Nghị quyết này nêu 4 quan điểm chỉ đạo, trong đó nhấn mạnh: “Chủ động, tích cực tham gia cuộc CMCN 4.0 là yêu cầu tất yếu khách quan; là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng, vừa cấp bách vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội… coi đó là giải pháp đột phá với bước đi và lộ trình phù hợp, là cơ hội để Việt Nam bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội”.
“Tư duy nhạy bén cũng như tinh thần của Nghị quyết số 52 của Bộ Chính trị đã được khẳng định, nâng tầm trong dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII, và đổi mới sáng tạo có thể xem là một điểm nhấn của Đại hội”, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương nhận định.
Theo GS.TS. Phùng Hữu Phú, đổi mới sáng tạo với triết lý “không có gì là không thể” là thuộc tính quan trọng của CMCN 4.0, phản ánh tư duy và phương thức phát triển mang tính phổ biến của toàn nhân loại.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng trực tiếp, sâu rộng, Việt Nam cần tiếp cận, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, những giá trị trí tuệ mới, những kinh nghiệm thành công của thế giới để tiến cùng thời đại.
“Đổi mới sáng tạo phải được tiến hành đồng thời, đồng bộ cả về tư duy và hành động, phải đổi mới cách nghĩ, cách làm, đổi mới tư duy, nhất là tư duy kinh tế, đổi mới phong cách làm việc, đổi mới tổ chức và cán bộ…”, GS.TS. Phùng Hữu Phú nói.
![]() |
GS.TS. Phùng Hữu Phú |
Trong hoạt động thực tiễn, đổi mới sáng tạo phải được triển khai toàn diện trên các lĩnh vực với nhiều giải pháp đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, với lộ trình, bước đi được tính toán kỹ lưỡng, khoa học, phù hợp với điều kiện thực tế đất nước; tránh nôn nóng, duy ý chí dẫn đến phiêu lưu, mạo hiểm, hoặc bàng quan, do dự, ngại khó, ngại khổ, chậm trễ, bỏ lỡ thời cơ phát triển.
Thời gian tới, Việt Nam cần ưu tiên thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong phát triển công nghệ số, thực hiện chuyển đổi số trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quản trị…, từng bước hình thành kinh tế số, xã hội số, chính phủ số, tạo ra những giá trị mới và sức mạnh tổng hợp mới của đất nước.
Để làm được điều này, theo Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương, cán bộ, Đảng viên, đặc biệt là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, những người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp phải đi tiên phong, nêu gương sáng dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì sự nghiệp chung. Đội ngũ trí thức, doanh nhân đóng vai trò nòng cốt trong lao động, sáng tạo. Cùng với đó, cần động viên, phát huy vai trò chủ thể và sức sáng tạo vĩ đại của nhân dân; hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam.
“Con đường độc đạo” bắt buộc Việt Nam phải đi qua
Cùng quan tâm đến vấn đề chuyển đổi số, trong dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII, GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương nhận định, so với các cuộc cách mạng trước đây, CMCN 4.0 phát triển với cấp số nhân. Những đột phá công nghệ diễn ra trong nhiều lĩnh vực với tốc độ nhanh, tương tác thúc đẩy nhau, đang tạo ra một thế giới được số hóa, tự động hóa, và ngày càng trở nên hiệu quả, thông minh hơn.
Cuộc CMCN 4.0 diễn ra trên nền tảng của công nghệ số với sự đột phá của Internet kết nối vạn vật(IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), xử lý dữ liệu lớn (big data), điện toán đám mây (cloud) và các công nghệ khác hỗ trợ thực hiện siêu kết nối.
“Nếu không tận dụng thật tốt cuộc cách mạng này thì nguy cơ tụt hậu của chúng ta là hiện hữu”, ông Thuấn cảnh báo.
Theo GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn, mặc dù thời gian qua, Đảng, Chính phủ và cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương đã rất tích cực, chủ động tham gia vào cuộc CMCN 4.0, nhưng mức độ chủ động tham gia còn hạn chế.
Do đó, trong nhiệm kỳ Đại hội XIII, cần phải có chính sách tổng thể và quyết liệt từ Trung ương đến địa phương và các bộ, ngành, doanh nghiệp, để chủ động tham gia có hiệu quả cuộc CMCN 4.0, tạo bước đột phá trong phát triển đất nước thời gian tới.
“Việt Nam có 68,7% dân số (đa số là người trẻ) đã phổ cập Internet, hơn 71,3% số hộ gia đình có sử dụng Internet; gần 62,6 triệu thuê bao di động có sử dụng dữ liệu (theo Sách trắng CNTT&TT Việt Nam 2020)... Chỉ cần 1% trong số họ đạt đến trình độ chuyên gia công nghệ hoặc trở thành nhà cung cấp, doanh nghiệp lớn trên thế giới ảo thì Việt Nam có thêm nhiều động lực 4.0 hứa hẹn tạo ra hàng trăm tỷ đô la mỗi năm”, GS.TS Nguyễn Quang Thuấn phân tích.
Để có thể bắt nhịp thành công với cuộc CMCN 4.0, ông Thuấn lưu ý, cần xây dựng một chiến lược cụ thể và toàn diện, đồng thời có được sự đồng thuận thực hiện từ cấp Trung ương đến địa phương.
“Nếu tận dụng tốt cơ hội và vượt qua được các thách thức, Việt Nam sẽ có khả năng thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước phát triển hơn và sớm hiện thực hóa mục tiêu trở thành nước công nghiệp hóa theo hướng hiện đại. Còn nếu ngược lại, khoảng cách phát triển với các nước sẽ tiếp tục gia tăng”, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương nói.
Cũng đánh giá cao điểm mới trong dự thảo Văn kiện Đại hội XIII khi đề cập tới vai trò của KHCN, đó là không chỉ nhấn mạnh phát triển và ứng dụng KHCN mà còn đề cao yêu cầu “đổi mới sáng tạo”, PGS.TS Trần Quốc Toản, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương phân tích: “Điều này như một định hướng trung tâm của phát triển và ứng dụng KHCN đáp ứng đòi hỏi của quá trình công nghiệp hóa theo hướng hiện đại trong bối cảnh của cuộc CMCN 4.0 đang tăng tốc, với những nội dung mang tính sáng tạo ở tầm rất cao là AI, robots, IoT, kinh tế số…
Những ẩn giấu bên trong các cuộc cạnh tranh chiến lược là cạnh tranh về sở hữu trí tuệ nhân tạo, về công nghệ cao. Ai nắm được sở hữu trí tuệ nhân tạo, công nghệ cao thì sẽ nắm được vận mệnh của sự phát triển.
PGS.TS. Trần Quốc Toản cũng lưu ý, cuộc CMCN 4.0 sẽ tác động lớn đến mọi mặt, mọi lĩnh vực của nước ta. Vì thế, cần có chiến lược, chính sách phù hợp để khai thác, tận dụng thành công những cơ hội và ứng phó hiệu quả với các khó khăn, thách thức.
Khi chuyển sang mô hình phát triển theo chiều sâu, phát triển kinh tế tri thức, kinh tế số, sáng tạo đã trở thành động lực quan trọng nhất. Sự tăng trưởng và phát triển phải là kết quả chủ yếu của tăng năng suất lao động, tăng giá trị gia tăng dựa trên nền tảng ứng dụng KHCN, nhất là công nghệ cao.
“Có thể nói đây là “con đường độc đạo”, bắt buộc Việt Nam phải đi qua nếu muốn phát triển nhanh, bền vững. Chúng ta phải coi đổi mới sáng tạo, thúc đẩy phát triển và ứng dụng KHCN, nhất là công nghệ cao, là một đột phá chiến lược”, PGS.TS Trần Quốc Toản khẳng định.
Yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh trong tương lai
Ở góc độ thực tiễn quản lý ngành, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, CMCN 4.0 thực chất là xu hướng số hóa các phương thức sản xuất, chế tạo truyền thống. Trước kia, chỉ một số công đoạn sản xuất được tự động hóa bằng việc áp dụng công nghệ thông tin, nhưng gần đây, xu hướng tự động hóa sản xuất đã diễn ra với quy mô lớn. Việc áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào các ngành công nghiệp chế tạo, vận hành sản xuất trên quy mô rộng lớn đang làm lu mờ ranh giới giữa thế giới thực và thế giới ảo, được gọi là hệ thống sản xuất tương tác.
Cuộc CMCN 4.0 đã làm thay đổi chuỗi giá trị truyền thống. Ngày nay, với sự hỗ trợ của dữ liệu lớn (big data), việc xác định xu hướng thị trường trở nên dễ dàng, nhanh chóng, chính xác hơn rất nhiều. Nhờ đó, quá trình sản xuất được tối ưu hóa, cắt giảm được lãng phí trong chi phí sản xuất.
Trong mô hình chuỗi giá trị truyền thống, lượng hàng tồn kho luôn được quy định ở tỉ lệ nhất định, nhưng với sự hỗ trợ của CMCN 4.0, lượng hàng tồn kho được tối ưu hóa theo thời gian thực, nhờ đó, doanh nghiệp tối ưu hóa được nhu cầu về vốn lưu động, giá thành và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tương tự, ở phân khúc logistics, vận chuyển hàng hóa cũng trở nên dễ dàng, tăng độ chính xác, cắt giảm chi phí. Công đoạn bán hàng cũng có nhiều thay đổi từ tác động của CMCN 4.0.
“Tất cả những thay đổi này chỉ có thể diễn ra trong một xã hội mà mọi thông tin, dữ liệu được số hóa và xử lý để những dữ liệu lớn trở nên hữu ích, có ý nghĩa với người sử dụng”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đúc kết.
“Cuộc CMCN 4.0 hay chính xác hơn là số hóa đã làm thay đổi căn bản hệ thống sản xuất toàn cầu, thay đổi hoàn toàn cách con người sống, làm việc và kết nối với người khác. Số hóa cũng tạo ra các doanh nghiệp và các ngành công nghiệp mới, làm thay đổi các mô hình kinh doanh truyền thống và định hình lại nền kinh tế toàn cầu. Ứng dụng của big data, quản lý theo thời gian thực (real-time), IoT, thương mại điện tử… hiện diện ở mọi công đoạn của chuỗi giá trị. Dữ liệu, thông tin đóng vai trò ngày càng quan trọng. Việc sở hữu và tiếp cận được nguồn thông tin chính xác với tốc độ nhanh sẽ là một trong những yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh trong tương lai”, người đứng đầu ngành Công Thương khẳng định.
Một trong những quan điểm chỉ đạo được nêu rõ trong dự thảo Văn kiện trình Đại hội XIII là thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ, nhất là những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tạo động lực mới cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước." alt=""/>Tạo sức mạnh tổng hợp mới cho đất nướcVới Hưng Thịnh Incons, trong giai đoạn 2022 - 2026, công ty ưu tiên thực hiện chiến lược HTN 2.0 với kỳ vọng tăng quy mô thi công gấp 4 lần và trong 3 năm tới, dự kiến sẽ bàn giao khoảng 20.000 sản phẩm. Để hiện thực hóa mục tiêu, Ban lãnh đạo Hưng Thịnh Incons tập trung chiến lược phát triển vào 5 mũi nhọn gồm: hệ sinh thái, tăng trưởng, hạ tầng, chuỗi giá trị và công nghệ. Trong năm 2022, Công ty nỗ lực tăng tốc triển khai tự động hóa thông minh nhằm tự động hóa quy trình, tăng năng lực đấu thầu với mức giá cạnh tranh để phát triển đột phá.
Nền móng vững chắc để tăng trưởng
Ngày 16/09/2022, Hưng Thịnh Incons đã ký kết hợp tác chiến lược với Công ty CP Tư vấn Thiết kế cảng & Kỹ thuật biển (Portcoast) nhằm nghiên cứu và triển khai các giải pháp công nghệ, tối ưu hóa quy trình giám sát thi công dự án… Theo thỏa thuận ký kết, Portcoast sẽ cung cấp cho Hưng Thịnh Incons các sản phẩm, dịch vụ về xây dựng ứng dụng quản lý công trình, mô phỏng hình ảnh và xây dựng mô hình từ dữ liệu Point Cloud (đám mây điểm), quản lý chất lượng dự án…
Theo đó, bên cạnh tiếp tục tối ưu hóa hệ thống quản trị, tự động hóa trong vận hành (áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO), công ty liên tục chuẩn hóa quy trình, chủ động đầu tư, hoàn thiện mô hình thông tin xây dựng (Building Information Modeling - BIM), chuẩn bị sẵn sàng hạ tầng kỹ thuật để kết nối với các đơn vị liên quan theo yêu cầu vào tháng 12/2022.
Dưới dạng mô hình 3D, BIM lập bản đồ mọi giai đoạn, từ thiết kế, quy hoạch, xây dựng, cơ sở hạ tầng và quyền quản lý của tòa nhà cho đến giai đoạn cải tạo hoặc phá dỡ; cho phép phát triển mô phỏng kỹ thuật số ngay từ giai đoạn lập kế hoạch.
Mô hình đồng thời cung cấp thông tin về tiến độ, chi phí và hiện trạng của dự án. Bằng cách này, tình trạng yếu kém trong kế hoạch dự kiến có thể được ngăn chặn sớm và xác định các chi phí bổ sung. Sử dụng BIM trong thi công giúp tối ưu hóa chi phí, nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro, rút ngắn thời gian hồ sơ hoàn công, tạo nguồn dữ liệu dùng chung cho tất cả các hoạt động quản lý trong suốt chu kỳ thi công công trình xây dựng.
Bên cạnh đó, Hưng Thịnh Incons cũng chủ động đầu tư, áp dụng công nghệ xây dựng và vật liệu xây dựng mới như: tiêu chuẩn hóa module lắp ghép, in 3D, bê tông đúc sẵn; kết hợp với ĐH Bách khoa TP.HCM nghiên cứu ứng dụng vật liệu xanh sạch, nguyên vật liệu địa phương phù hợp khí hậu và thổ nhưỡng từng vùng.
Ông Trần Tiến Thanh, Tổng Giám đốc Hưng Thịnh Incons, chia sẻ: “Hiện nay, Hưng Thịnh Incons đã hợp tác với một số doanh nghiệp, xây dựng nền tảng về BIM; có kinh nghiệm trong việc hỗ trợ phát triển công nghệ này trong các công trình xây dựng như khảo sát, kiểm định, thiết kế và các dịch vụ tư vấn liên quan khác. Đây là sự khởi động cho những bước đi tiếp theo của Hưng Thịnh Incons trong công cuộc chuyển đổi số. Từ đó, giúp doanh nghiệp tối ưu những lợi thế cạnh tranh và thực thi mạnh mẽ các chiến lược phát triển ưu tiên để nâng cao nội lực, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường”.
Thế Định
" alt=""/>Hưng Thịnh Incons đẩy mạnh chuyển đổi số trong thi công xây dựng dự ánSau khi UBND TP.HCM có quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá và ký hợp đồng mua bán tài sản đấu giá, Cục thuế Thành phố đã ban hành các thông báo thuế đề nghị nộp tiền sử dụng đất và lệ phí trước bạ đối với 4 doanh nghiệp nói trên.
Đến cuối tháng 1/2022, Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt và Công ty TNHH Đầu tư và kinh doanh thương mại Bình Minh đã có văn bản gửi cơ quan chức năng xin không tiếp tục thực hiện hợp đồng.
Hết thời hạn 180 ngày kể từ khi ra thông báo thuế, tức ngày 6/7/2022, hai doanh nghiệp trúng đấu giá còn lại là Công ty Cổ phần Sheen Mega và Công ty Cổ phần Dream Republic cũng không thực hiện nghĩa vụ nộp tiền.
Để được tham gia đấu giá các lô đất, các doanh nghiệp phải nộp tiền cọc tương ứng 20% giá khởi điểm của lô đất. Với việc đơn phương chấm dứt hợp đồng mua các lô đất, 4 doanh nghiệp bị mất tổng số tiền đặt cọc 1.051 tỷ đồng.
Theo lãnh đạo Cục thuế TP.HCM, sau khi UBND TP.HCM thu hồi quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá thì 4 doanh nghiệp chỉ mất tiền đặt cọc. Còn các khoản tiền cưỡng chế từ tài khoản hoặc tiền chậm nộp sẽ bị huỷ hoặc hoàn trả cho doanh nghiệp.