Theo bác sĩ Hiển, rối loạn lưỡng cực chiếm khoảng 1% dân số. Căn bệnh vẫn còn là bí ẩn đối với các bác sĩ và nhà nghiên cứu. Bởi họ vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân khiến một số người rơi vào tình trạng này.
Bệnh rối loạn lưỡng cực khác với tâm thần phân liệt. Người bị rối loạn lưỡng cực có hai giai đoạn hưng - trầm. Ở trạng thái hưng phấn họ ngủ ít, ăn ít, nói nhiều, tiêu tiền nhiều, tự cho mình có nhiều tài năng.
Ở trạng thái trầm, người bệnh có biểu hiện ăn nhiều, ngủ nhiều không nói năng, không làm việc. Một số người bệnh rơi vào tình trạng hôm nay làm việc rất tốt, năng suất cao và liên tục không biết mệt mỏi. Tuy nhiên, sau đó, họ lại khó tập trung, hay lơ đãng, giảm hiệu suất học tập và làm việc, khả năng ghi nhớ kém, khó đưa ra quyết định.
Dù nguyên nhân dẫn đến chứng rối loạn lưỡng cực chưa được xác định, theo bác sĩ Hiển, các nhà khoa học đã tìm được mối quan hệ với nhiều yếu tố trong não bộ, bên ngoài môi trường và yếu tố phả hệ. Thống kê cho thấy những người trong gia đình có bệnh nhân bị rối loạn lưỡng cực thì tỷ lệ mắc bệnh cũng cao hơn.
Ngoài ra, những người có sẵn yếu tố nguy cơ nếu gặp cú sốc như thất tình, mất người thân, thua lỗ trong làm ăn… dễ dẫn tới biểu hiện rối loạn lưỡng cực.
Việc điều trị tình trạng này không khó nhưng dễ nhầm lẫn với các bệnh tâm lý khác. Bởi người bị rối loạn lưỡng cực vẫn có tư duy, làm việc nhưng dễ bị chẩn đoán nhầm sang tâm thần phân liệt vì có hành vi hoang tưởng, rối loạn hành vi.
Bác sĩ Hiển khuyến cáo người bệnh cần đến những cơ sở y tế có chuyên khoa trầm cảm để được thăm khám, chẩn đoán chính xác. Người bệnh sẽ được kiểm tra triệu chứng bệnh thông qua trò chuyện, các bài trắc nghiệm. Sau đó, đối với từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị riêng biệt.
Phương Thuý
Katie, người làm trong lĩnh vực thẩm mỹ, tâm sự khối u màng não có thể thay đổi cuộc sống và thậm chí nguy hại tới tính mạng của cô nếu không được phát hiện. Ghi nhận bất thường trong cuộc kiểm tra mắt định kỳ, bác sĩ nhãn khoa đề nghị Katie đi chụp cộng hưởng từ.
Katie tâm sự: “Tôi cảm thấy đợt kiểm tra đã cứu mạng và thị lực của mình. Nếu để lâu hơn, tôi có thể bị mất thị lực hoàn toàn do khối u đè lên dây thần kinh thị giác”.
Theo Express, kết quả chụp chiếu của Katie cho thấy một khối u lớn trong não của cô vào tháng 2/2021. Kể từ đó, cô đã trải qua hai cuộc phẫu thuật và quá trình bảo tồn khả năng sinh sản trước khi bắt đầu xạ trị vào tháng 12/2022.
Cô nói: “Loại khối u mà tôi mắc phải phát triển chậm. Điều đó đồng nghĩa, tôi có thể đã mắc bệnh này trong nhiều năm. Nếu không được phát hiện, khối u có thể gây ra những vấn đề khác, thậm chí ảnh hưởng tới cơ hội sống của tôi”.
Hiện nay, Katie thường xuyên chụp cắt lớp để theo dõi sức khỏe. Cô kể: “Tôi bị rụng tóc khi xạ trị nhắm vào khối u, mũi và cổ họng của tôi vẫn đang hồi phục sau cuộc phẫu thuật thứ hai”.
Dù vậy, cô vẫn cảm thấy may mắn khi còn có thể chia sẻ câu chuyện của mình để giúp mọi người nâng cao nhận thức. “Tôi nhận ra ngay cả khi bạn cảm thấy mình không đủ mạnh mẽ để đối phó với những thứ như thế này, khi rơi vào cảnh đó, bạn sẽ tìm thấy sức mạnh nội tại của mình”, Katie tâm sự.
Hiện cô lên kế hoạch tham gia Thử thách từ thiện 10.000 bước mỗi ngày vào tháng 2.
Mel Tiley, Giám đốc Phát triển cộng đồng tại Hội nghiên cứu U não, chia sẻ: “Chúng tôi rất biết ơn Katie vì đã chia sẻ câu chuyện của cô ấy với chúng tôi cũng như quyên được một khoản tiền lớn cho quỹ. Chúng tôi chúc cô ấy khỏe mạnh”.
“Điều tuyệt vời nhất là bạn có thể thực hiện thử thách mọi lúc mọi nơi. Đi đến công viên gần nhà và tận hưởng không khí trong lành. Đi một tuyến đường mới xung quanh nơi ở. Tập trên máy chạy bộ tại phòng gym. Đi dạo trong giờ nghỉ trưa tại nơi làm việc. Đi quanh nhà hoặc khu vườn. Đó là thử thách của bạn, theo cách của bạn", vị giám đốc nói.
9 tháng đầu năm, Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm TP.HCM đã ban hành 137 văn bản triển khai thực hiện các hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm. Trong đó, chỉ đạo thực hiện các hoạt động trọng tâm trong tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp.
Công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm và xử lý vi phạm được tăng cường với 15.270 cơ sở được thanh tra, kiểm tra. Trong đó, phát hiện 734 cơ sở vi phạm, xử phạt 396 cơ sở với tổng số tiền hơn 10 tỷ đồng, buộc tiêu hủy 80 tấn sản phẩm.
Ngoài ra, Ban quản lý phối hợp với đoàn kiểm tra của địa phương tham gia đoàn kiểm tra liên ngành phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn, tiến hành kiểm tra 7.213 lượt xe.
Cục Quản lý thị trường tham gia Đoàn Liên ngành phòng chống dịch bệnh gia cầm, gia súc đi kiểm tra 33.100 vụ, phát hiện 40 vụ vi phạm về kiểm dịch và các quy định về thú y trong quá trình vận chuyển.
Tại chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn, Bình Điền, cơ quan chức năng đã xử phạt 26 trường hợp với số tiền phạt gần 170 triệu đồng.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm TP.HCM, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên địa bàn, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm vẫn thường xuyên được chú trọng, tăng cường với nhiều hình thức phong phú, đa dạng cũng như đưa ra các thông tin cảnh báo kịp thời đối với các mối nguy gây mất an toàn thực phẩm.
![]() |
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức đột xuất kiểm tra đột xuất tại chợ Bình Điền – chợ đầu mối lớn nhất trên địa bàn. Ảnh: Hồ Văn |
Đẩy mạnh giám sát thực phẩm vào cuối năm
Trong 3 tháng cuối năm, thành phố sẽ xây dựng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đối với công tác tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính liên quan lĩnh vực cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và công tác tiếp nhận hồ sơ đăng ký cấp Giấy tiếp nhận bản đăng ký công bố.
Tăng cường công tác thông tin, giáo dục và truyền thông, huy động tối đa các kênh tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm cũng như các kiến thức trong lựa chọn, bảo quản, chế biến và tiêu dùng thực phẩm đến người dân.
Đặc biệt là tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định về cách sử dụng thực phẩm an toàn, các biện pháp phòng chống lây lan dịch bệnh.
Thành phố sẽ đẩy mạnh việc giám sát nguy cơ ô nhiễm thực phẩm và giám sát an toàn thực phẩm lưu thông trên thị trường. Qua đó, có đánh giá nguy cơ về đảm bảo an toàn thực phẩm và tăng cường năng lực của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm; ngăn ngừa có hiệu quả tình trạng ngộ độc thực phẩm cấp tính.
Theo kế hoạch, TP.HCM sẽ tiếp tục thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch đã đề ra, giám sát việc chấp hành các quy định về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở không đảm bảo an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm theo pháp luật.
Để đánh giá chất lượng sản phẩm, hàng hoá lưu thông trên thị trường, hoạt động lấy mẫu kiểm nghiệm sẽ được triển khai thường xuyên, từ đó có hướng xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm cũng như có cảnh báo an toàn thực phẩm kịp thời đối với người tiêu dùng.
Cùng với đó, công tác phát triển chuỗi thực phẩm an toàn được chú trọng bằng việc tham mưu cho UBND TP.HCM tiếp tục triển khai các đề án liên quan; tổ chức thẩm định và cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm chuỗi; thu hồi các giấy chứng nhận đủ điều kiện tham gia đề án “Chuỗi thực phẩm an toàn” hết hiệu lực…
Trong chiến lược dài hạn, Ban Chỉ đạo liên ngành về An toàn thực phẩm TP.HCM xây dựng các đề án, đảm bảo an toàn thực phẩm, phát triển vùng nguyên liệu sản xuất thực phẩm an toàn, ký kết với Sở Nông nghiệp tại 15 tỉnh miền Tây và Đông Nam Bộ trong giai đoạn 2021-2025.
Minh Tú
" alt=""/>9 tháng, TP.HCM xử phạt gần 400 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm