
92 triệu người chơi toàn cầu sau 6 năm phát hành, MapleStory đã chứng tỏ vị trí như một người khổng lồ trong làng game online. Chuyến hành trình rong ruổi qua các lãnh địa game trên toàn thế giới đã khẳng định sự thành công của Maple.
" alt=""/>MapleStory “hút” 92 triệu gamer toàn cầu
Trước đại dịch, 3 thế hệ nhà Crafts sống rải rác ở 3 nơi ở mỗi bang khác nhau của nước Mỹ, theo NY Times. Vợ chồng Ellen và Trevor Crafts sống với cô con gái 5 tuổi ở California. Jackie Chirico, mẹ của Ellen, sống tại Nevada. Cha mẹ của Trevor, hai ông bà Edward và Heather Crafts, ở Texas.
Sau nhiều tháng cách ly, việc ít có cơ hội gặp nhau và hạn chế trong lựa chọn chăm sóc trẻ nhỏ hạn khiến 3 gia đình chọn dọn về ở chung.
  |
Gia đình 3 thế hệ nhà Crafts dọn về ở chung từ hồi tháng 5. |
Đại dịch không chỉ định hình lại thị trường nhà ở mà còn tái tạo cấu trúc hộ gia đình. Các ngôi nhà đa thế hệ, tam đại đồng đường đang có xu hướng tăng trở lại.
Việc ông bà, bố mẹ, con cháu cùng sinh sống tại một nơi giúp các thành viên hỗ trợ chăm sóc trẻ con, người già tốt hơn.
Hợp nhất gia đình
Hồi tháng 3, họ rao bán thành công cả ba căn nhà sau 1 tuần. Tháng 5, đại gia đình cùng mua một bất động sản trị giá 2,6 triệu USD ở bang Connecticut.
Miếng đất rộng hơn 4 ha với 1 nhà chính, nhà khách, nhà kho và studio. Mỗi nhà phụ trách một khu.
"Đây là cơ hội một lần trong đời mà tôi không muốn bỏ lỡ. Giữa lúc thị trường nhà đất đang nóng lên, việc tìm được một nơi rộng lớn có thể kết hợp tất cả với nhau là điều may mắn", bà Edward Crafts, một cựu ca sĩ opera, cho biết.
Ngoài ra, việc nhiều thế hệ cùng chung tiền vào mua đồng nghĩa với khả năng tiếp cận phân khúc nhà ở cao cấp tăng lên.
"Bất động sản này từng chào bán vài tháng mà không tìm được người mua. Với đại gia đình này, sự hợp nhất lại trở nên phù hợp", chủ đại lý môi giới cho hay.
 |
Xu hướng nhiều thế hệ dọn về sống dưới một mái nhà càng phổ biến hơn khi đại dịch làm lung lay khối tài sản của nhiều người. |
Theo Jessica Lautz, phó chủ tịch nhân khẩu học tại Hiệp hội chuyên viên địa ốc quốc gia, các gia đình gốc Á và Latin là những người ưa chuộng nhất hình thức hợp nhất thế hệ này trong vài năm qua.
Một cuộc khảo sát trong tháng 4-6 năm ngoái chỉ ra 15% người mua nhà dự định quay về sống với bố mẹ, ông bà hoặc con cái. Đây là tỷ lệ cao nhất kể từ năm 2012.
Lý do phổ biến nhất là các thế hệ trung gian muốn lo cho bố mẹ vì sợ Covid-19 lây lan trong viện dưỡng lão. Ngoài ra, họ cũng muốn có ông bà hỗ trợ chăm con cái, trong bối cảnh học sinh được nghỉ học, nhiều bậc phụ huynh làm việc tại nhà.
Đối với Andrea và Dwight Francis, những người từng thuê một căn hộ rộng 90 m2 ở quận Queens (New York) trong thời kỳ đại dịch xảy ra, nhu cầu mua nhà trở nên cấp bách khi con gái chào đời.
 |
Ở chung, các gia đình đa thế hệ có cơ hội gặp mặt, chăm sóc nhau mỗi ngày. |
Vài tuần trước khi người con thứ hai ra đời, cả hai mời mẹ đến sống cùng để giúp chăm bé sơ sinh và người con 4 tuổi. Bà Masie cũng khuyến khích các con tìm nơi khác đủ rộng.
Với sự giúp đỡ của bà, cặp vợ chồng mua nhà mới ở phía đông Manhattan với giá 715.000 USD hồi tháng 1.
Củng cố tài sản
Erin Wentz-Lesman (41 tuổi), một giáo viên ở Brooklyn, thừa nhận không thể một mình chi trả hết tiền mua nhà. Tháng 10 năm ngoái, cô và chồng hùn tiền với cha mẹ bên ngoại mua ngôi nhà 5 phòng ngủ ở cùng khu phố với giá 1,25 triệu USD.
Trước đó, diện tích sống của vợ chồng Erin và hai con chỉ có 71 m2. "Tôi luôn nói rằng muốn sống đủ gần để tiện chăm sóc lẫn nhau, nhưng tôi chưa từng nghĩ cả nhà sẽ chuyển vào ở cùng nhau", mẹ của Erin nói.
Người thuê bỏ thành phố về quê vì dịch, Jose Madrigal (68 tuổi), chủ nhà của một tòa chung cư ở quận Queens, quyết định không tìm người thuê mới.
Thay vào đó, ông và vợ, người con trai út chuyển đến sống cùng con trai cả - người thuê duy nhất còn trụ lại. Vợ chồng Jose ít than phiền về thói quen bật nhạc to của con trai so với người thuê trước.
Nơi ở mới cũng giúp họ dễ dàng gặp mặt bạn bè hơn.
 |
Gia đình anh Talib McDowell bán căn nhà cũ và hợp nhất cùng bố mẹ trong một ngôi nhà mới. |
Mặt khác, việc chung sống theo lối đại gia đình cũng là một cách để bảo vệ tài sản.
Talib McDowell (42 tuổi) và vợ đã bán căn nhà bà cố để lại và dùng tiền xây một căn nhà mới ở bang Florida - nơi vợ chồng anh, hai con và bố mẹ đằng nội sẽ chuyển vào khi hoàn thành.
Năm ngoái, McDowell phải nghỉ công việc trong ngành khách sạn. Bố mẹ anh đã bán đi một căn để hỗ trợ con cháu.
“Trải qua quá trình này, tôi nhận ra rằng hàng nghìn người đã mất đi sự giàu có tích lũy nhiều năm vì Covid-19", McDowell coi động thái về chung một nhà là cách để củng cố tài sản gia đình.
Bà Janice (64 tuổi), mẹ của McDowell, gọi đây là "sự điều chỉnh lớn" và "phải mất nhiều thời gian mới đi đến quyết định bán nhà".
Nhưng việc dọn về ở chung cũng có mặt lợi của nó. McDowell, người nhiều năm làm đầu bếp phục vụ tại các nhà hàng trong khách sạn, đã giúp cha mẹ có chế độ ăn uống thuần chay nghiêm ngặt - điều khó thực hiện khi cả nhà ở xa nhau.
“Tôi đã trở lại cân nặng như thời sinh viên", cha của McDowell - một cựu cảnh sát - cho biết đã giảm được 9 kg.
Theo Zing

Gia đình thời công nghệ số: xa cách hay gắn kết đều ở ta
Cuộc sống bộn bề lo toan dễ khiến người ta phân tâm, xao nhãng chăm sóc người thân. Tận dụng các thiết bị thông minh để kề cận, ngắm nhìn, lắng nghe và thấu cảm, ta sẽ có “chất keo” gắn kết gia đình.
" alt=""/>Xu hướng tam đại đồng đường ở các gia đình Mỹ

 |
Ngôi nhà mô hình với đầy đủ tiện nghi y như thật của nữ tiếp viên khiến vạn người mê (Ảnh: NVCC). |
Trà My chia sẻ bài viết: "Xin giới thiệu với mọi người đây là căn nhà của em, 25 nồi bánh chưng em mới có được căn nhà nhỏ nhỏ cho riêng mình. Tuy nhỏ nhưng em vẫn phát huy được hết công năng sử dụng với 4 phòng cơ bản mà gia đình nào cũng có như: Phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, toilet và tầng gác mái.
 |
Với chiều dài 80cm, chiều cao 80cm và chiều sâu 42cm, ngôi nhà 30 triệu đồng được thiết kế 4 phòng đầy đủ tiện nghi không khác gì biệt thự hạng sang (Ảnh: NVCC). |
Phải hơn 8 tháng trời em mới sắm được gần như đầy đủ nội thất trong nhà, nên đồ đạc hơi lỉnh kỉnh, dù không đủ chỗ chứa nhưng em vẫn bị nghiện. Ngày nào cũng kiếm thêm đồ nhét vào nên thành ra hơi bị thập cẩm. Mong mọi người không chê".
 |
Trà My hạnh phúc khi ở bên cạnh ngôi nhà tí hon của mình (Ảnh: NVCC). |
Phía dưới bài viết Trà My đăng tải hàng loạt hình ảnh chi tiết từng căn phòng. Nhiều người sau khi xem đã nhầm tưởng đây là căn biệt thự có thật, bởi mọi thứ trong ngôi nhà đều được bố trí sống động, gọn gàng "nhìn y như thật".
 |
Từng góc trong ngôi nhà đều được Trà My chăm chút cẩn thận (Ảnh: NVCC). |
Chia sẻ với chúng tôi, Trà My cho biết, từ khi còn nhỏ cô đã thích chơi nhà búp bê và đồ hàng tí hon nhưng thời đó chưa có điều kiện để tìm hiểu. Cách đây gần một năm, tình cờ xem trên mạng thấy được cách chơi thú vị này nên My đã dần dần tìm hiểu và mua về chơi.
 |
Gian bếp được cô nàng yêu thích và đầu tư nhiều nhất trong ngôi nhà (Ảnh: NVCC). |
"Lúc đầu mình chỉ mua vài món cơ bản để thỏa mãn niềm đam mê chứ không định sắm nguyên căn thế đâu. Nhưng mua xong một món thì lại muốn mua thêm món nữa, dần dần mình bị "nghiện" luôn và cuối cùng ngôi nhà đầy đủ tiện nghi cũng được ra mắt", Trà My vui vẻ cho hay.
 |
Nhà vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát. |
Để có được một căn nhà đầy đủ tiện nghi, Trà My phải mất 8 tháng để tìm hiểu, rồi sắm từng món đồ cho ngôi nhà. Khi thì bộ bàn ăn, khi thì tủ lạnh... mỗi một món My đều cân nhắc, lựa chọn cẩn thận rồi mới mua để không bị lãng phí.
Với mỗi fullbox gồm nhiều set nhỏ, có giá hàng triệu đồng. Hay các món đồ mang giá trị sưu tầm càng "cổ" thì giá càng đắt đỏ. Nên nhiều món đồ khó tìm My phải đặt cả tháng mới nhận được. Tổng giá trị cho ngôi nhà đầy đủ tiện nghi này Trà My ước tính khoảng 30 triệu đồng.
 |
Phòng khách ấm cúng với bộ bàn ghế, ban thờ, tivi và dàn karaoke (Ảnh: NVCC). |
Trong ngôi nhà, Trà My tâm huyết nhất là gian bếp ăn. Bởi vậy, từng góc nhỏ của gian bếp đều được cô chăm chút và tận dụng để phát huy tối đa công năng. Ngoài bàn ăn, tủ lạnh được bố trí trong gian bếp, My còn chuẩn bị thêm nhiều vật dụng như lò sưởi, máy xay sinh tố, máy hút bụi...
 |
Dù là tí hon nhưng ngôi nhà không thiếu món đồ nào (Ảnh: NVCC). |
My cho rằng, dù là bếp tí hon nhưng cô rất chú trọng trong việc bài trí, cũng như việc lựa chọn mua những món đồ cần thiết cho không gian bếp. Để thêm phần sinh động, trên bàn ăn My bày biện thêm bình hoa, đĩa trái cây, bánh mì và cả ly cà phê phin. Đồ đạc trong gian bếp cũng được My sắp xếp một cách dân dã không khác căn bếp bình thường.
 |
Tủ lạnh đầy ắp đồ ăn, thức uống (Ảnh: NVCC). |
"Vì tất cả đồ vật này đều tí hon nên lúc sắp xếp mình gặp không ít khó khăn. Những món đồ đều bé xíu nhỏ hơn hạt đậu, khi sắp xếp không cẩn thận đụng phải là xếp lại như thường. Hơn nữa, mình không theo trend nên mình tự tư duy và xếp theo ý thích. Nhiều khi xếp xong rồi nhưng thấy chưa ưng ý lại tháo ra xếp lại cho đến khi nào ưng mới thôi", cô nàng 9X cho biết.
 |
Hoàn thiện xong "tác phẩm", Trà My chụp và quay lại video đăng tải lên mạng xã hội để bạn bè cùng chiêm ngưỡng, bàn luận. Bài viết của My nhanh chóng thu hút khá nhiều người yêu thích và ủng hộ. Trà My cho biết, những góp ý, động viên của mọi người sẽ là nguồn động lực để My tiếp tục theo đuổi đam mê thuở bé của mình. |
Theo Dân Trí

Trang trí bể thủy sinh bằng mô hình nhà ở miền Tây
Trong 2 ngày, Thạch Dương tạo nên tiểu cảnh mô phỏng nhà ở miền Tây sông nước cho bể cá từ một số vật dụng đơn giản.
" alt=""/>'Ngôi nhà' 30 triệu đồng đầy đủ tiện nghi của cô nàng tiếp viên
Những suất cơm nghĩa tình5h sáng, bếp ăn Từ Tâm (TP.Thủ Đức, TP.HCM) đỏ lửa. Hơn 20 con người tất bật chuẩn bị trên 4.000 suất cơm gửi đến lực lượng tuyến đầu chống dịch và người dân ở những khu phong tỏa, cách ly.
Chị Đinh Thị Nhung (SN 1984, thành viên Ban tổ chức, quản lý bếp ăn Từ Tâm) cho biết, bếp ăn là một trong những hoạt động của nhóm thiện nguyện Từ Tâm trong thời gian TP.HCM bùng phát dịch bệnh.
Chị Nhung nói: “Ban đầu, khi TP.HCM bùng phát dịch, chúng tôi cùng Đại đức Thích Minh Đạo, Trụ trì chùa Nam Thiên Nhất Trụ (TP.Thủ Đức) vận động chi phí mua mì tôm và một số thực phẩm thiết yếu để phát cho người dân”.
 |
Mỗi ngày, bếp ăn Từ Tâm nấu 4000-5000 suất cơm để hỗ trợ người khó khăn vì dịch bệnh. |
“Tuy nhiên, việc phát thực phẩm như vậy không phù hợp, không hỗ trợ được nhiều cho lực lượng tuyến đầu chống dịch vì họ không có người phục vụ hậu cần. Do đó, chúng tôi quyết định thành lập bếp ăn Từ Tâm để có thể hỗ trợ các phần cơm cho lực lượng này cũng như những người khó khăn vì dịch bệnh”, chị cho biết thêm.
Lúc đầu, bếp ăn dự kiến chỉ nấu khoảng 1.000 suất ăn chay, mặn mỗi ngày. Tuy vậy, sau ít ngày hoạt động, bếp ăn đã tăng số suất cơm lên gấp nhiều lần so với dự tính. Hiện tại, bếp nấu từ 4.000-5.000 suất cơm/ngày.
Để có thể chuẩn bị những phần cơm chất lượng, đảm bảo vệ sinh như trên, chị Nhung cho biết, bếp ăn đã được tổ chức một cách bài bản.
"Chúng tôi tìm kiếm nguồn thực phẩm tươi ngon, có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng. Bếp cũng tìm, thuê đội ngũ chuyên nghiệp đứng bếp để đảm bảo các suất cơm đủ dinh dưỡng”, chị Nhung nói.
 |
Bếp đỏ lửa từ sáng sớm tinh mơ đến 20h tối mỗi ngày. |
Các nhân viên của bếp ăn Từ Tâm cũng được ban điều hành chăm lo sức khỏe, đảm bảo an toàn khi phải làm việc trong tình hình dịch bệnh căng thẳng.
Các nhân viên luôn tuân thủ quy tắc 5K. Ngoài ra, cứ sau 3 ngày, những người này sẽ được đi xét nghiệm Covid-19 một lần. “Việc lấy mẫu xét nghiệm liên tục cũng khiến nhiều người gặp khó khăn. Tuy nhiên, các nhân viên của bếp luôn vui vẻ chấp hành. Hơn thế, chúng tôi cũng đăng ký cho nhân viên của bếp tiêm phòng Covid-19 để mọi người an tâm trong việc nấu cơm hỗ trợ cộng đồng”, chị Nhung chia sẻ.
Bếp ăn chống dịch tại thành phố và những cây cầu mới ở vùng quê
Sau khi nấu xong, các phần cơm, canh được đóng vào hộp hợp vệ sinh đợi người đến nhận đi phân bổ cho các khu vực tại thành phố.
Hiện, mỗi ngày bếp cơm hỗ trợ Bệnh viện Nhi Đồng 1.300 phần; khu vực phong tỏa phường Tân Phú (TP.Thủ Đức) 1.000 phần; Bệnh viện Thủ Đức 300 phần.
Ngoài ra, bếp cũng hỗ trợ các phường: Linh Trung, Linh Xuân, Trường Thọ (TP.Thủ Đức) 650 phần; khu cách ly ký túc xá Đại học Quốc gia TP.HCM 450 phần; lực lượng công an, dân quân, tình nguyện viên hỗ trợ chống dịch 150 phần; Trung tâm y tế Dĩ An (Bình Dương) 400 phần; Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM 300 phần.
Bà Nguyễn Kim Thúy, một trong những người sáng lập nhóm thiện nguyện Từ Tâm cho biết, hoạt động chính của nhóm là xây cầu dân sinh. Tuy nhiên, do dịch bệnh, hoạt động này bị ảnh hưởng khá nhiều.
Mặc dù vậy, trong thời gian qua, nhóm vẫn tiếp tục triển khai xây dựng một số cây cầu mới ở một số địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân trước mùa mưa bão gần kề.
 |
Nhiều hôm, các nhân viên bếp ăn phải dậy từ 1h sáng để nhận thực phẩm. |
Chia sẻ về bếp ăn Từ Tâm, bà Thúy cho biết, khi TP.HCM bùng phát dịch bệnh, bên cạnh hoạt động xây cầu, nhóm đã phát triển nhiều chương trình thiện nguyện trong đó có hoạt động thành lập bếp ăn từ thiện.
Theo bà, để có thể vận hành được bếp ăn với công suất và quy mô lớn như hiện nay, ngoài sự đóng góp của các thành viên trong nhóm thiện nguyện Từ Tâm, bếp cơm còn có sự hỗ trợ rất lớn cả về vật chất, tinh thần lẫn công sức của nhiều người. Trong số đó không thể không kể đến công đức của Đại Đức Thích Minh Đạo, quỹ từ thiện Nguyễn Gia Thảo, CLB Ama - Rotary Nhật Bản, anh Đặng Quốc Dũng, gia đình TP Group, chị Vũ Thị Hà, anh Phạm Minh...
Bà Thúy cũng thông tin, đến thời điểm hiện tại, bếp ăn đã vận động được trên 1 tỷ đồng từ các nhà hảo tâm và Phật tử chùa Nam Thiên Nhất Trụ. Ngoài ra, bếp ăn cũng được mạnh thường quân hỗ trợ nhiều thực phẩm chất lượng cao.
 |
Các suất cơm được bếp ăn gửi đến người dân tại các khu cách ly. |
Hiện tại, tâm nguyện lớn nhất của nhóm Từ Tâm là mong cho dịch bệnh tại TP. HCM nói riêng và cả nước nói chung sớm qua đi, để người dân quay trở về với cuộc sống bình thường mới. Khi đó, nhóm sẽ tiếp tục thực hiện những hành trình thiện nguyện, mang yêu thương kết nối và lan tỏa trên mọi miền Tổ quốc.
Nhiều hoạt động thiện nguyện ý nghĩa Thành lập từ tháng 3/2018, hoạt động chính của nhóm thiện nguyện Từ Tâm là xây cầu dân sinh. Đến tháng 7/2021, nhóm đã khởi công xây dựng 108 cây cầu với tổng trị giá gần 30 tỷ đồng. Từ năm 2018 đến nay, nhóm đã trao 1.160 suất học bổng, trị giá 548,5 triệu đồng cho các em học sinh nghèo vượt khó ở nhiều tỉnh thành. Ngoài ra, nhóm xây dựng mới và trao tặng nhiều trang thiết bị trường học cho 4 trường mầm non ở các tỉnh vùng núi Phía Bắc trong chương trình Mang yêu thương lên bảng làng Tây Bắc. Nhóm cũng thực hiện các hoạt động nhân đạo khác như: tổ chức khám chữa bệnh cho người nghèo; tặng trang thiết bị y tế cho phòng khám từ thiện; Xây dựng sân bóng đá mini làng Trẻ em SOS Thái Bình; Cứu trợ lũ lụt tỉnh Thanh Hóa (2019); Lũ lụt miền Trung (2020), hạn mặn miền Tây (2020); Xây nhà tình thương, trao tặng bò giống… |
Nguyễn Sơn
Ảnh: Nhân vật cung cấp

Ca sĩ gửi gạo, nhà chùa nấu cơm cùng Sài Gòn vượt đại dịch
Bắt đầu từ 3h sáng đến 23h đêm mỗi ngày, tăng, ni, phật tử, người dân… tất bật chuẩn bị 6000 phần cơm gửi đến người nghèo, y bác sĩ nơi tuyến đầu chống dịch tại TP.HCM.
" alt=""/>Xây trăm cầu khắp miền Tây, về Sài Gòn lập bếp ngày nấu 4.000 suất cơm chống dịch