![]() |
Ôn Đào Đặng Duy Huân, Giám đốc kinh doanh của Ưng Bình Châu cho biết, tivi UBCtv được sản xuất từ dây chuyền công nghệ kĩ thuật của Nhật Bản nhằm giữ độ bền và chất lượng đạt mức tốt nhất. Mặc dù nằm trong phân khúc Tivi phổ thông, nhưng sự trau chuốt trong thiết kế và sự tiện dụng trong từng chức năng của dòng Tivi này sẽ cho người dùng một trải nghiệm hoàn toàn mới mẻ. Tivi UBCtv đáp ứng được nhu cầu cơ bản của sản phẩm: Hình ảnh đẹp, độ bền cao, tính năng cơ bản và mức giá phổ thông.
Ông Huân cho hay, UBCtv được nghiên cứu và sản xuất theo tiêu chí “tối ưu riêng cho người tiêu dùng Việt”. Để thực hiện được yêu cầu trên, Ưng Bình Châu đã đầu tư vào hoạt động nghiên cứu và phát triển với các chuyên gia hàng đầu được đào tạo tại nước ngoài và được các chuyển giao công nghệ. Ưng Bình Châu tự tin các sản phẩm tivi thương hiệu UBCtv được thiết kế, phát triển và sản xuất bởi chính đội ngũ kĩ sư Việt Nam. Tỉ lệ nội địa hóa của UBCtv đạt 40%, Ưng Bình Châu có thể sản xuất được nhiều loại linh kiện của Tivi như: Bo mạch, chi tiết nhựa, chi tiết kim loại. Do chủ động trong nghiên cứu và sản xuất, nên sản phẩm UBCtv có thể tối ưu, giảm bớt những tính năng không cần thiết và phát triển thêm nhiều tính năng khác đặc thù cho từng vùng miền trên cả nước.
" alt=""/>Doanh nghiệp Việt nhảy vào sản xuất Smart TV giá bình dânHôm nay, ngày 15/3/2018, tại Hà Nội, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức hội nghị Ban chấp hành và gặp gỡ hội viên đầu xuân Mậu Tuất 2018.
Chia sẻ tại sự kiện, ông Lữ Thành Long - Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Công ty cổ phần MISA, Phó Chủ tịch VINASA cho biết, định hướng chung trong hoạt động của Hiệp hội 3 năm tới bắt đầu từ năm 2018, là mong muốn sẽ thúc đẩy mạnh mẽ công cuộc chuyển đổi số.
Xu thế cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng công nghiệp 4.0) tạo ra nhiều biến động, đưa nhiều cơ hội nhưng kèm theo đó là rất nhiều thách thức cho mọi lĩnh vực của nền kinh tế, chính vì vậy, theo ông Long, trong năm 2018 ngành phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam nói chung và Hiệp hội VINASA nói riêng xác định sứ mệnh, trách nhiệm của mình trong việc không chỉ giúp các doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam chuyển đổi số thành công, bắt kịp với xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mà còn có trách nhiệm trong việc thúc đẩy các bộ, ngành tham gia vào công cuộc này.
Ông Long nhấn mạnh: “Điều đặc biệt là xu thế thay đổi công nghệ của cách mạng công nghiệp 4.0 không chỉ ảnh hưởng đến các ngành kinh tế khác mà ngay cả trong ngành CNTT, trong các doanh nghiệp CNTT nếu không thay đổi tư duy, nếu không chuyển đổi số kịp thời thì bản thân chúng ta cũng không còn giữ được vị thế của mình trên thị trường mà ngay cả sự tồn tại của doanh nghiệp cũng sẽ rất khó khăn”.
Minh chứng cho nhận định của mình, ông Long lấy dẫn chứng, sự xuất hiện chuỗi cửa hàng của Amazon không cần check out, không cần người theo dõi, giám sát sẽ khiến cho các doanh nghiệp CNTT gặp khó khăn lớn. “Sự xuất hiện của chuỗi cửa hàng Amazon này chỉ ra rằng những doanh nghiệp làm, bán các thiết bị Barcode Scanner (thiết bị đọc mã vạch – PV) hay ngay các doanh nghiệp làm phần mềm tài chính kế toán, phần mềm bán hàng như MISA chúng tôi cũng đặt ra câu hỏi là mình sẽ bán sản phẩm phần mềm cho ai? Vì khi những công nghệ mới, nền tảng mới được đưa ra, sẽ không cần đến những người nhập liệu theo cách thông thường nữa, không cần những phần mềm truyền thống”, ông Long phân tích.
" alt=""/>Không chuyển đổi số kịp thời, doanh nghiệp CNTT sẽ khó tồn tại