Cụ thể, tự động hóa sẽ thay thế con người ở những công việc đơn giản, ngược lại các công ty sẽ tăng thêm đội ngũ nhân lực có tay nghề cao để quản lý được máy móc. Khi tự động hóa, thị trường lao động sẽ phải chuyển đổi tích cực hơn và chất lượng của đội ngũ lao động sẽ được nâng cao.
Bên cạnh những yếu tố vẫn được nhắc đến mang tính phổ biến như toàn cầu hóa, sự dịch chuyển lao động, chiến tranh thương mại… thì năm 2020 toàn thế giới còn chứng kiến một cuộc cuộc khủng hoảng chưa từng có, gây sự bất ngờ, bất an là Dịch covid-19 và những cảnh báo về một thế giới “hậu Covid-19”.
![]() |
Trang bị kỹ năng nghề là yêu cầu bắt buộc với người trẻ trong thế giới việc làm ‘thời kỳ mới’. Ảnh minh họa |
Bà Akiko Sakamoto, chuyên gia cao cấp, Văn phòng ILO châu Á – Thái Bình Dương đánh giá, “Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc làm của thanh niên”. Đó là: Gây ra sự gián đoạn lớn cho giáo dục và đào tạo, giảm cơ hội việc làm và thu nhập thấp hơn trong tương lai; Làn sóng mất việc làm hiện tại và đóng cửa doanh nghiệp và khởi nghiệp đang làm giảm cơ hội việc làm và thu nhập; Lần đầu tiên gia tăng trở ngại cho thanh niên tham gia vào thị trường lao động, buộc họ phải đảm nhận những công việc bấp bênh, không chính thức và dễ bị tổn thương.
Bà Akiko Sakamoto cũng cảnh báo, giới trẻ cần phải chuẩn bị không chỉ cho việc chuyển đổi từ trường học sang nơi làm việc, mà cả sự chuyển đổi công việc sang công việc. Theo đó, họ cần nhìn nhận “thay đổi nên là đặc tính bình thường của thế giới việc làm; thay đổi sự nghiệp, thay đổi một việc làm, thay đổi một công việc sẽ trở nên phổ biến hơn bao giờ hết”.
Mức độ của sự “sẵn sàng”
Rõ ràng làm việc trong một “thời kỳ mới”, đặc biệt với thanh niên, đặt ra yêu cầu mạnh mẽ về khả năng thích ứng, việc xây dựng, phát triển kỹ năng nghề phù hợp. Song, trên thực tế, sự “sẵn sàng” này ra sao?
Khảo sát thiếu hụt kỹ năng do ManpowerGroup tiến hành năm 2018 với 39.195 nhà tuyển dụng tại 43 quốc gia và vùng lãnh thổ cho thấy, có tới 45% nhà tuyển dụng không tìm được người có kỹ năng họ cần, 27% nhà tuyển dụng cho rằng ứng viên thiếu cả kỹ năng chuyên môn và kỹ năng con người.
Số liệu của Tổ chức Kỹ năng thế giới do ông Trương Anh Dũng, Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐ-TBXH dẫn ra dự báo, trong 10 đến 15 năm tới có khoảng 40% lao động toàn cầu sẽ không còn phù hợp với công việc tương lai. Quỹ tiền tệ thế giới IMF ước tính, có tới 6% IDP của toàn cầu bị mất đi mỗi năm bởi sự chênh lệch về kỹ năng của lao động hiện tại so với yêu cầu của doanh nghiệp trong tương lai do sự thay đổi của công nghệ và thị trường.
Còn tại Việt Nam, số liệu của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, tính đến quý II/2019, lực lượng lao động Việt Nam từ 15 tuổi trở lên của cả nước là 55,46 triệu người (chiếm hơn 1 nửa dân số với tỷ lệ 57,65%), trong đó lực lượng lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ chiếm 22,37%. Như vậy, lực lượng lao động chưa có văn bằng chứng chỉ, chưa được công nhận chiếm tới 77,63%.
Ngân hàng Thế giới đánh giá chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam đạt mức 3,79 điểm (trong thang điểm 10) xếp hạng thứ 11 trong số 12 quốc gia được khảo sát tại châu Á.
Năm 2019, ManpowerGroup (Hoa Kỳ) công bố bảng phân tích dữ liệu từ 76 quốc gia, trong Tổng chỉ số lao động 2019 (TWI, phân tích trên 100 yếu tố đánh giá tính sẵn sàng về kỹ năng, hiệu quả chi phí, năng suất lao động…), Việt Nam xếp hạng 57 (so với hạng 43 năm 2018) và hạng 13 trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương (so với hạng 12 năm 2018) về phương diện tìm nguồn ứng viên, tuyển dụng và giữ chân người có kỹ năng. Tỷ lệ lao động có kỹ năng cao tại Việt Nam năm 2019 chỉ chiếm 11,6% tổng lực lượng lao động (tăng 0,8% so với năm 2018).
Trong khi đó, theo Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM (Falmi), nhu cầu nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp hiện nay đang phát triển theo hướng thu hút cần nhân lực có trình độ cao, nhân lực qua đào tạo chiếm tới 82,92%. Trong đó nhu cầu nhân lực có trình độ đại học trở lên chiếm 12,46%, cao đẳng 17,04%, trung cấp 26,04%, sơ cấp nghề - công nhân kỹ thuật lành nghề 27,38%.
Khuyến khích sự tham gia, công nhận của doanh nghiệp
Nhấn mạnh việc phát triển kỹ năng là vấn đề lớn, là sự quan tâm toàn cầu, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, ông Trương Anh Dũng đánh giá: “ngày nay, lực lượng có kỹ năng nghề là chìa khóa của sự tăng trưởng ổn định của mỗi quốc gia, thể hiện quyền lực trong thế so sánh sức cạnh tranh quốc gia, thậm chí được coi là đơn vị tiền tệ mới trên thị trường lao động quốc tế”.
Cũng theo ông Dũng, Thủ tướng Chính phủ đang chỉ đạo các địa phương tranh thủ thời cơ dân số vàng, tập trung vào sự phát triển giáo dục nghề nghiệp, phát triển nhân lực có kỹ năng nghề để tập trung phát triển kinh tế xã hội, nhất là trong bối cảnh chịu sự tác động của dịch bệnh Covid-19, xu hướng tự động hóa, điện tử hóa, số hóa và tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Đây cũng là tinh thần của Chỉ thị số 24 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần tăng năng suất lao động và tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia trong thời kỳ mới.
Việc giải bài toán nhiều thách thức phát triển và công nhận trình độ kỹ năng nghề, đặc biệt với thanh niên, chắc chắn không thể thiếu vắng vai trò trọng yếu của doanh nghiệp.
Trong một mô hình giáo dục nghề nghiệp mang tính điển hình là mô hình đào tạo kép tại Đức, doanh nghiệp là một bên tham gia, cùng các bên tham gia khác cam kết mạnh mẽ với GDNN; cùng ra quyết định ở tất cả các cấp và trong các lĩnh vực cốt lõi của GDNN; điều phối, đảm bảo chất lượng và công nhận đào tạo kép.
Còn theo bà Akiko Sakamoto, một trong giải pháp để tăng nhu cầu về lao động có kỹ năng, là hỗ trợ sự “chuyển đổi” bằng cách nhắc nhở giới sử dụng lao động rằng khi nội dung của công việc đi lên, thì giá trị của công việc cũng tăng lên.
Trong các kiến nghị, đề xuất đưa ra, bà Trần Thị Lan Anh cho rằng, cần phải phát triển mô hình gắn kết chặt chẽ nhà nước – nhà trường – doanh nghiệp; tăng cường các cơ chế chính sách, ưu đãi, khuyến khích DN tham gia vào toàn bộ chương trình giáo dục nghề nghiệp.
Chỉ thị 24/CT-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ cũng đặt ra yêu cầu vơi các bộ ngành địa phương tăng cường gắn kết chặt chẽ 3 “Nhà”: Nhà nước - Nhà trường - Nhà doanh nghiệp trong các hoạt động giáo dục nghề nghiệp; khuyến khích các doanh nghiệp công nhận, tuyển dụng, sử dụng, trả tiền lương, tiền công cho người lao động dựa trên kỹ năng và năng lực hành nghề; tuyển dụng, sử dụng người lao động đã qua đào tạo hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định của pháp luật.
Cùng ngày 14/7, trước khi diễn ra Hội thảo, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã tổ chức lễ công bố và ra mắt 10 đại sứ kỹ năng nghề Việt Nam đầu tiên. Phát biểu tại Hội nghị, ông Lê Quân, Thứ trưởng Bộ LĐ-TBXH đánh giá, việc ra mắt các Đại sứ kỹ năng nghề có ý nghĩa rất quan trọng, đây là những cá nhân đại diện cho sự phát triển kỹ năng, những tấm gương sẽ truyền cảm hứng cho các bạn trẻ, các bạn học sinh, sinh viên trong việc học tập, rèn luyện để trở thành những kỹ thuật viên, có kỹ năng tay nghề cao hoạt động được trong thị trường lao động trong nước và quốc tế. Mong muốn các đại sứ kỹ năng nghề luôn đồng hành với ngành để thúc đẩy giáo dục nghề nghiệp phát triển. |
Minh Vy
" alt=""/>Người trẻ cần trang bị gì trong thế giới việc làm ‘thời kỳ mới’?
Trước tình hình bùng phát của dịch Covid-19 trên toàn cầu, việc học tập của một số du học sinh Việt Nam ở nước ngoài bị gián đoạn, nhiều sinh viên đã lựa chọn trở về Việt Nam để tiếp tục học tập. Công văn số 2582/BGDDT-GDĐH của Bộ GD&ĐT về việc tiếp nhận du học sinh Việt Nam và sinh viên quốc tế chỉ áp dụng cho các chương trình đào tạo quốc tế giảng dạy bằng tiếng Anh và chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài.
Căn cứ theo nguyện vọng của người học, trường Đại học FPT quyết định mở rộng chính sách xét tuyển thẳng và chuyển đổi tín chỉ để du học sinh tiếp tục học tập và nhận bằng tốt nghiệp do trường Đại học FPT cấp. Đối tượng xét tuyển thẳng là du học sinh tại các trường Top 1000 thế giới hoặc đạt xếp hạng QS 5 sao về đào tạo. trường Đại học FPT sẽ căn cứ vào kết quả học tập của du học sinh đã tích luỹ trong thời gian học ở nước ngoài để xem xét miễn giảm và công nhận chuyển đổi tín chỉ.
![]() |
Môi trường học tập quốc tế tại ĐH FPT sẽ giúp du học sinh dễ thích nghi khi về học tại Việt Nam |
Ông Nguyễn Khắc Thành - Hiệu trưởng trường Đại học FPT cho biết: “Với chất lượng đào tạo quốc tế, môi trường học tập nhân văn, cơ sở vật chất hiện đại, Đại học FPT tin tưởng sẽ là một trong các lựa chọn tốt nhất của du học sinh về nước có nguyện vọng được tiếp tục học đại học tại Việt Nam. Chúng tôi cũng tin tưởng rằng đây cũng là môi trường trải nghiệm phong phú, tạo ra nhiều cơ hội để các em xây dựng tương lai của mình”.
Đại học FPT là trường đại học Việt Nam đầu tiên tham gia xếp hạng QS quốc tế, trường đạt chuẩn 5 sao quốc tế về: chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất, việc làm cho sinh viên và trách nhiệm xã hội với 4 khu học xá hiện đại tại Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng và Cần Thơ.
![]() |
Sinh viên Đại học FPT được học tập 100% bằng giáo trình nhập khẩu từ nước ngoài, tham khảo của các trường uy tín, hàng đầu trên thế giới |
Không khác biệt với những trường đại học tại các nước có nền giáo dục tiên tiến hàng đầu trên thế giới, ngoài kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ, sinh viên ĐH FPT còn được được trang bị kỹ năng mềm và kiến thức văn hóa đa dạng nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của các nhà tuyển dụng trong nước và quốc tế.
Năm 2020, Đại học FPT tuyển sinh các ngành học đón đầu xu hướng 4.0: Công nghệ thông tin (bao gồm các chuyên ngành: Kỹ thuật phần mềm; Hệ thống thông tin; Trí tuệ nhân tạo; An toàn thông tin; IoT; Hệ thống Ô tô và điều khiển (dự kiến); Xử lý dịch vụ số (dự kiến); Thiết kế Mỹ thuật số); Quản trị kinh doanh (bao gồm các chuyên ngành: Digital Marketing; Kinh doanh quốc tế; Quản trị khách sạn; Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành; Quản trị truyền thông đa phương tiện); Ngôn Ngữ Anh; Ngôn Ngữ Nhật; Ngôn Ngữ Hàn Quốc.
Du học sinh quan tâm và muốn tìm hiểu về cơ hội học tập, lấy bằng đại học tại Đại học FPT có thể điền thông tin đăng ký tại https://daihoc.fpt.edu.vn/dang-ky-truc-tuyen/.
Lệ Thanh
" alt=""/>Đại học FPT xét tuyển thẳng du học sinh về nước![]() |
Họp báo bảng D trước trận ra quân VCK U23 châu Á 2020 |
Trận đấu đầu tiên hết sức quan trọng và khó khăn khi gặp đối thủ mạnh UAE. U23 Việt Nam nỗ lực hết mình để giành kết quả tốt nhất trong tất cả các trận đấu”.
Về việc Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) ví U23 Việt Nam là ngựa ô tại giải, thầy Park chia sẻ quan điểm: “FIFA và AFC nghĩ U23 Việt Nam là đội ngựa ô. Tôi cảm ơn về những đánh giá và sự quan tâm đến từ bạn bè và giới chuyên môn quốc tế. Tôi chỉ quan tâm tới việc tập trung tối đa cùng các cầu thủ để giành kết quả tốt nhất, chứ không phải những gì họ nói về chúng tôi trước hay sau mỗi trận”.
Đánh giá về đối thủ UAE trong trận ra quân ngày 10/1, thầy Park nhấn mạnh: “Chúng tôi biết rõ về các cầu thủ UAE. Hai đội từng thi đấu giao hữu tại Việt Nam và trận đấu ngày mai là cơ hội để chúng ta sử dụng những thông tin trước trận này.
HLV Park Hang Seo tuyên bố sẽ làm hết sức để cùng U23 Việt Nam chiến thắng ngày ra quân. Ảnh: Song Ngư |
Tôi luôn lắng nghe những lời khuyên từ các chuyên gia bóng đá trong nước, nhưng tôi là người quyết định cuối cùng về những gì ở các đội tuyển quốc gia. Tôi tin vào các quyết định của mình”.
“Trận đấu đầu tiên hết sức khó khăn với u23 Việt Nam khi gặp U23 UAE. Đây là đối thủ mạnh và đẳng cấp châu lục. HLV của họ có trình độ như HLV giải trước. Đó là trận đấu chúng tôi phải giải quyết nhau trên chấm 11m. Hai đội đã quá quen thuộc nên rất khó khăn khi đối đầu. Chúng tôi cần vượt qua mọi áp lực, nỗ lực hết mình trên sân", thầy Park chốt lại.
Trận đấu giữa U23 Việt Nam và U23 UAE diễn ra vào lúc 17h15, trên sân Buriram.
Song Ngư
" alt=""/>HLV Park Hang Seo nói gì U23 Việt Nam vs U23 UAE, U23 châu Á 2020