
 |
Taxi công nghệ bắt đầu mở rộng hoạt động |
Nghị định 10 quy định về điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được ban hành tháng 1/2020 và chính thức có hiệu lực từ 1/4/2020. Nghị định mới không chỉ thay thế quy định cũ mà còn là mốc chấm dứt "cuộc chiến" giữa taxi truyền thống và taxi công nghệ khi cùng được quản lý thống nhất.
Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định mới đã được Bộ GTVT ban hành cuối tháng 5. Trước thời điểm đó, Bộ GTVT cũng yêu cầu các hãng xe công nghệ dừng hoạt động theo đề án thí điểm (Quyết định số 24/QĐ-BGTVT) để quản lý theo Nghị định mới.
Các hãng xe công nghệ trên thị trường như Grab, be, FasGo được lựa chọn loại hình phù hợp và đều đã đưa ra các lựa chọn của mình. Trong khi be vẫn là đơn vị hoạt động theo mô hình vận tải ngay từ đầu thì ứng dụng gọi xe FastGo lựa chọn là ứng dụng kết nối.
Trong khi đó, khi trả lời phỏng vấn báo chí, đại diện Grab cho biết: Grab sẽ tiếp tục hoạt động như một nền tảng công nghệ đa dịch vụ. Tuy nhiên, riêng với dịch vụ GrabCar, sẽ là dich vụ vận tải.
Được hoạt động “chính danh”, xe công nghệ bắt đầu mở rộng hoạt động. Đầu tháng 6, Grab thông báo sự hiện diện của dịch vụ GrabCar tại 3 địa phương là: Cần Thơ, Lâm Đồng, Hải Phòng bắt đầu từ ngày 15/6/2020. Trước đó, các dịch vụ vận chuyển Grab đã có tại các địa phương này nhưng là dịch vụ GrabTaxi.
Theo đó, mức giá của dịch vụ GrabCar 4 chỗ tại Cần Thơ và Lâm Đồng có giá tối thiểu là 23.000 đồng và giá mỗi km sau là 11.000 đồng. Trong khi đó, giá tối thiểu của cuốc xe tại Hải Phòng có giá 22.000 đồng và giá mỗi km là 9.500 đồng. Biểu giá này cũng linh động khi nhu cầu tăng cao, dựa theo khu vực, thời điểm trong ngày.
Đây được cho là động thái mở rộng đầu tiên của hãng xe công nghệ khi được hoạt động một cách “chính danh”. Bước đi khá quen thuộc, GrabCar được mở rộng ở các địa phương giàu tiềm năng du lịch.
Trong khi đó, dù “tham vọng” mở rộng hoạt động ra 22 tỉnh, thành như dự kiến trước đó chưa thành hiện thực nhưng đối thủ của Grab là be hiện đang có mặt tại 7 tỉnh, thành gồm: TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Cần Thơ, Đồng Nai và Bình Dương.
Xe hợp đồng phải tuân thủ nhiều quy định mới
 |
Các xe công nghệ phải tuân thủ nhiều quy định mới. Ảnh: Vietnambiz |
Được phép mở rộng hoạt động ra các địa phương trên cả nước nhưng hoạt động của các dịch vụ xe công nghệ phải chịu sự quản lý và tuân theo quy hoạch chung của từng địa phương.
Ngoài ra, cũng theo quy định mới các loại xe vận tải hành khách sử dụng phần mềm cũng phải chịu các quy định như kinh doanh taxi.
Cụ thể, để đủ điều kiện hoạt động, các xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng như GrabCar, be, FastGo… phải được cấp lại phù hiệu và niêm yết một các thông tin cần thiết.
Từ tháng 7 tới, các tài xế cũng phải dán 3 loại tem: phù hiệu xe hợp đồng (thường gắn ở kính trước xe), logo hợp tác xã (gắn ở cửa xe), tem GrabCar (dán ở kính lái bên trong xe).
Thông tin bắt buộc đầu tiên là tên và số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải. Kích thước tối thiểu dài 20cm và rộng 20cm. Vị trí dán ở phần đầu mặt ngoài hai bên thân xe hoặc hai bên cánh cửa xe.
Phía dưới tem đăng kiểm của xe cần dán thêm phù hiệu, biển hiệu. Ngoài ra ở kính trước và sau xe phải dán thêm cụm từ “Xe hợp đồng”. Bên trong xe cần có hướng dẫn an toàn giao thông, bình chữa cháy.
Một thông tin nữa khi hoạt động tại các địa phương, đó là việc quản lý các nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp. Hà Nội cũng đã có văn bản chỉ đạo các cơ quan quản lý tham mưu UBND thành phố quản lý chặt chẽ và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với đơn vị cung cấp phần mềm, đơn vị kinh doanh vận tải để thực hiện hợp đồng điện tử. Đồng thời hướng dẫn việc thực hiện kết nối dữ liệu hóa đơn điện tử, vé điện tử của các loại hình kinh doanh vận tải hành khách và hàng hóa bằng xe ô tô; tham mưu cho UBND thành phố quy định về quản lý và kê khai giá cước đối với xe hợp đồng dưới 9 chỗ ngồi…
Duy Vũ

Taxi công nghệ đã được định danh?
ictnews Tranh cãi suốt 4 năm qua giữa taxi công nghệ và taxi truyền thống liệu có kết thúc khi Nghị định 10 về điều kiện kinh doanh vận tải phân định rõ khái niệm đơn vị kinh doanh vận tải và đơn vị cung cấp phần mềm? Nghị định mới cũng yêu cầu doanh nghiệp gọi xe phải lựa chọn mô hình hoạt động.
" alt=""/>Taxi công nghệ rục rịch mở rộng hoạt động sau nghị định 10

Ứng dụng chia sẻ video đứng đầu App Store bị gỡ bỏ do ăn cắp nội dung từ TikTok. Ảnh: Forbes.
Sau khi xuất hiện trên Android và iOS đầu tháng 5, Zynn nhanh chóng vươn lên đứng đầu danh sách ứng dụng giải trí, thứ 2 trong số tất cả ứng dụng được tải về nhiều nhất trên App Store Mỹ, top 10 ứng dụng phổ biến trên Play Store cuối tháng 5.
Cách xem nội dung trên Zynn cơ bản khá giống TikTok, bạn sẽ vuốt dọc màn hình để xem những video ngắn được chia sẻ bởi tất cả người dùng. Ngay cả vị trí đặt nút thích, bình luận của Zynn cũng tương tự TikTok.
Điểm khác biệt giúp Zynn nổi tiếng chính là cơ chế tặng tiền cho người dùng. Cụ thể, Zynn sẽ trả bạn 1 USD khi đăng ký tài khoản, 20 USD nếu mời được một người bạn đăng ký đầu tiên và 10 USD cho mỗi 5 người đăng ký sau đó.
Theo SCMP, nhiều người cho biết đã nhận tiền thành công qua dịch vụ PayPal, tuy nhiên một số khác nói rằng họ không thể rút tiền thưởng. Tính hợp pháp của cơ chế này cũng chưa được xác nhận. Cơ quan giám sát truyền thông phi lợi nhuận Common Sense Media cho rằng Zynn đang sử dụng mô hình kiếm tiền dạng kim tự tháp.
 |
Cách hoạt động cơ bản của Zynn khá giống TikTok, cho phép người dùng quay những đoạn video ngắn, thêm các hiệu ứng rồi chia sẻ cho mọi người. Ảnh: SCMP. |
Trả lời Financial Times, phát ngôn viên Zynn nói rằng thay vì trả tiền để quảng cáo trên Facebook hay Google, họ sử dụng số tiền này để thu hút người dùng.
Về việc bị xóa khỏi Play Store và App Store do ăn cắp nội dung, người này thừa nhận công ty đã có sai sót, đang liên lạc với Google và Apple để xử lý:
"Vấn đề (ăn cắp nội dung) này xuất hiện khi Zynn phổ biến tại Mỹ, nhiều người đăng tải nội dung và xây dựng cộng đồng của riêng họ. Zynn luôn ủng hộ việc đăng tải nội dung nguyên bản, tôn trọng và yêu cầu người dùng tuân thủ luật bản quyền địa phương".
Phát ngôn viên Zynn cho biết tình trạng ăn cắp nội dung bắt nguồn từ một số người dùng quá khích, phủ nhận cáo buộc thuê đội ngũ đăng lại nội dung từ TikTok để tạo tương tác.
Trong công bố ngày 17/6, Zynn cho biết sẽ loại bỏ cơ chế trả tiền để xem video để thay bằng Zynncheers. Về cơ bản, Zynncheers vẫn là tính năng tích điểm khi giới thiệu ứng dụng cho bạn bè nhưng không thể đổi lấy tiền hay phiếu quà tặng nữa. Hiện Zynn vẫn chưa xuất hiện lại trên App Store lẫn Play Store.
 |
Đến ngày 17/6, ứng dụng này đã loại bỏ cơ chế trả tiền cho người dùng. Ảnh: The Verge. |
Zynn là phiên bản quốc tế của Kuaishou, được phát hành bởi công ty Trung Quốc có tên Owlii.
Thành lập năm 2015, Owlii là công ty phát triển công nghệ "tái tạo hình ảnh 3D" cho các ứng dụng thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR). Dường như Owlii đã được Kuaishou mua lại. Website của Owlii cũng có logo của Kuaishou, theo ghi nhận của Turner Novak.
Tại Trung Quốc, Kuaishou là đối thủ của Douyin, phiên bản TikTok tiếng Trung. Hiện Kuaishou có hơn 300 triệu người dùng mỗi ngày, trong khi Douyin là 400 triệu. Một số nguồn tin cho biết Kuaishou đã được Tencent đầu tư 2 tỷ USD vào tháng 12/2019 để cạnh tranh với TikTok.
Sự phổ biến bất ngờ của Zynn tại Mỹ cũng khiến các nhà lập pháp để mắt. Thượng nghị sĩ Josh Hawley, người thường chỉ trích các hãng công nghệ Trung Quốc, đã kêu gọi Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) điều tra Zynn vì nguy cơ ứng dụng này cho phép Trung Quốc thu thập thông tin riêng tư của người dùng Mỹ.
Theo Zing

Ứng dụng 'đổi giới tính' FaceApp tiềm ẩn rủi ro bảo mật gì?
Những lo ngại về bảo mật đã xuất hiện khi trong những ngày gần đây, số lượng tài khoản ảo từ ứng dụng FaceApp đã tăng lên đáng kể.
" alt=""/>App 'trả tiền cho người xem video' vừa bị gỡ