- Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội cho phép thí sinh nhập điểm số và chọn ngànhxét tuyển để ngay lập tức có được dữ liệu về thứ hạng,ĐiểmchuẩndựkiếnvàoĐHCôngnghiệpHàNộtin24h điểm chuẩn hiện thời.
- Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội cho phép thí sinh nhập điểm số và chọn ngànhxét tuyển để ngay lập tức có được dữ liệu về thứ hạng,ĐiểmchuẩndựkiếnvàoĐHCôngnghiệpHàNộtin24h điểm chuẩn hiện thời.
![]() |
Trong cuộc thử nghiệm của Facebook, bình luận có chứa từ "fake" (giả mạo) sẽ xuất hiện trên cùng phần bình luận phía dưới mẩu tin. Ảnh: BBC |
Theo Facebook, cuộc thử nghiệm nhằm ưu tiên "các bình luận thể hiện sự không tin tưởng". Điều đó đồng nghĩa, trên danh sách cập nhật tin từ các hãng thông tấn và cơ quan báo chí như BBC, Economist, New York Times hay Guardian đều bắt đầu bằng một bình luận đề cập đến từ "giả mạo".
Trong thử nghiệm, các bình luận xuất hiện trên nhiều mẩu tin khác nhau, từ những tin có thể là giả mạo cho tới các tin rõ ràng là chính thống. Các ý kiến vốn xuất hiện trên cùng phần bình luận đến từ nhiều người khác nhau, nhưng đều có một điểm chung là chứa từ "giả mạo".
Chỉ có một số người dùng Facebook nhìn thấy thử nghiệm như trên. Hiện cuộc thử nghiệm đã kết thúc nhưng nhiều người tiếp cận nó tỏ ra phẫn nộ.
"Rõ ràng Facebook đang đối mặt vô số áp lực phải giải quyết vấn nạn tin giả mạo, nhưng nghi vấn tính chân thực của mọi mẩu tin đơn lẻ là lố bịch. Trái ngược hoàn toàn với việc chống lại những thông tin sai lạc trên mạng, công ty đang làm phức tạp thêm vấn đề bằng cách xóa nhòa ranh giới giữa những gì có thật và những gì không thật. Bảng tin Facebook của tôi đã trở thành nơi diễn ra thử nghiệm ba phải kinh khủng kiểu Orwellian", Jen Roberts, một chuyên gia tư vấn PR tự do nhận xét.
Nhiều người dùng Facebook khác cũng chia sẻ sự không hài lòng trên Twitter.
Tuy nhiên, trong một thông cáo gửi báo chí, Facebook nhấn mạnh: "Chúng tôi luôn phát triển các cách thức ngăn chặn sự phát tán tin tức sai sự thật trên nền tảng của mình và đôi khi triển khai các thử nghiệm nhằm tìm ra những cách thức mới để làm điều đó. Đây là một cuộc thử nghiệm nhỏ và đã kết thúc. Chúng tôi muốn xem liệu việc ưu tiên các bình luận bày tỏ sự không tin tưởng có hữu ích hay không. Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm kiếm các cách thức mới nhằm giúp cộng đồng có nhiều thông tin hơn để quyết định cái họ đọc và chia sẻ".
Facebook đang cố gắng giải quyết vấn nạn tin giả sau khi bị cáo buộc là một trong những nền tảng chính phát tán các thông tin sai sự thật hoặc bịa đặt trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016. Hồi tháng 8, mạng xã hội này đã cam kết tăng cường các nỗ lực chống tin giả bằng cách gửi nhiều bản tin bị nghi ngờ hơn cho các chuyên gia kiểm tra sự thật. Facebook gần đây cũng ra mắt một tính năng mới, đăng tải các đường link tin tức thay thế phía dưới các bản tin bị nghi ngờ.
Tuấn Anh (Theo BBC)
Facebook vừa bổ sung thêm nút chức năng “i” dùng để kiểm tra tính xác thực của thông tin đăng trên mạng xã hội này.
" alt=""/>Người dùng phẫn nộ vì thử nghiệm tin giả của Facebook“Thiết kế điện tử PTIT” là cuộc thi được khoa Kỹ thuật Điện tử của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông tổ chức thường niên từ năm 2011 nhằm mục đích tạo thêm sân chơi, cơ hội để các sinh viên khoa Kỹ thuật Điện tử 1 nói riêng và sinh viên các ngành kỹ thuật của Học viện thể hiện niềm đam mê sáng tạo của mình đối với nghiên cứu và phát triển công nghệ mới; đồng thời khuyến khích, động viên phong trào sáng tạo trong học tập, nghiên cứu khoa học của sinh viên.
Theo thông tin từ Ban tổ chức, với cuộc thi “Thiết kế điện tử PTIT năm 2017”, trải qua vòng sơ khảo, trên cơ sở xem xét các tiêu chí như ý tưởng, tính thực tiễn, tính học thuật, khả năng xây dựng phần mềm, thiết kế phần cứng và mức độ hoàn thiện sản phẩm, Ban tổ chức và Ban giám khảo cuộc thi đã chọn 7 sản phẩm xuất sắc của các đội thi vào tranh tài trong đêm chung kết được tổ chức mới đây.
Trong đêm thi chung kết được tổ chức tại cơ sở đào tạo Hà Nội của PTIT, sau nhiều giờ thuyết trình của 7 đội thi về các sản phẩm, Ban giám khảo đã quyết định trao 1 giải Nhất cho đội IoT Team gồm 3 thành viên Phan Văn Hiện, sinh viên lớp 15ĐT1, Nguyễn Văn Chất, sinh viên D14ĐT1 và Nguyễn Huy Thông, lớp D14ĐT1, nhóm tác giả của sản phẩm “Hệ thống điều khiển nhà thông minh dựa trên OpenSource IoT Platform OpenHab”.
Sản phẩm giành giải Nhất cuộc thi “Thiết kế điện tử PTIT 2017” được xuất phát từ ý tưởng điều khiển các thiết bị điện trong gia đình một cách đơn giản và thuật tiện nhất. Nhóm sinh viên đã sử dụng những thiết bị "trong tầm tay" để điều khiển toàn bộ ngôi nhà theo thời gian thực trên giao diện web, mobile.
![]() |
Hai sản phẩm “Nghiên cứu, thiết kế bộ công cụ xử lý âm thanh”, “Máy vẽ chữ 4Xidraw” đã mang về giải Nhì cuộc thi cho các đội Octave Team gồm các thành viên Phan Hoàng Anh - lớp D14DT2, Vũ Bá Dương - lớp D13DTMT; và Lab Team gồm các thành viên Nguyễn Ngoc Hưng - lớp D16DT3, Nguyễn Thị Kim Phượng - lớp D15DT3, Phạm Thị Oanh - lớp D14VT6.
" alt=""/>Hệ thống điều khiển nhà thông minh giành giải Nhất thi “Thiết kế điện tử PTIT 2017”