Tại cuộc họp, các ý kiến đánh giá muốn quản lý được việc kê đơn, bán thuốc theo đơn trên hệ thống đơn thuốc quốc gia, trước hết đơn thuốc phải được kê bằng hình thức điện tử. Điều này có nghĩa là các đơn thuốc viết tay không thể tồn tại ở các cơ sở khám chữa bệnh.
Cục Quản lý khám chữa bệnh cho biết thời gian qua cơ quan này đã đôn đốc rốt ráo các cơ sở y tế cải tiến chất lượng bệnh viện, tích cực chuyển đổi số bởi việc này gắn liền với lợi ích thiết thực của bệnh viện, thầy thuốc và người dân.
“Đơn giản nhất là việc kê đơn thuốc điện tử nếu chuyển từ viết tay sang kê đơn điện tử bằng phần mềm, người dân không còn phải đau đầu dịch đơn thuốc, không lo chữ bác sĩ loằng ngoằng khó đọc như trong các bài viết mà VietNamNet phản ánh gần đây”, lãnh đạo Cục Quản lý khám chữa bệnh nhìn nhận.
Việc ban hành quy chế này cũng tiến tới “thanh toán dần” đơn thuốc viết tay. Hệ thống đơn thuốc quốc gia đưa vào áp dụng sẽ quản lý kê đơn thuốc và bán thuốc theo đơn trên phạm vi toàn quốc, tránh việc kê đơn sai quy địnhvà mua bán thuốc không đơn, bảo đảm sử dụng thuốc an toàn, góp phần nâng cao sức khỏe người dân.
Theo dự thảo Quy chế đang được lấy ý kiến hoàn thiện, dự kiến toàn quốc có khoảng 500 triệu đơn thuốc/năm. Hệ thống đơn thuốc quốc gia có thể tiếp nhận và lưu trữ từ 1,5-2,5 triệu đơn thuốc mỗi ngày, với cung giờ cao điểm là giờ kết thúc khám chữa bệnh (từ 9-11h sáng hàng ngày).
Tính tới đầu tháng 4, Hệ thống Đơn thuốc quốc gia của Bộ Y tế có hơn 111 triệu đơn thuốc điện tử liên thông; trung bình mỗi tuần có hơn 2 triệu đơn gửi lên hệ thống.
Hơn 98.000 người kê đơn thuốc đã đăng ký mã liên thông. Khoảng 18.000 cơ sở khám chữa bệnh đã liên thông đơn thuốc, chủ yếu là cơ sở công lập. Tuy nhiên, đến nay vẫn có một số bệnh viện thuộc Bộ Y tế, thậm chí hạng đặc biệt, chưa có bất kỳ đơn thuốc nào liên thông lên hệ thống.
Ngoài đôn đốc, hỗ trợ người hành nghề và cơ sở khám chữa bệnh kê đơn thuốc điện tử, dự thảo Quy chế cũng đề xuất các hình thức, chế tài theo lộ trình đối với các cơ sở không thực hiện đúng quy định trong quy chế, cũng như quy định về việc liên thông đơn thuốc điện tử và bán thuốc theo đơn thuốc điện tử. Dự kiến, hình thức xử phạt được áp dụng theo Điều 40, 41 Nghị định số 117/2020 của Chính phủ, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
Động thái này được đưa ra khi tỷ lệ cài đặt, kích hoạt VNeID trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp còn thấp, chỉ đạt 27,23% (đến ngày 27/7) so với chỉ tiêu đề ra.
Nhằm nâng cao tỷ lệ cài đặt, kích hoạt tài khoản định danh điện tử để công dân có thể sử dụng các tiện ích trên ứng dụng VNeID, giải quyết các thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, phục vụ chuyển đổi số quốc gia,... góp phần xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số, xã hội số, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa đã ký Kế hoạch thực hiện cao điểm “50 ngày, đêm”tuyên truyền cài đặt, kích hoạt tài khoản định danh điện tử.
Miêu tiêu kế hoạch là đẩy mạnh tuyên truyền về định danh điện tử, hướng dẫn công dân cài đặt, kích hoạt, sử dụng ứng dụng VneID. Nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và nhân dân về vị trí, vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng và tiện ích của ứng dụng VNeID đối với các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội trong thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch dân sự, hình thành công dân số, tạo sự đồng thuận tham gia, sử dụng ứng dụng VNeID phổ biến trong các giao dịch hằng ngày.
Huy động sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị, phát huy vai trò gương mẫu, đi đầu của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, thành viên Tổ công tác Đề án 06 các cấp, đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên, người am hiểu về công nghệ thông tin; phân công trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị, cá nhân trong việc tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn công dân cài đặt, đăng ký, kích hoạt tài khoản định danh điện tử mức 1, mức 2.
Công tác tuyên truyền được triển khai đồng bộ, thống nhất từ cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã đến từng khóm, ấp, tổ dân phố; hình thức tuyên truyền và hướng dẫn người dân thực hiện linh động, phù hợp với từng địa bàn dân cư, từng đối tượng.
Kế hoạch phấn đấu 100% công dân đủ điều kiện trên địa bàn tỉnh cài đặt, kích hoạt tài khoản định danh điện tử, công dân sử dụng ứng dụng VNeID trong các giao dịch hành chính dần thay thế các giấy tờ truyền thống.
“Đi từng ngõ, rà từng nhà”
Người đứng đầu chính quyền tỉnh Đồng Tháp yêu cầu "100% cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang,... trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở phải gương mẫu đi đầu, đăng ký, kích hoạt tài khoản định danh điện tử”.
Đồng thời ông Phạm Thiện Nghĩa cũng nêu chỉ tiêu thực hiện của kế hoạch lần này"công dân biết khai thác, sử dụng tài khoản VNeID trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến và giao dịch dân sự”.
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp đưa ra phương pháp thực hiện kế hoạch “50 ngày, đêm”là phải trực tiếp“đi từng ngõ, rà từng nhà”, kể cả các nơi đông dân cư, tiến hành tuyên truyền, hướng dẫn về giá trị, tiện ích của ứng dụng VNeID.
Trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ công dân thực hiện các quy trình, thủ tục đăng ký, kích hoạt VNeID tại gia đình, khu dân cư, cơ quan, doanh nghiệp, trường học, nhà văn hóa, tổ, khóm, ấp, các buổi sinh hoạt cộng đồng, các cơ sở tôn giáo,...
Hướng dẫn sử dụng ứng dụng VNeID để đăng nhập Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công của các bộ, ngành, Cổng dịch vụ công của Tỉnh để thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến, thực hiện các giao dịch trên môi trường điện tử.
Sử dụng mạng xã hội (Zalo, Facebook,...), phương tiện thông tin đại chúng, trạm thông tin truyền thanh cơ sở, thông qua sinh hoạt chi bộ,... để tuyên truyền, hướng dẫn người dân đăng ký, kích hoạt, sử dụng tài khoản VNeID.
Ông Phạm Thiện Nghĩa yêu cầu Công an tỉnh phải đôn đốc Công an các huyện, thành phố đẩy mạnh công tác cấp, kích hoạt VNeID song song với công tác cấp thẻ CCCD.
Chỉ đạo Công an các huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn tham mưu UBND cùng cấp huy động các lực lượng thực hiện Chiến dịch đạt hiệu quả theo chỉ tiêu, thời gian được giao. 100% công dân đủ điều kiện trên địa bàn tỉnh cài đặt, đăng ký, kích hoạt ứng dụng VNeID.
Phát huy vai trò cơ quan thường trực Đề án 06 ở địa phương, phối hợp chặt với các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ công dân cài đặt, đăng ký, kích hoạt và sử dụng VNeID theo cách “đi từng ngõ, rà từng nhà”, lập danh sách xác nhận sau khi đã kích hoạt thành công và danh sách không có mặt, danh sách công dân không đủ điều kiện.
Chỉ đạo Công an cấp xã cung cấp danh sách công dân đã được Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội phê duyệt tài khoản VNeID theo từng khóm, ấp để phục vụ Tổ công tác ở cơ sở tuyên truyền, hướng dẫn, kích hoạt tài khoản VNeID.
“Kết thúc Chiến dịch tổng kết kết quả triển khai thực hiện của các đơn vị, địa phương báo cáo, tham mưu UBND tỉnh, Tổ công tác Đề án 06 Tỉnh tổ chức tổng kết, đề xuất khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, có cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả trong thực hiện Chiến dịch “50 ngày, đêm”. Phê bình, xử lý đối với tập thể, cá nhân thực hiện không nghiêm túc, không chấp hành theo chỉ đạo của cấp trên”, Chủ tịch Đồng Tháp chỉ đạo.
Đối với Sở TT&TT phải yêu cầu các nhà mạng chuẩn hóa thông tin thuê bao di động để công dân đăng ký tài khoản VNeID. Có thể cử cán bộ phối hợp cùng với các lực lượng hướng dẫn cài đặt, kích hoạt VNeID ở cơ sở để chuẩn hóa thông tin thuê bao cho khách hàng. Chiến dịch “50 ngày, đêm” của tỉnh Đồng Tháp diễn ra từ ngày 5/8 đến 25/9.