Mẹ tôi sợ con gái mình là người đến sau, sẽ chỉ là cái bóng và chịu không ít thiệt thòi trong mối quan hệ hiện tại với Thông. Tuy nhiên lúc đó tình cảm tôi dành cho anh nguyên vẹn và đủ nhiều để quyết tâm đi đến cùng là một đám cưới với người đàn ông mà mình yêu thương.
![]() |
Kiêng không được, ngủ không xong vì vợ ám ảnh chuyện chồng cặp kè với tình cũ |
Sau khi tôi và Thông về chung một nhà, đời sống hậu hôn nhân không như tôi tưởng tượng và kỳ vọng ban đầu. Thông sống với tôi nhưng kiệm lời, chỉ đối đãi với vợ như một người bạn đồng hành chung nhà.
Khi tôi có bầu, tình cảm vợ chồng đã ít ỏi giờ càng lạnh nhạt hơn nữa. Thông đi sớm về khuya không chia sẻ với vợ, mặc nhiên như anh chỉ đang sống một mình. Biết bản thân quá vội vàng trong việc quyết định đi đến hôn nhân với anh nên tôi chỉ biết câm nín. Đồng thời dùng sự mềm mỏng và tình cảm chân thành của bản thân mong anh nghĩ lại và đối đãi công bằng với vợ.
Khi con gái nhỏ ra đời, Thông bắt đầu có sự thay đổi. Anh chỉn chu và sống tình nghĩa với gia đình vợ con hơn. Tôi biết để có được ngày nay, bản thân mình đã phải nỗ lực không ít.
Nhiều lúc tôi tủi phận, nghĩ những phụ nữ khác không cần cố gắng quá nhiều, vẫn có được tình cảm xuất phát từ tình yêu thương chân thành vốn có từ người chồng dành cho. Còn mình, để có được sự hối lỗi, chăm lo ngược lại từ người bạn đời, lại phải nín nhịn, chịu phần thiệt thòi quá nhiều.
Tuy nhiên vì con nhỏ nên tôi gạt nước mắt cho qua, tất cả vì muốn giữ mái ấm gia đình trọn vẹn cho con. Khi bé một được hơn tuổi thì tôi có bầu bé hai. Mặc dù bản thân khá bị động, tuy nhiên Thông động viên, con cái là lộc trời, hãy vui mừng đón nhận và chăm lo cho trọn vẹn. Tôi lại vui mừng hạnh phúc và chuẩn bị tâm lý thật sẵn sàng đón em bé tiếp theo chào đời.
Khi đang có bầu bé hai được bốn tháng, tôi tình cờ đọc trong lịch sử tin nhắn facebook của Thông những lời lẽ mặn nồng và hẹn hò qua lại với người yêu cũ. Tuy nhiên thời gian hiển thị trùng với thời điểm tôi có bầu bé thứ nhất cách đây gần hai năm.
Tuy rất sốc và đau đớn nhưng tôi tự trấn an mình, rằng đó đã là câu chuyện của quá khứ. Quan trọng hơn, thời điểm hiện tại, Thông đã quay về với gia đình vợ con. Là một người mẹ, tôi phải bảo vệ gia đình và những đứa con mình, tuyệt đối không để ám ảnh bóng ma quá khứ của chồng xen ngang.
Nghĩ là như vậy, nhưng không hiểu sao từ thời điểm phát giác sự thật, trong lòng tôi luôn chất chứa những nghi ngờ, oán giận chồng. Nhất cử nhất động của anh, tôi đều nghĩ anh đang đóng kịch với vợ con. Khi anh dắt xa ra khỏi nhà, dù biết mười mươi anh chỉ đi mua thuốc cho con, nhưng tôi lại nghi ngờ anh bắt đầu lén lút hẹn hò qua lại với người yêu cũ.
Chuyện yêu đương giữa hai người trong thời gian tôi bầu bì lại càng tệ hại hơn. Khi anh nói cố gắng kiêng cữ để em bé ra đời được khỏe mạnh bình an, tôi nghĩ chắc thời điểm này, anh ra ngoài "no xôi chán chè" với cô người yêu cũ nên về không còn hứng thú với vợ.
Nhưng khi anh bắt đầu đụng vào người, tôi lại tưởng tượng ra cảnh anh và cô gái đó ái ân thế nào, liệu anh đối xử với cô người yêu cũ trên giường có giống như với vợ?
Tôi biết bản thân mình đang tự mâu thuẫn và đang làm khổ chính mình, nhưng tôi không thể thoát khỏi những suy nghĩ hỗn độn đó. Nếu cứ kéo dài tình trạng này, tôi sợ mình sẽ rơi vào chứng trầm cảm mất. Còn nói thẳng ra những suy nghĩ của bản thân và sự thật về quá khứ của chồng cùng người yêu cũ đã bị phát giác, tôi sợ đang tự mình đẩy hạnh phúc gia đình đến ngõ cụt.
Tôi không muốn mất gia đình, nhưng lại không thể tự vực mình dậy và chuẩn bị tâm thế bình yên nhất đón chào con nhỏ sắp ra đời. Tôi phải làm sao để tự cứu mình, mong bạn đọc hãy cho tôi lời khuyên hợp lý.
Cố sống cố chết lấy bằng được 'công tử' nhà giàu, sau đám cưới tôi uất nghẹn gánh số nợ bạc tỷ của chồng.
" alt=""/>Tâm sự của người vợ bị ám ảnh chuyện chồng ngoại tìnhNhưng anh ấy bảo thích vẻ giản dị, chịu thương chịu khó của tôi. Anh ấy muốn một người lo hậu phương để anh ấy yên tâm công tác. Tôi đã choáng ngợp trong sung sướng, tự hào, mở mày mở mặt với bà con họ hàng và bạn bè cùng xã. Tôi tự nhủ sẽ mang cả cuộc đời ra bù đắp cho anh ấy đỡ "thiệt thòi".
Nhưng sau này, tôi mới hiểu gánh nặng "hậu phương" mà chồng tôi toàn tâm toàn ý để tôi lo. Chồng tôi chỉ về nhà mỗi năm 2 lần. Chỉ thi thoảng mới được "lườm mặt" chồng nhưng tôi cũng sòn sòn 5 năm sinh 3 con, hai gái, một trai. Đồng lương chồng gửi về chẳng được là bao, ngoài giờ lên lớp, tôi quần quật ngoài đồng, cày cấy, lo miếng ăn cho các con, phụng dưỡng cha mẹ chồng.
Các con tôi đều giống bố, xinh đẹp, khoẻ mạnh. Tôi nhìn con mà mát ruột, càng cảm kích chồng.
Khi tôi hơn 40 tuổi thì chồng tôi cũng bỏ việc về quê. Chồng tôi vẫn rất đẹp trai, trẻ trung, phong độ. Các cô gái làng mười tám, đôi mưõi vẫn len lén nhìn anh ấy và dúi mặt vào lưng nhau cười khúc khích. Còn tôi, sau hai chục năm lao động cật lực, tôi gày tong teo, tóc bạc, tay chân thô ráp.
Tôi không dám nhìn mình trong gương, càng không dám ngồi đối diện với chồng, không dám nhìn vào mắt anh ấy. Mà thực ra tôi cũng lo hão huyền. Chồng tôi chỉ ở nhà có hai ngày, còn lại anh ấy theo bạn bè, đi chơi, đi chơi bài, đi nhậu nhẹt từ sáng sớm đến tối.
Vợ chồng chẳng mấy khi giáp mặt nhau, nghe tiếng nhau. Ngay cả khi ngồi cùng mâm, anh ấy cũng chẳng nhìn tôi, chỉ quay sang hỏi chuyện các con và bố mẹ. Một lần, khi tôi lấy cho chồng chiếc khăn ấm, vô tình chạm tay vào mặt chồng, anh ấy nhăn mặt hất tay tôi ra, sỗ sàng: "Khiếp, tay gì mà như cái chổi sể".
Tôi ắng lặng đi, cười ngu ngơ hối lỗi. Lúc ngồi dưới bếp, tôi xoa thử tay lên ống chân, xấu hổ khi thấy chúng đúng là chẳng khác gì một cái chổi, lởm chởm vết chai, vết cắt.
Từ đó, tôi đứng cách xa chồng hơn. Chỉ dám đứng từ xa, len lén ngắm chồng và các con vui đùa với nhau. Các con gái tôi cũng đã thành thiếu nữ xinh đẹp. Một đứa học xong Cao đẳng Sư phạm, về dạy cùng trường với tôi, đã lấy chồng và chuẩn bị sinh con. Đứa kế cũng đang học ĐH Thương mại, cậu con trai học cấp III. Tôi tự hào về mọi thứ tôi có, trừ bản thân tôi.
Vì ngại giáp mặt chồng, tôi dành nhiều thời gian hơn ở trường. Tôi đã là hiệu phó, nhiều việc giấy tờ bề bộn. Cả nhà vắng tôi cũng chẳng hề hấn gì.
Từ ngày con trai về, mẹ chồng tôi rất thích nấu ăn, mọi người vui vẻ quây quần bên mâm cơm, trò chuyện rôm rả, câu chuyện sẽ khó khăn hơn khi có mặt tôi. Chính vì ở trường nhiều mà tôi giáp mặt Q. Anh ấy là bảo vệ của trường, cũng ngoài 50 tuổi. Anh ấy lúc nào cũng lừ lừ như tàu điện, cả ngày chẳng nở nụ cười nên tôi cũng ngại tiếp xúc.
Một lần, gần 7h tối, tôi đang định về thì bắt gặp Q. nằm lăn ở ngoài hiên, nồng nặc mùi rượu. Giận lắm, nhưng cũng sợ anh ta bị cảm nên tôi dìu anh ta vào phòng truyền thống, dấp cho anh ta cái khăn ấm, làm cho anh ta bát mì tôm. Anh ta ngồi ngắm bát mì rất lâu, rồi nhìn tôi, nở nụ cười hiền lành: "Thật tốt phúc khi lấy được người vợ như cô".
Gương mặt nhăn nhó, cáu kỉnh của anh ta giãn nở, trông hiền lành, dễ chịu. Tôi sững người, đánh đổ cả cốc nước vào người. Qua vài người trong trường, tôi biết thêm về Q., vợ anh ta buôn bán, nhiều tiền nhưng lại bỏ bê gia đình. Các con cũng theo phe mẹ, coi thường bố. Anh ấy vì thế mà buồn phiền, rầu rĩ.
Từ đó, chiều nào khi tôi làm muộn, anh ta pha cho tôi tách trà, rồi lôi chiếc xe đạp của tôi ra lau chùi, tra dầu mỡ. Còn tôi mang mấy quả trứng để nấu mì tôm cho cả hai cùng ăn. Vừa ăn, chúng tôi vừa trò chuyện, cười đùa. Anh ấy luôn nhìn thẳng vào tôi với ánh mắt trìu mến, ấm áp. Chúng tôi phải lòng nhau.
Trong xã, chẳng việc gì qua nổi những con mắt thọc mạch, tình cảm của chúng tôi nhanh chóng bị phát giác, rồi đến tai chồng con. Nhà tôi mở cuộc "đấu tố". Bố mẹ, anh chị chồng, chồng và các con tôi ngồi trên phản, tôi được chỉ định ngồi dưới nền nhà.
Mẹ chồng tôi nổ phát súng đầu tiên: "Tôi không ngờ cô bạc tóc mà còn chưa chót đời. Cô thử soi gương xem đã đẹp mặt chưa. Đồ lăng loàn, mất nết". Chị chồng tôi bảo: "Xinh đẹp, trẻ trung lắm mà còn ngoại tình. Phúc nhà cô to bằng cái đình thì cô mới cưới được em tôi. Vứt ra đường chẳng ai nhặt còn bày đặt ngoại tình. Cô cho thằng đó bao nhiêu tiền để nó ngủ với cô".
Chồng tôi mặt đỏ găng, nghiến chặt răng nhưng nói lại từ tốn: "Tôi tưởng cưới kẻ xấu xí như cô thì nhà cửa sẽ êm đẹp, cô an phận chăm lo gia đình, ai ngờ đến già lại đổ đốn".
Con gái tôi gào khóc: "Mẹ sỉ nhục bố, làm hại con. Sao mẹ có thể cặp bồ với một người không ra gì, một người bị vợ con khinh bỉ, sỉ nhục".
Còn rất nhiều lời khó nghe nữa. Nhưng tóm lại, có mấy lý do khiến gia đình tôi bị hạ nhục và không thể hiểu nổi: Việc tôi vừa già, vừa xấu, có chồng đẹp trai, tốt nết, thế mà còn ngoại tình với một kẻ khố rách áo ôm là không thể chấp nhận được, là sự bại hoại nhân cách, làm tủi hổ chồng con, họ hàng.
Cuối cùng thì mọi người đưa ra kết luận: Dù tôi đã sai lầm, trót dại nhưng vì sự êm đẹp của gia đình nên mọi người đều bỏ qua cho tôi. Tôi nên biết điều mà sống cho trót tuổi già, để uy tín gia đình không bị ảnh hưởng.
Sau khi mọi chuyện vỡ lở, Q. cũng đã xin thôi việc đi biệt tích. Hình như anh ấy vào Nam tìm đồng đội cũ. Còn tôi xin ly hôn, bất chấp sự kinh ngạc của bố mẹ, chồng con, anh em, bè bạn. Mọi người không hiểu sao tôi không biết ăn năn, hối lỗi, quay về với gia đình, sao tôi lại mặt trơ, sao tôi lại không biết ơn sự tha thứ của mọi người.
Tôi vừa xấu vừa già, vừa lăng loàn, có chồng đẹp trai mà còn không biết hối cải. Các con tôi cũng xúm vào bảo mẹ "bị thần kinh", "không đáng là mẹ", "chạy theo trai".
Tôi không giải thích. Tôi ly hôn không phải vì Q. Tôi chỉ muốn giữ chút lòng tự trọng trong chút thời gian còn lại của cuộc đời mình. Chút tự trọng cho chính giá trị bản thân tôi chứ không phải chút bố thí, ban ơn của bất kỳ ai.
Lấy người chồng hơn 30 tuổi vì bị 'ép duyên'. Khi gặp lại bạn trai cũ, tôi lao vào vòng tay anh không chút đắn đo. Thế nhưng, chưa lúc nào tôi cảm thấy vui vẻ.
" alt=""/>Nữ hiệu phó bị cả gia đình quay lưng khi ngoại tình với bảo vệ![]() |
Ý tưởng được thực hiện lần đầu tiên ở Philippines khi người dân một thành phố phía nam đất nước trải qua cơn bão tàn khốc vào tháng 12 năm 2011. Những người sống sót qua cơn bão này mất hết nhà cửa và toàn bộ đồ đạc. Sống trong các khu nhà tạm lánh, trại tị nạn, họ thiếu thốn đủ thứ đồ dùng sinh hoạt và cần rất nhiều đồ dùng bằng vải như: khăn mặt, khăn tắm, quần áo, ga giường, chăn, vỏ gối…
Trong khi đó, theo định kỳ các khách sạn cao cấp thải ra hàng tấn vải đã qua sử dụng nhưng vẫn còn rất mới, chất lượng tốt. Số lượng vải này nếu không được tái chế sẽ có tác động xấu đến môi trường. Ông Stefan Phang đã làm cầu nối để đưa số vải cũ từ các khách sạn đến với những người cần.
Không những tái chế để làm đồ dùng cho gia đình mình, người dân còn biến những tấm ga trải giường thành các sản phẩm có thể bán được để kiếm thêm thu nhập như: áo sơ mi, túi xách, tạp dề, phao…
![]() |
Thành phẩm được tặng cho Trung tâm Y tế huyện Lục Yên (Yên Bái). |
Từ năm 2016, ‘Vải cho cuộc sống’ đã được thực hiện ở Việt Nam dưới sự tham gia trực tiếp của Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP). Việt Nam cũng là quốc gia duy nhất tham gia dự án dưới hình thức trao vải cho người khuyết tật để họ may thành những bộ quần áo sơ sinh, khăn quấn, tã vải.
Chị Đinh Phương Nga chia sẻ: ‘Từ năm 2019, chúng tôi mới tập trung vào việc tái chế vải thành đồ sơ sinh, bởi vì chúng tôi nhận thấy người dân ở nhiều vùng miền có nhu cầu lớn về sản phẩm này. Ngoài ra, chúng tôi cũng tìm được một nhóm khuyết tật ở Đại Áng (Thanh Trì, Hà Nội) nhận may các sản phẩm với giá thành rẻ. Đây cũng là cơ hội để những người khuyết tật mới học nghề có kế sinh nhai’.
Ban đầu, chương trình được thí điểm ở một số bản làng thuộc khu vực phía Bắc. Những món quà ý nghĩa đã được trao tận tay các bà mẹ mới sinh con ngay tại trạm y tế xã.
Đến nay, chương trình đang được triển khai ở 14 tỉnh với sự tham gia của 50 khách sạn và hơn 1.500 người được hưởng lợi từ chương trình.
Hàng ngàn món đồ dùng hữu ích đã được vận chuyển đến các trạm y tế, bệnh viện vùng cao như: Bệnh viện Sản Nhi Yên Bái, Bệnh viện và Trạm y tế Thuận Châu (Sơn La), các trạm y tế xã thuộc huyện Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, Nha Trang (Khánh Hòa), Vĩnh Thạnh (Cần Thơ), Quy Nhơn (Bình Định).
![]() |
Một bà mẹ ở Bệnh viện huyện Mường Ảng (Điện Biên) được nhận đồ sơ sinh. |
Chia sẻ về những khó khăn trong quá trình thực hiện dự án, ông Stefan Phang cho biết, khó khăn lớn nhất là nguồn cung vải ổn định từ các khách sạn. Không giống như một số sản phẩm được các khách sạn thải ra hằng ngày như thực phẩm, xà phòng…, vải chỉ được các khách sạn loại bỏ từ 6-9 tháng/ lần.
Điều đó có nghĩa là sau khi một khách sạn đã cho một lượng vải nhất định, phải đợi một thời gian dài sau họ mới có thể cung cấp tiếp. Vì thế, sinh kế của những người khuyết tật may đồ sơ sinh bị gián đoạn và việc cung cấp đồ tới người dân cũng không được duy trì ổn định. Nó phụ thuộc vào việc khi nào các khách sạn sẽ tặng vải tiếp.
‘Một khó khăn nữa là hiện nay mới có ít khách sạn tham gia vào dự án này. Nếu có nhiều khách sạn tham gia hơn, chúng tôi sẽ có nhiều vải hơn. Nhiều người khuyết tật hơn sẽ có việc làm và nhiều bộ quần áo hơn được tặng cho những đứa trẻ nghèo’ – ông Stefan Phang nói.
‘Ngày xưa em buồn lắm. Còn bây giờ, ngồi xe lăn không còn là thứ gì đó quá tồi tệ với em. Em biến nó thành động lực để làm những việc mà mình muốn’, Thắm nói.
" alt=""/>‘Hô biến’ vải cũ khách sạn 5 sao thành đồ sơ sinh cho trẻ em nghèo