Trường hợp thứ 2 là ông N.M.Đ. (45 tuổi, Thị trấn Thanh Thủy, Phú Thọ) vào viện trong tình trạng đau bụng vùng hố chậu trái, đau quặn từng cơn tăng dần, trong cơn đau xuyên ra sau lưng. Qua thăm khám, kiểm tra nhận thấy người bệnh có hình ảnh ứ nước thận trái do sỏi niệu quản đoạn 1/3 trên, sỏi thận hai bên và được chỉ định phẫu thuật tán sỏi niệu quản bằng ống mềm. Sau ca phẫu thuật thành công, sức khỏe người bệnh đã hồi phục.
Bệnh nhân thứ 3 là ông L.K.T. (52 tuổi, Xuân Lộc, Thanh Thủy, Phú Thọ) được người bệnh vào viện trong tình trạng đau bụng vùng hố chậu, đau quặn từng cơn và xuyên ra sau lưng. Người bệnh được chẩn đoán ứ nước thận trái do sỏi bể thận, sỏi thận hai bên và được thực hiện phẫu thuật tán sỏi thận qua da.
Theo các bác sĩ, sỏi thận là bệnh phổ biến ở Việt Nam, tỷ lệ mắc rất cao. Trong đó, việc sử dụng thuốc bừa bãi không theo chỉ dẫn của bác sĩ là một trong số nguyên nhân có thể dẫn tới bệnh sỏi thận. Thói quen ăn mặn, nhiều dầu mỡ làm tăng thể tích tuần hoàn khiến các chất khoáng được lọc qua thận nhiều cũng làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận. Ngoài ra, một số thói quen khác cũng gây sỏi thận như uống ít nước, mất ngủ kéo dài, nhịn ăn sáng hay nhịn tiểu.
Du khách có thể thuê một chiếc thuyền lớn, lênh đênh trên đầm trong một giờ với giá khoảng 100.000 - 120.000 đồng và tận hưởng các món ngon ngay tại thuyền như tôm sú nướng, bạch tuộc xào ớt,... Đặc biệt không thể không kể đến món bánh khoái cá kình - đặc sản độc lạ, thơm ngon, bổ dưỡng nhưng giá bình dân, chỉ có ở Huế.
Theo người dân, tên gọi món bánh khoái này xuất phát từ cách làm bánh. Loại bánh này thường được người Huế chế biến bằng cách “đổ bánh” trong các chảo nhỏ trên bếp củi hay bếp than, tương tự như bánh xèo.
Trong quá trình nấu, bếp sinh ra nhiều khói, bay nghi ngút quanh chảo khiến những chiếc bánh này bị ám mùi khói nên người ta gọi là bánh khói. Tuy nhiên, theo cách đọc của nhiều người Huế, “khói” đọc chệch thành “khoái” nên từ đó, món có tên là bánh khoái.
Món bánh khoái cá kình thoạt nhìn khá đơn giản nhưng đòi hỏi sự kỳ công trong khâu tuyển chọn nguyên liệu. Món ăn này còn đặc biệt ở chỗ, thông thường người bán bánh khoái cá kình ở chợ làng Chuồn không có sẵn. Thực khách muốn ăn phải tự ra khu bán cá trong chợ để mua cá kình rồi mang về cho các o, các mệ đổ bánh xèo chế biến giùm với tiền công từ 3.000 - 5.000 đồng/chiếc.
Muốn chọn được mẻ cá kình ngon, du khách phải đi chợ sớm, khi ngư dân vừa đưa thuyền đánh bắt trở về. Khu chợ cá nổi tiếng nhất ở huyện Phú Vang chính là chợ làng Chuồn. Theo người dân địa phương, cá kình muốn ngon phải chọn con to cỡ 3 đầu ngón tay, thân màu ánh vàng và dày thịt.
Trước khi chế biến, cá được đem rửa sạch, để nguyên con. Ruột cá cũng được giữ lại để tăng độ bùi bùi, béo ngậy. Theo quan niệm của người địa phương, ruột cá kình chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe, ăn vào sẽ giúp an thần, ngủ ngon giấc.
Để làm món bánh này, đầu tiên, người ta chiên vàng cá kình trên chảo dầu nóng trước. Loại chảo được sử dụng có kích thước nhỏ, phẳng, vừa đủ tráng chiếc bánh bằng cỡ hai bàn tay chụm lại.
Khi cá chín vàng, dậy mùi thơm thì đổ bột bánh đã được khuấy đều vào, thêm ít rau như giá đỗ, hành lá,... rắc lên trên. Bột bánh phải đổ đều tay, tràn khắp chảo để bánh có độ mềm, mỏng. Chờ chừng 2-3 phút là bánh chín, nhấc khỏi chảo để tránh tình trạng bột bánh còn sống hoặc cháy quá.
Người địa phương nhận xét, bánh khoái cá kình ngon nhất khi ăn nóng và sử dụng tay không thay vì dùng đũa. Khách gỡ xương cá đến đâu, ăn luôn đến đấy. Cá kình có vị đậm đà, bùi bùi, thịt dai mềm. Còn bánh khoái tuy mỏng nhưng đủ để du khách cảm nhận được độ dai giòn, bùi ngậy của bột gạo, kết hợp chút rau giúp giảm cảm giác ngấy.
Bánh khoái cá kình được ăn cùng với mắm nhĩ, cho thêm ớt và nước mắm chua ngọt. Cá kình thì chấm với nước mắm nhĩ, còn bánh khoái lại chấm nước mắm chua ngọt. Sự kết hợp lạ lùng này mang đến hương vị khó quên cho món ăn.
Thời xưa, muốn thưởng thức bánh khoái cá kình, khách phải lặn lội về tận chợ làng Chuồn, cách trung tâm thành phố hơn 10km. Hiện nay, các nhà hàng, quán ăn bán hải sản ở thành phố Huế đã phục vụ món này trên thực đơn.
Tuy nhiên, bánh khoái cá kình của làng Chuồn vẫn ngon và nổi tiếng chuẩn vị nhất. Món ăn này có giá dao động từ 20.000 - 30.000 đồng/suất, tùy loại cá bé hay cá to, bánh bé hay bánh to.
Ngoài cá kình, du khách có thể thưởng thức bánh khoái với các loại hải sản đặc trưng khác ở đầm chuồn như tôm, mực, cá dìa,... Mỗi nguyên liệu sẽ tạo nên hương vị khác nhau cho món ăn, đảm bảo làm nức lòng du khách.
Bánh khoái mực, tôm,... cũng được thực khách yêu thích và thưởng thức khi ghé Huế (Ảnh: Bánh khoái làng Chuồn).
Chị Thủy Hằng - du khách đến từ Hà Nội chia sẻ, vài lần có dịp ghé thăm Huế, cô đều tới làng Chuồn để thưởng thức món bánh khoái cá kình. 9X nhận xét, đây là món ăn hội tụ đủ các yếu tố như ngon, bổ, rẻ.
“Mình từng đọc một số bài chia sẻ trên các diễn đàn mạng chuyên về du lịch và thấy ấn tượng với món bánh khoái cá kình chỉ có ở Huế. Bởi vậy, khi có dịp ghé thăm vùng cố đô, mình đã dành thời gian đi tới làng Chuồn để thưởng thức đặc sản này.
Món ăn hấp dẫn ngay từ tên gọi đến cách chế biến. Tuy trông giống bánh xèo nhưng bánh khoái cá kình có hương vị riêng, mà thực sự ăn là khoái. Mình vốn không thích ăn cá nhưng đã mê mẩn món bánh này từ lần đầu tiên. Chấm theo thang điểm 10 thì bánh khoái cá kình đạt 9 điểm”, Hằng hài hước chia sẻ.
Phan Đậu
Zinger+ sở hữu thiết kế gọn gàng, tiện dụng. Xe có chiều cao yên 740mm, sử dụng khung thép carbon, dàn áo nhựa ABS được sơn tĩnh điện. Thiết kế của xe phù hợp với chị em phụ nữ, học sinh nhờ yên thấp, đủ giỏ đựng đồ, bàn đạp, đèn chiếu sáng, đồng hồ đo dung lượng pin...
Pega trang bị cho xe đạp điện Zinger+ khối động cơ điện 250W, giúp đạt tốc độ từ 25-35km/h, phù hợp với mục đích sử dụng chính của phần lớn người dùng sử dụng xe để đi lại. Đi kèm với đó, Pega trang bị cho xe điện của mình ắc quy loại 48V-12Ah, giúp cấp nguồn cho tối đa quãng đường 80km.
Asama là một trong những thương hiệu xe đạp điện sớm xuất hiện trên thị trường Việt Nam cách đây đã lâu. Với số tiền 3- 5 triệu đồng, bạn có thể chọn mua mẫu điện Asama EBK SH1801 đời 2020-2021.
Asama SH 1801 là dòng xe đạp điện đô thị thế hệ mới, đối thủ của Pega Zinger+ với thiết kế nhỏ gọn, nhẹ nhàng giúp người dùng di chuyển linh hoạt, dễ dàng. Xe sử dụng bộ vành đúc 18 inch bằng hợp kim cao cấp, sử dụng thắng cơ kiểu xe máy đặt ở tâm bánh xe giúp người điều khiển dễ dàng làm chủ tốc độ của xe. Ngoài ra xe đời này đã dùng bộ giảm xóc sau lò xo thay thế bản cũ, có thể chở nặng đến 120kg, vận hành ổn định.
Động cơ xe được sản xuất với quy trình đến từ Đài Loan với công suất 250W. Xe đạp điện Asama EBK SH 1801 sử dụng bình ắc quy chì khô, giúp xe có thể di chuyển tối đa 50 km mới phải sạc đầy 1 lần. Giá mua mới của mẫu xe này hiện nằm trong khoảng 9,9-10,5 triệu đồng tùy từng đại lý.
Trên các chợ xe cũ, Osakar Alpha 2020-2021 hiện được chào bán với giá dao động từ 3-5,5 triệu đồng. Osakar Alpha 2020, 2021 được thiết kế theo dạng khối kéo dài theo thân xe về đuôi, giống mẫu Nijia của Trung Quốc quen thuộc thời gian trước.
Phần đầu đèn trước của xe đạp điện Osakar Alpha S 2021 ở dạng cụm 2 đèn LED, bánh trước và sau của xe được trang bị cặp lốp kích thước 18 x2.5 và một vành hợp kim thép tiêu chuẩn.
Xe đạp điện Osakar Alpha S 2021 được trang bị bộ bình ắc quy thông số 48V-12Ah cho vận tốc tối đa 30-40km/h. Sau mỗi lần sạc đầy, xe có thể di chuyển được quãng đường tối đa khoảng 50km. Thời gian sạc đầy bình của con xe này rơi vào khoảng từ 6-8 tiếng.
Hiện tại, mẫu xe điện Alpha S 2023 được nhà sản xuất trang bị 3 phiên bản với giá bán dao động từ 11,39-13,49 triệu đồng.
Nijia là một thương hiệu từng làm mưa làm gió kể từ khi xuất hiện tại thị trường Việt Nam vào năm 2009. Cái tên Nijia cũng phổ biến hơn chục năm nay cho một mẫu xe được nhiều chị em ở đô thị sử dụng.
Hiện tại, xe đạp điện Nijia có rất nhiều biến thể với giá bán từ 9 -13 triệu đồng tuỳ theo khác biệt về ắc-quy, đèn, vành, phanh,...
Điểm nhấn và cũng là sự độc đáo của xe đạp điện Nijia đó là giỏ đựng hàng phía trước tạo hình như một ba lô nhỏ, sàn xe cứng chắc và giảm xóc tốt hơn so với một số dòng xe đạp điện học sinh giá tương đương như X-men.
So với những mẫu xe đạp điện giá tương đương thì điểm hơn của Nijia là có động cơ công suất lên tới 500W. Xe sử dụng bình ắc quy 48V - 12A, có thời gian sạc đầy trung bình 6-8 tiếng và quãng đường đi được sau mỗi lần sạc là 40-45Km. Giá xe cũ đời 2019-2020 hiện đang bán chưa đến 5 triệu đồng.
(tổng hợp)