốt riêng. Vì tình yêu Hà Nội, năm 2019, tác giả Nguyễn Trương Quý cũng nhận được giải thưởng Bùi Xuân Phái.
Tình Lê
Đây có thể xem đây là bộ sách tập hợp đầy đủ nhất, có tính bách khoa hàn lâm về tín ngưỡng Then của các dân tộc Tày, Nùng, Thái sống trên lãnh thổ Việt Nam.
" alt=""/>Hà Nội bảo thế là thường“Hiện, vợ chồng tôi để dành được khoảng 500 triệu, muốn trích một phần để mua chiếc ô tô cũ cho tiện đi thăm họ hàng, có thời gian thì đưa các cháu đi chơi đâu đó hoặc đơn giản là ra đồng cho đỡ mưa nắng”, anh Định nói.
Anh đã đi học và có bằng lái xe được 2 năm, thỉnh thoảng cũng mượn xe của anh em, người quen đi lại cho thuần thục. Anh Định chia sẻ: "Có 4 bánh là mơ ước từ lâu của gia đình tôi".
Tuy nhiên, anh Định băn khoăn không biết có nên mua ô tô hay không vì nhu cầu sử dụng ít, lại chưa có hiểu biết về xe, các dịch vụ chăm sóc, sửa chữa ô tô tại địa phương chưa phát triển. Đặc biệt, nếu mua xe chắc chắn sẽ gặp phải những ánh mắt đố kỵ, lời ra tiếng vào của nhiều người cùng làng.
“Ở quê tôi ai đi ô tô thì thường là cán bộ đi công tác hoặc nhà có người ở nước ngoài gửi tiền về. Nhiều gia đình có tiền cũng không mua vì ít dùng đến lãng phí, cộng với sợ bị người làng nói là nông dân "chân đất" bày đặt mua ô tô”, anh Định chia sẻ.
![]() |
Ô tô ngày càng xuất hiện nhiều ở đường quê. Ảnh: Sang Sang |
Thực tế hiện nay, nhiều người sinh sống ở nông thôn, ít có nhu cầu đi lại nhưng vẫn sẵn sàng tậu “xế hộp”. Hình ảnh những chiếc ô tô chạy bon bon trên đường làng không phải hiếm gặp.
Nếu như ở thành phố lớn, mức duy trì cho một chiếc ô tô trung bình từ 5-7 triệu/tháng, bao gồm các khoản như: Đăng kiểm, phí sử dụng đường bộ hàng năm; chi phí bảo dưỡng, sửa chữa; xăng xe; tiền gửi xe (ở nhà, cơ quan, gửi vé lượt),…thì ở nông thôn, nơi có đường sá và đất đai rộng rãi, chi phí để “nuôi” xe thấp hơn rất nhiều.
Nhiều ý kiến cho rằng, nông thôn ngày nay cũng rất đổi mới, gia đình nào có điều kiện thì việc mua một chiếc xe phù hợp để phục vụ gia đình, “tránh mưa tránh nắng” là hết sức bình thường.
Tuy vậy, một số độc giả lại cho rằng, ô tô là “tiêu sản”, nếu mua xe mà ít sử dụng sẽ rất lãng phí, bán lại cũng khó khăn và mất giá. Nếu nhu cầu sử dụng ít, tài chính lại không quá dư dả thì đừng bất chấp “tậu” xe vì sĩ diện hão.
Hoàng Hiệp
Bạn có lời khuyên nào đối với trường hợp trên? Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận. Mọi tin, bài, video cộng tác xin gửi về Ban Ô tô – xe máy theo địa chỉ email: [email protected]. Những thông tin phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Chỉ cần sơn xe hơi sứt sẹo một chút là tôi đưa đi “spa” tút tát lại ngay. Tôi coi chiếc xe như một người bạn thân thiết, chăm sóc kỹ hơn cả vợ.
" alt=""/>Ở nông thôn, chỉ làm nông nghiệp có nên sắm “xế hộp”?