
Thực tế trên đã buộc Intel trong thời gian qua phải tung ra toàn bộ sản phẩm của một thế hệ với chu kỳ chỉ từ 2 đến 3 tháng.
Cụ thể, ngay sau khi Intel tung ra Core thế hệ thứ 7 (Kaby Lake) vào đầu năm 2017, AMD đã gây ấn tượng mạnh với ngành công nghệ thông tin với các sản phẩm khi đó của mình. Vì điều này, Intel lại phải "làm lơ" các chip mới, tiến thẳng tới dòng Core X với tầm giá dưới 500 USD để đối trọng, đồng thời tung ra Core thế hệ thứ 8 (Coffee Lake) với số lõi tăng gấp rưỡi để đối trọng.
![]() |
Các chip Core thế hệ thứ 9 sẽ vẫn tương thích với bo mạch chủ 300 Series của Core thế hệ thứ 8. |
Tuy nhiên, kể cả thế hệ này dường như vẫn không đủ sức áp đảo thế hệ AMD Ryzen thứ hai (Pinnacle Ridge). Và hệ quả là, một lần nữa hãng bán dẫn hàng đầu thế giới lại phải cắt ngắn chu kỳ sản phẩm, và tung ra thế hệ Core thứ 9 (Whiskey Lake).
Whiskey Lake kế thừa kiến trúc cơ bản của Coffee Lake, và tiếp tục tăng số lõi xử lý. Ban đầu, thế hệ chip này được lên lịch ra mắt vào quý đầu năm 2019, song song với chipset Z390 14nm (vốn chỉ khác Z370 về thiết kế hệ thống điện nguồn cấp cho bộ vi xử lý). Tuy nhiên, sự thể hiện đầy ấn tượng của AMD với Ryzen 2000 (đặc biệt là việc tăng độ dài chuỗi lệnh và khả năng xử lý đa lõi được cải thiện đáng kể) đã buộc Intel phải đẩy lịch trình sản phẩm lên sớm hơn.
![]() |
Số lượng chip Core thế hệ thứ 8 còn dồi dào đang là rào cản tiếp cận thị trường của Intel Core thế hệ mới. |
Ban đầu, thế hệ Core mới sẽ chỉ có 3 mẫu, bao gồm cả hai chip 8 lõi đầu tiên của Intel trong phân khúc máy tính tiêu dùng là Core i9-9900K và Core i7-9800K. Trong đó, i9-9900K được trang bị công nghệ siêu phân luồng, có thể tăng tốc tới 5 GHz (thay vì 4,9 GHz như "đàn em"), và có bộ đệm L3 16 MB (thay vì 12 MB). Cả hai chip đều hỗ trợ bộ nhớ kênh đôi, 16 kênh PCI-Express và có công suất TDP 95W. Về phần mình, Core i5-9600K với 6 lõi xử lý không thay đổi nhiều so với phiên bản Coffee Lake. Bộ xử lý này có tốc độ tiêu chuẩn 3,7 GHz (tăng tốc 4,6 GHz) và bộ đệm L3 9MB.
Được biết, sau khi được công bố vào ngày 14-8 tới, các chip Whiskey Lake sẽ bắt đầu được bán ra thị trường từ tháng 10. Đây cũng sẽ là thời điểm những đánh giá thực tế xác thực hơn được các đơn vị truyền thông công bố, giúp người dùng đưa ra quyết định nâng cấp hợp lý nhất.
Dù Intel mong muốn tung ra dòng sản phẩm này sớm hơn nữa, nhưng việc các kênh phân phối còn tồn quá nhiều sản phẩm Coffee Lake đã buộc hãng phải trì hoãn chút ít. Do nâng cấp lên chip Core thế hệ thứ 9 sẽ không cần thay thế bo mạch chủ mới, người tiêu dùng khi lắp các hệ thống mới sẽ có xu hướng "bỏ qua" chip thế hệ thứ 8. Dĩ nhiên, các kênh phân phối sẽ chẳng thích thú gì điều này.
Theo PCWVN
Apple và Qualcomm đang có một cuộc chiến pháp lý kéo dài từ đầu năm 2017. Đây cũng là lý do dẫn đến mối quan hệ chẳng mấy tốt đẹp giữa Qualcomm và Apple.
" alt=""/>Intel sẽ ra mắt bộ xử lý Core thế hệ thứ 9 ngay trong tháng 8Đơn xin cấp bằng sáng chế kính thông minh của Magic Leap đã được đệ trình từ năm 2015. Bằng sáng chế cho thấy một cặp kính thông minh khá thon gọn, với tròng kính hình oval khá độc đáo. Đây là bằng sáng chế được công bố thứ 2 của Magic Leap kể từ khi nó được thành lập.
Mặc dù vậy, phía Magic Leap khẳng định, đây không phải là bằng sáng chế của hãng.
Julia Gaynor, phát ngôn viên của Magic Leap chia sẻ với trang Business Insiderrằng:"Chúng tôi đã gửi rất nhiều bằng sáng chế và phải mất một thời gian dài trước khi được chấp thuận. Nhưng những gì bạn đang thấy không phải là sản phẩm của chúng tôi".
Tuy nhiên, nguồn tin nội bộ của Magic Leap tiết lộ, thiết kế kính thông minh của Magic Leap gần giống với hình ảnh bằng sáng chế nhưng trông thực sự to hơn rất nhiều, với một bộ cảm biến ở giữa hai mắt kính để tạo độ sâu không gian.
Một nguồn tin khác đã từng tiếp cận sơ đồ sản phẩm của Magic Leap tiết lộ, thiết kế kính thông minh hiện tại gồm có một camera ở mỗi bên gọng kính, thiết kế cũng dày hơn so với kính xuất hiện trong bằng sáng chế rò rỉ.
" alt=""/>Startup tỷ đô Magic Leap đang phát triển kính thông minh, thiết kế như kính lặnẢnh minh họa. Nguồn: Internet
Với vai trò là tổ chức tư vấn của Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng tư vấn cải cách TTHC đã và đang tích cực nghiên cứu, đề xuất các sáng kiến cải cách về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân; đánh giá việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính tại các bộ, ngành, địa phương.
Năm 2018, một trong những kết quả tích cực của Hội đồng tư vấn cải cách TTHC là xây dựng và hoàn chỉnh Báo cáo đánh giá chi phí tuân thủ TTHC - Báo cáo APCI 2018, với những phân tích đầy đủ các khía cạnh “chi phí” của việc thực hiện chuỗi những thủ tục hành chính trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh (doing business) của doanh nghiệp, gồm: khởi sự doanh nghiệp/đăng ký kinh doanh; giấy phép, chứng chỉ hành nghề, điều kiện kinh doanh; đầu tư; đất đai; xây dựng; môi trường; thuế; hải quan.
" alt=""/>Cải cách thủ tục hành chính nhằm cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia