Đàn ông ngoại tình có nhiều loại. Có những người lăng nhăng là bản năng. Có những người không ngoại tình không được vì họ quá giàu, quá giỏi, quá phong độ, xung quanh họ các cô gái đẹp vây quanh xếp hàng, thường thì mỡ treo miệng mèo không thể từ chối hết lần này đến lần khác. Có những người vì ngoại tình chỉ để giải khuây rồi lâu dần ngựa quen đường cũ.
Tôi thuộc loại thứ 3. Tôi đã không hạnh phúc trong cuộc hôn nhân của mình, nên tôi tìm niềm vui nơi chốn khác. Tôi chắc chắn không thể đổ lỗi cho vợ tôi. Vì tôi cũng thất bại trong việc giữ cuộc hôn nhân của mình bền vững. Nếu vợ tôi vì không hạnh phúc mà cắm sừng tôi, chắc tôi cũng đau lắm.
Tôi mong em sau khi khép lại cuộc hôn nhân này, sẽ sống bớt đau khổ hơn, đừng là em của ngày xưa, cứ ôm khư khư quá khứ và hoảng sợ vì tương lai nữa.
Nhiều năm trời vợ tôi đã dằn vặt chồng con và cả chính mình vì 1 bước đi sai lầm trong quá khứ là lỡ mang bầu trước khi lên đường đi du học. Cái thai đã khiến chúng tôi phải cưới vội, cô ấy đành gác lại việc học tập để cưới chồng, sinh con. Vợ trách móc tôi sợ mất người yêu nên cố tình khiến cô ấy có bầu trong khi chính cô ấy ngày hôm ấy đã nói rằng mình đang trong thời kỳ an toàn, không thể thụ thai.
Hai năm sau sinh con, vợ tôi chưa kiếm được việc làm. Kinh tế gia đình eo hẹp vì chỉ dựa vào đồng lương của tôi. Con mọn, sống nhà thuê, tài chính khó khăn, vợ tôi nhăn nhó, khó chịu. Tôi thấy đó cũng là điều dễ hiểu, ai trong hoàn cảnh ở nhà nuôi con gò bó chắc cũng ít nhiều bị như vậy.
Nhưng tôi khổ tâm nhất là việc vợ cứ mang sai lầm ngày cũ ra chỉ trích tôi, rồi tự trách mình, thậm chí trút giận lên cả con. Nhìn con bé xíu phải nghe mẹ nói những câu nặng nề như "Không đẻ con ra lúc đó thì mẹ đã không phải khổ thế này", tôi đã rất đau lòng.
Rồi khi vợ đi làm trở lại, tôi cũng có những cơ hội làm ăn ngoài bên cạnh công việc công sở, những tưởng cuộc sống sẽ dễ dàng hơn. Nhưng cô ấy lại tự mua dây buộc mình với những nỗi lo không tên. Tôi biết phụ nữ suy nghĩ phức tạp, sẽ lo lắng nhiều hơn cánh mày râu vô tâm. Nhưng lo lắng bất tận như cô ấy khiến cuộc sống quá mệt mỏi.
Tôi kể về một dự án mới, muốn nhận được lời động viên, chúc mừng từ vợ, thì nhận lại là những câu hỏi dồn dập "lỡ như chủ đầu tư rút vốn giữa lúc đang dở dang thì sao?", "thời gian gấp vậy, anh kiếm đâu ra cộng sự?". Ngày chúng tôi dọn vào ngôi nhà mới, chưa kịp vui vẻ vì thành quả phấn đấu, tích góp của hai vợ chồng, đã nghe vợ tôi than thở vì còn nợ ngân hàng đến 400 triệu.
Khi phát hiện ra tôi ngoại tình, cô ấy đã chọn tha thứ. Tôi biết ơn vợ rất nhiều, nhưng chỉ ít ngày sau tôi cay đắng nhận ra rằng đó là sự tha thứ cực hình nhất. Mỗi ngày cô ấy đều đay nghiến lỗi lầm của tôi, mỗi khi tôi có một cuộc gọi đến hay phải ra khỏi nhà ngoài giờ làm, cô ấy đều thảng thốt nghi ngờ. Cô ấy còn lén cài đặt định vị vào điện thoại tôi nhưng tôi cũng giả vờ như không biết.
Giờ câu chuyện đã đi quá xa, vượt quá tầm kiểm soát của tôi. Hai chúng tôi có những lúc gần như rơi vào trầm cảm, dù tôi cố chiều chuộng vợ bao nhiêu, cũng không thể kéo tâm hồn cô ấy về với hiện tại. Chính tôi là người phải viết ra tờ đơn ly hôn để giải thoát cho cả hai.
Giá như cô ấy hiểu hôm nay mình sống thật ý nghĩa, vui vẻ thì sẽ không còn ngày hôm qua và ngày mai nào đáng tiếc nữa.
Chồng phong độ, giỏi giang nhưng vợ tôi vẫn mê đắm người đàn ông kinh doanh thịt lợn.
" alt=""/>'Nếu em sống vì hiện tại đã không có ngày mai đầy hối tiếc'Câu chuyện chi phí không chính thức lại "nóng" lên khi được Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ nêu ra trong Báo cáo chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ thủ tục hành chính năm 2020 (APCI 2020).
Theo Báo cáo, chi phí không chính thức vẫn có ở tất cả các nhóm thủ tục hành chính, các công đoạn, đặc biệt là ở các nhóm thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh như: kiểm tra chuyên ngành, giao dịch thương mại qua biên giới, đất đai, xây dựng, giấy phép, chứng chỉ hành nghề, điều kiện kinh doanh.
"Chi phí không chính thức không chỉ làm gia tăng chi phí tuân thủ mà đang làm cho môi trường kinh doanh trở nên thiếu lành mạnh, kém cạnh tranh và gây e ngại cho các doanh nghiệp nước ngoài muốn kinh doanh và cạnh tranh công bằng tại Việt Nam và hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam" - Báo cáo viết.
Chi phí không chính thức cũng tạo ra trở ngại về tính công bằng và rủi ro pháp lý trong kinh doanh. Nếu để khoản chi phí này tồn tại và lan trên diện rộng sẽ cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội, gây bức xúc trong nhân dân.
Các điều tra gần đây cho thấy, việc doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức, lót tay, bôi trơn, tuy có giảm những vẫn là vấn nạn gây nhức nhối.
Báo cáo "Thủ tục hành chính liên ngành trong lĩnh vực cấp phép xây dựng, dưới góc nhìn của doanh nghiệp", do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tiến hành, khảo sát gần 2.100 doanh nghiệp có hoạt động xây dựng mới hoặc cải tạo lớn văn phòng, nhà xưởng sản xuất trong hai năm gần nhất, công bố vào cuối tháng 11/2020, cho thấy, chi phí không chính thức vẫn là vấn đề gây phiền hà hàng đầu cho các doanh nghiệp. Theo đó, xấp xỉ 30% số doanh nghiệp thừa nhận đã trả loại chi phí này, ở một hoặc một số thủ tục hành chính, trong quá trình thực hiện thủ tục cấp phép dự án đầu tư xây dựng.
Còn tại Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2019 do VCCI công bố ngày 5/5/2020, tỷ lệ doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức là 53,6%. Nếu so sánh với số liệu của các năm trước thì tỷ lệ này có giảm nhưng chỉ ở mức độ tương đối, vì con số doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức vẫn là rất lớn. Trong đó, tỷ lệ doanh nghiệp phải chi trả chi phí không chính thức cho cán bộ thanh, kiểm tra hoặc để đẩy nhanh thủ tục đất đai, ít có sự cải thiện.
Đáng quan ngại
Theo ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, thì chi phí sản xuất ra sản phẩm hàng hóa hiện nay doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể cạnh tranh với doanh nghiệp các nước. Nhưng chi phí không chính thức phải trả trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính có liên quan đã khiến sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam kém cạnh tranh hơn hẳn. Như vậy, tác động của nó là rất rõ, rất hiển nhiên và rất lớn.
Theo các chuyên gia kinh tế, chi phí không chính thức được cho là gánh nặng và làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp tại Việt Nam. Chi phí này được hạch toán vào giá thành sản phẩm, đẩy giá sản phẩm lên cao, hậu quả là giảm sức cạnh tranh trên thị trường. Các chi phí không chính thức đang là vấn đề gây khó khăn và tốn kém cho doanh nghiệp nhiều nhất. Không những thế, nó còn làm phát sinh thêm chi phí khác.
Chẳng hạn, để hợp pháp hóa chi phí không chính thức, doanh nghiệp sẽ phải chi thêm tiền, dẫn đến hiện tượng gian dối trong kinh doanh như buôn bán hóa đơn; báo cáo tài chính, thuế không trung thực,...
Chi phí không chính thức còn làm suy giảm lòng tin của doanh nghiệp vào nỗ lực cải cách của Chính phủ, không thúc đẩy sáng tạo, kinh doanh chân chính, hủy hoại liêm chính trong kinh doanh. Ngoài ra, có thể còn nhiều tác động tiêu cực khác, như kinh tế ngầm, kinh tế phi chính thức, tham nhũng.
Nguyên nhân cơ bản, theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế VCCI, là do chất lượng yếu kém của hệ thống thể chế, quy định pháp luật. Hệ thống quy định pháp luật, thủ tục hành chính không rõ ràng, không hợp lý, phức tạp và không tiên liệu được đã tạo thành cơ hội cho cơ quan, cán bộ liên quan nhũng nhiễu doanh nghiệp và đòi hỏi chi phí không chính thức. Cùng với đó là thực thi pháp luật không nghiêm, không công bằng, minh bạch hoặc lợi dụng địa vị của cán bộ giao nhiệm vụ để sách nhiễu doanh nghiệp.
Nguy cơ rõ ràng là chi phí này có thể khiến các doanh nghiệp đang hoạt động từ bỏ ý định mở rộng sản xuất kinh doanh. Đây là lý do khiến môi trường kinh doanh của Việt Nam vẫn đáng quan ngại, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, nhận định.
Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ đề nghị phải tiếp tục đẩy mạnh việc cắt giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính, bao gồm chi phí chính thức và không chính thức để tạo một môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch và bộ máy công vụ liêm chính, tin cậy, tạo cơ hội cho doanh nghiệp tham gia liên kết chuỗi giá trị khu vực, toàn cầu.
Để xóa bỏ chi phí không chính thức cho doanh nghiệp, theo các chuyên gia kinh tế, chính quyền cần công khai minh bạch mọi thủ tục, sớm đưa chính quyền điện tử vào hoạt động. Thực tế cho thấy, những nhóm thủ tục hành chính nào có sự tiến bộ đáng kể các năm qua đều nhờ vào việc áp dụng công nghệ thông tin, thực hiện trên môi trường điện tử.
" alt=""/>Lót tay, bôi trơn: 'Con đỉa' ám riết dai dẳng, nhức nhối chưa dứtGiới hạn thời gian sử dụng thiết bị điện tử của trẻ
Ai cũng biết rằng việc để con trẻ ngồi trước màn hình hàng giờ liền không tốt cho sự phát triển và sức khỏe của trẻ. Nhưng trên thực tế, việc kiểm soát điều này rất khó khăn vì các thiết bị giải trí kỹ thuật số và mạng xã hội đang rất phổ biến.
Tuy vậy, việc giới hạn là điều nên làm khi một nghiên cứu phát hiện ra rằng những đứa trẻ có thời gian sử dụng thiết bị vượt quá giới hạn do Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) đặt ra thực sự có não kém chức năng hơn.
Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra kỹ năng ngôn ngữ và đọc viết của 47 trẻ mẫu giáo trong độ tuổi từ 3 đến 5 và tiến hành chụp ảnh não của chúng. Những đứa trẻ có mức độ sử dụng các phương tiện kỹ thuật số nhiều hơn có tính toàn vẹn cấu trúc vi mô của các vùng chất trắng trong não thấp hơn.
Không đánh đòn
AAP đã ban hành chính sách mạnh mẽ nhất về chủ đề này. Theo một loạt các nghiên cứu được thực hiện trong nhiều năm, trừng phạt thân thể có nhiều tác động bất lợi đối với trẻ em.
Nó có thể dẫn đến hành vi hung hăng và thách thức, làm tăng nguy cơ rối loạn sức khỏe tâm thần và các vấn đề về nhận thức, cũng như có thể ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ cha mẹ - con cái.
Ấm áp và biết chấp nhận
Điều này đặc biệt đúng đối với các bà mẹ. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Buffalo ở New York, Mỹ đã nghiên cứu hơn 140 thanh thiếu niên và phát hiện ra rằng những đứa trẻ có một người mẹ ấm áp và biết chấp nhận sẽ ít có nguy cơ bị bạo hành hơn.
Các thanh thiếu niên này đã điền vào một loạt các cuộc khảo sát về mối quan hệ giữa họ với mẹ cũng như bất kỳ bạo lực nào mà họ đã trải qua.
"Trẻ em hình thành tính cách dựa trên chất lượng mối quan hệ của chúng với cha mẹ", Jennifer Livingston, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết.
"Nếu người chăm sóc chính lạm dụng hoặc không nhất quán, trẻ sẽ không học được cách yêu thương và có xu hướng coi người khác là thù địch và không đáng tin cậy. Những hành vi nuôi dạy con tích cực được đặc trưng bởi sự chấp nhận và ấm áp sẽ giúp trẻ hình thành tính cách đáng yêu và đáng được tôn trọng".
Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc
Các nhà nghiên cứu đã phân tích các câu trả lời khảo sát từ cha mẹ và người chăm sóc của 49.050 trẻ em từ 6 đến 17 tuổi về số giờ trung bình mà một đứa trẻ trong gia đình họ ngủ được.
Theo AAP, ngủ đủ giấc có nghĩa là ngủ ít nhất 9 giờ vào một đêm đối với trẻ em từ 6 đến 12 tuổi và ít nhất 8 giờ vào mỗi đêm đối với thanh thiếu niên từ 13 đến 17 tuổi. Kết quả cho thấy khoảng 1/3 số học sinh không ngủ đủ giấc. Những đứa trẻ ngủ không đủ giấc ít thể hiện hứng thú học những điều mới, ít quan tâm đến việc học tốt ở trường, không hoàn thành những việc chúng bắt đầu và khả năng giữ bình tĩnh kém khi đối mặt với thử thách.
Chơi với con
Oxytocin là một hormone quan trọng khi nói đến sức khỏe tâm thần vì nó liên quan đến tương tác xã hội, và sự liên kết với những người khác. Nó được kích hoạt khi mọi người trải qua giao tiếp bằng mắt, hay thông qua sự đồng cảm.
Cách mà cha mẹ, đặc biệt là các bà mẹ, tương tác với con thực sự ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thống oxytocin. Các nhà khoa học đã nghiên cứu việc chơi với con của các bà mẹ, thu thập mẫu nước bọt của cha mẹ và đứa trẻ sau khi chơi trong suốt 1 năm sau đó.
Họ phát hiện ra rằng những đứa trẻ có mẹ tham gia vào trò chơi đã trải qua "những thay đổi tích cực" trong DNA của chúng. Về cơ bản, đứa trẻ đã tăng biểu hiện của gen thụ thể oxytocin, có nghĩa là chúng có khả năng trải nghiệm những tác động tích cực của hormone tốt hơn.
Một nghiên cứu kéo dài 70 năm với 70.000 trẻ em tiết lộ những bí quyết nuôi dạy con thành công đơn giản hơn bạn nghĩ.
" alt=""/>5 việc cha mẹ nên làm để con hạnh phúc và thành công