Toyota Vios 2021 ở Việt Nam có 3 phiên bản E, G và GR-S (bản mới), đi kèm các trang bị được nâng cấp phần lớn ở bên ngoài, và tiếp tục là mẫu sedan cỡ B đắt nhất phân khúc khi giá bán các phiên bản đã tăng thêm từ 5 đến 11 triệu đồng so với trước. Cụ thể, Vios E bản số sàn giá 478 và 495 triệu đồng (tăng 5-8 triệu đồng); Vios E bản số tự động giá 531 và 550 triệu đồng (tăng 10 và 11 triệu đồng); bản Vios G giá tăng 11 triệu lên 581 triệu đồng. Cuối cùng phiên bản mới GR-S giá 630 triệu đồng.
Hiện tại các đối thủ của Toyota Vios là Honda City, Hyundai Accent, Suzuki Ciaz, Mitsubishi Attrage, Kia Soluto đều đang bán các phiên bản đã nâng cấp, nhưng giá đều thấp hơn Toyota Vios từ 2 cho đến gần 100 triệu đồng.
![]() |
Toyota Vios 2021 lần đầu có phiên bản GR-S tạo khác biệt về ngoại hình nhưng động cơ, hộp số không khác các phiên bản số tự động còn lại. |
Trước khi Toyota Vios bản 2021 ra mắt, giới quan sát tin rằng hãng xe Nhật sẽ sớm ra mắt phiên bản mới này vào đầu năm 2021, bởi trong những tháng cuối năm 2020 và đến nay, Toyota Vios đang dần bị Hyundai Accent và Honda City vượt mặt về doanh số. Điển hình trong tháng 1 vừa qua, Toyota Vios chỉ đứng số 3 trong nhóm sedan cỡ B khi bán được 1.345 xe, trong khi bị bỏ xa từ ngôi vị đầu là Hyundai Accent (bán 1.799 xe) và số 2 là Honda City (bán 1.579 xe).
Tuy nhiên, sau khi chính thức công bố, gần như Toyota Vios 2021 gây thất vọng khi chỉ là “bình mới rượu cũ”. Không chỉ thua về trang bị tiện nghi so với các đối thủ trong nước mà ngay cả về trang bị an toàn còn kém so chính với Toyota Vios ở “nước bạn” Thái Lan.
Cụ thể, với phiên bản mới lần đầu xuất hiện là Vios GR-S giá 630 triệu đồng chỉ tạo được sự khác biệt mang yếu tố phong cách thể thao chứ không hẳn là một bản hiệu suất cao khi động cơ, hộp số vẫn giữ như cũ là loại 1.5 lít (mã 2NR-FE), hộp số CVT giả lập 10 cấp, không thay đổi công suất hay sức kéo. Bộ body-kit trông thể thao hơn với mặt ca-lăng gân guốc, gương hậu, la-zăng tạo hình riêng, sơn đen. Bên trong là ghế bọc da kèm các đường chỉ tương phản đỏ, vô-lăng đi kèm lẫy chuyển số.
![]() |
Nội thất Toyota Vios 2021 không có sự lột xác như mong đợi |
Trang bị trên khác biệt so với chiếc Toyota Vios Sport Premium là bản cao nhất bán ở Thái Lan có giá 674.000 baht (496 triệu đồng). Phiên bản này không chỉ trang bị động cơ 1.2 lít (mã 3NR-FXE) trang bị van biến thiên kép điều khiển điện tử giúp tiết kiệm nhiên liệu theo tiêu chuẩn Ecocar II của Thái Lan mà còn sở hữu gói trang bị an toàn Toyota Safety Sense (TSS) với 2 công nghệ cảnh báo trước va chạm (PCS) và cảnh báo chệch làn đường (LDA).
So với hai đối thủ điển hình ở Việt Nam là Honda City và Hyundai Accent, Toyota Vios mới ít thua kém về trang bị an toàn khi vẫn có cruise control, khởi hành ngang dốc, cân bằng điện tử, 6-7 túi khí...nhưng lại thua thiệt về trang bị tiện nghi. Toyota Vios mới bản cao nhất dùng màn hình giải trí 7 inch trong khi đối thủ dùng màn 8 inch. Hàng ghế sau Toyota Vios 2021 đến nay vẫn chưa có cửa gió điều hòa, trong khi những đối thủ như Accent, Soluto hay thậm chí là City đều đã nâng cấp và có sẵn tính năng này ở hàng ghế sau.
![]() |
Toyota Vios hiện đang bị các đối thủ như Honda City và Hyundai Accent đe dọa vị trí thống trị phân khúc xe cỡ B. |
Như vậy, có thể thấy sự ra mắt của Toyota Vios 2021 về mặt thị trường là điểm sáng cho thấy các hãng xe đã sớm trở lại cuộc đua ra mắt xe mới ngay từ đầu năm, khác hẳn năm ngoái, nhưng yếu tố cạnh tranh của “gà đẻ trứng vàng” nhà Toyota gần như chưa thể hiện độ sắc bén so với các đối thủ về mặt trang bị, chưa kể giá bán còn ở “chiếu trên” càng khó cho sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt ở phân khúc xe cỡ B.
Đình Quý
Bạn có suy nghĩ gì về giá bán và trang bị mới trên Toyota Vios 2021? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Việc giảm sút hơn 50% doanh số so với tháng 12/2020 khiến Toyota Vios "hụt hơi", bị hai đối thủ Hyundai Accent, Honda City "vượt mặt" trong bảng xếp hạng phân khúc sedan hạng B tháng 1/2021.
" alt=""/>Toyota Vios 2021 bán tại Việt Nam thua kém bản Thái LanĐây là lần thứ 28 trong năm nay Sở TT&TT Hà Nội có văn bản đề nghị nhà mạng tạm ngừng cung cấp dịch vụ của các số điện thoại thực hiện nhắn tin rác, cuộc gọi rác, quảng cáo rao vặt sai quy định.
Danh sách 33 số điện thoại bị Thanh tra Sở TT&TT Hà Nội đề nghị doanh nghiệp viễn thông tạm ngừng cung cấp dịch vụ lần này được tiếp nhận và tổng hợp từ các đơn vị trên địa bàn. Thanh tra Sở cho biết thêm, chủ thuê bao của các số điện thoại vi phạm đã được thông báo mời đến làm việc, xử lý vi phạm nhưng không chấp hành theo quy định.
Thanh tra Sở TT&TT Hà Nội cũng đề nghị, trường hợp chủ thuê bao điện thoại bị khóa có thắc mắc khiếu nại, các doanh nghiệp viễn thông hướng dẫn họ liên hệ với Phòng Văn hóa Thông tin quận Thanh Xuân hoặc Thanh tra Sở TT&TT Hà Nội để xử lý.
Theo thống kê của Sở TT&TT Hà Nội, từ đầu năm 2022 đến nay, Sở đã yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông tạm ngừng cung cấp dịch vụ của 882 số điện thoại thực hiện cuộc gọi rác, gửi tin nhắn rác và quảng cáo rao vặt sai quy định.
Thông tin thêm với VietNamNet, đại diện Sở TT&TT Hà Nội cho biết, ngày 9/12 vừa qua, Sở TT&TT đã ban hành “Quy trình xử lý đối với tổ chức, cá nhân dùng số điện thoại, số dịch vụ tin nhắn ngắn thực hiện cuộc gọi rác, nhắn tin rác và quảng cáo sai quy định”. Quy trình mới này sẽ thay thế cho 2 quy trình gồm “Quy trình xử lý đối với các số điện thoại liên hệ trong các biển quảng cáo, rao vặt sai quy định”, “Quy trình xử lý đối với các số điện thoại, số dịch vụ tin nhắn ngắn nhắn tin rác, thực hiện cuộc gọi rác” đã được Sở ban hành hồi tháng 1/2021.
“Quy trình xử lý đối với tổ chức, cá nhân dùng số điện thoại, số dịch vụ tin nhắn ngắn thực hiện cuộc gọi rác, nhắn tin rác và quảng cáo sai quy định” bao gồm 5 bước: Tiếp nhận thông tin phản ánh về tin nhắn rác, cuộc gọi rác và số điện thoại quảng cáo, rao vặt sai quy định; Xử lý vi phạm; Tổng hợp, ban hành văn bản đề nghị tạm ngừng cung cấp dịch vụ; Tạm ngừng cung cấp dịch vụ; Khôi phục hoạt động với các số sau khi chấp hành xử lý vi phạm.
" alt=""/>Hà Nội khóa 2 chiều với 33 thuê bao di động gọi điện, nhắn tin, quảng cáo rácĐến giờ, chú Kiệt không nhớ nổi đây là lần nhập viện thứ bao nhiêu của con trai trong hơn 1 năm qua, chỉ biết thời gian con nằm viện còn nhiều hơn ở nhà.
Trước đó, vào tháng 5 năm ngoái, anh Lê Tuấn Phương (SN 1995) gặp tai nạn khi đang chở xe ba gác thuê, bị gãy dập cẳng chân bên phải, tổn thương nghiêm trọng phần mềm. Anh đã trải qua hơn 10 ca phẫu thuật, nhiều lần đổ xi măng. Mới đây, các bác sĩ Bệnh viện Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp đã cắt lọc da thịt ở vùng hông trái để ghép vào vết thương hở ở chân cho anh.
“Vẫn chưa biết có hiệu quả đến đâu cô ơi. Chỉ mình cái chân mà phải điều trị hơn 1 năm rồi, tôi theo nó miết, không làm được gì nữa”, chú Kiệt lắc đầu nói nhỏ.
Đợt này, anh Phương đã nhập viện gần 1 tháng. Họ vốn nghĩ rằng chỉ vào làm phẫu thuật xong sẽ được về, không ngờ phải theo dõi dài ngày. Bởi vậy, số tiền hơn 20 triệu đồng mà vợ chồng chú hỏi vay khắp nơi đã hết sạch. Mấy ngày nay, chú thường xuyên gọi điện về quê hối vợ vay thêm để đóng tạm ứng viện phí cho con, nhưng mãi rồi ai cũng “ngán” họ.
Hơn 1 năm chạy chữa cho con trai, từ bệnh viện địa phương vào đến thành phố lớn, gia đình đã tiêu tốn khoảng 260 triệu đồng mà con vẫn chưa bình phục.
Gia đình chú Kiệt ở quê vốn chẳng dư dả. Không có phương tiện canh tác, chú đi làm mướn, phụ hồ để nuôi gia đình. Khoảng 17 năm trước, con trai đầu của chú phát bệnh co giật, về sau bị bại liệt. Nay đã 30 tuổi mà chỉ có thể bò lê lết trong nhà và không thể tự chăm sóc bản thân. Thương cha gồng gánh nuôi cả gia đình, anh Phương học đến lớp 7 thì bỏ dở, theo cha đi làm mướn để mẹ ở nhà chăm sóc cho anh trai.
Những năm qua, cuộc sống của gia đình tạm no đủ. Bất ngờ một trận tai ương, họ phải gánh khoản nợ khổng lồ. Người con trai lớn đã lâu rồi chưa được đi tái khám, cứ uống thuốc theo đơn mà bác sĩ kê đã lâu.
“Đến giờ chân của Phương vẫn còn phải gắn khung cố định xương, chẳng biết còn phải điều trị đến khi nào. Tôi chỉ mong sao con điều trị dứt điểm rồi về nhà nghỉ ngơi, để tôi đi làm kiếm tiền trang trải, trả nợ. Cứ nằm viện miết thế này, cả gia đình sẽ kiệt quệ hết cả”, người cha bày tỏ nỗi lo âu.
Biết được hoàn cảnh túng quẫn của gia đình chú Kiệt, phòng Công tác xã hội Bệnh viện Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp đã đứng ra kêu gọi chi phí điều trị cho anh Phương, nhưng chưa được là bao. Rất mong những tấm lòng thơm thảo có thể chung tay sẻ chia, giúp anh Phương có cơ hội điều trị lành lặn, để đỡ đần cha mẹ cuộc sống sau này.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp:Phòng công tác xã hội Bệnh viện Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp Hoặc chú Lê Tuấn Kiệt hoặc cô Lê Thị Cót; Địa chỉ: Thôn Phước Thiện 1, xã Phước Sơn, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận; Điện thoại: 0343845099. 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõủng hộ MS 2023.205 (Anh Lê Tuấn Phương) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Vietinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamNet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM. Điện thoại: 19001081. |