Mạng lưới vận động hiến tặng mô, tạng ở Việt Nam đã được xây dựng tại 68 bệnh viện nhưng hoạt động chưa hiệu quả như mong muốn. Ông Hệ cho rằng, cần khoảng 600 bệnh viện có nguồn ca chết não “tiềm năng” tham gia mạng lưới này để giúp các cơ sở y tế có nguồn tạng ghép.
Để làm được điều đó, việc đào tạo, tập huấn cần phải tổ chức cho chính nhân viên y tế trong bệnh viện. Nhân viên y tế hiểu đúng về khái niệm chết não, chết tim, phát hiện chết não "tiềm năng", sẽ là cầu nối giữa gia đình có người chết não đến với cơ sở ghép mô, tạng.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Thường, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, cho biết tới đây bệnh viện sẽ thành lập ban tư vấn liên quan đến hiến tặng mô, tạng để tăng cơ hội cứu được nhiều người bệnh nặng đang chờ sự sống nhờ ghép tạng.
Một ví dụ tuyệt vời về người luôn hết lòng với ikigai của mình là Hayao Miyazaki, 82 tuổi, nhà làm phim hoạt hình tại Studio Ghibli nổi tiếng của Nhật. Miyazaki vẫn đến làm việc sau khi nghỉ hưu để phác thảo các tác phẩm mới.
Cách tốt nhất để tập trung vào ikigai của bạn là tăng thời gian dành cho các hoạt động đưa chúng ta đến trạng thái tập trung hết mình. Bạn không để bản thân bị cuốn vào những điều mang lại niềm vui nhất thời như ngồi trước tivi hàng giờ đồng hồ, nhâm nhi những thực phẩm không tốt cho sức khỏe.
7 điều kiện để đạt được ikigai
Nhà tâm lý học người Mỹ Mihaly Csikszentmihalyi bị thu hút với ý tưởng hoàn toàn tập trung vào những gì chúng ta đang làm. Vì vậy ông đã tạo ra một thuật ngữ để mô tả điều đó: “dòng chảy”.
Năm 2013, Owen Schaffer, một nhà khoa học tại Đại học DePaul (Mỹ), đã nghiên cứu sâu hơn về khái niệm này và đề xuất rằng có bảy điều kiện để đạt được "dòng chảy":
- Biết phải làm gì
- Biết phải làm như thế nào
- Biết bạn đang làm tốt như thế nào
- Biết nơi để đi
- Nhận thức được những thách thức quan trọng
- Nhận thức các kỹ năng quan trọng
- Không bị phân tâm.
Garcia và Miralles viết: “Ở trong dòng chảy có thể làm tăng sự tập trung của bạn, tạm thời giải phóng bạn khỏi những lo lắng. Những người hạnh phúc nhất không phải là những người đạt được nhiều nhất. Họ là người dành nhiều thời gian hơn những người khác cho dòng chảy”.
Trạng thái "dòng chảy" giống như cơ bắp, càng rèn luyện càng tốt hơn và bạn sẽ càng tiến gần hơn đến ikigai của mình.
Tháng 12/2021, Công ty CP Him Lam chính thức có văn bản đề nghị TP. Hà Nội cho chuyển dự án khu nhà ở Him Lam Phúc Lợi thành dự án nhà ở xã hội.
Theo đó, hơn 3.200 căn nhà ở thương mại, 504 căn nhà ở tái định cư của dự án được đề xuất chuyển đổi thành nhà ở xã hội để phục vụ nhu cầu ở của người thu nhập thấp sống tại Hà Nội.
Nhưng Công ty CP Him Lam cũng xin giữ lại 20% quỹ nhà dự án Him Lam Phúc Lợi để kinh doanh thương mại nhằm thu hồi vốn đầu tư dự án theo Nghị định 100 năm 2015 của Chính phủ.
Chuyển đổi phải phù hợp quy hoạch, đúng đối tượng
Theo tìm hiểu của PV VietNamNet, trước đó, vào năm 2019, Bộ Xây dựng đã có văn bản trả lời Sở Xây dựng Hà Nội liên quan đến việc Công ty CP Him Lam đề nghị chuyển đổi toàn bộ dự án khu nhà ở Him Lam Phúc Lợi thành dự án nhà ở xã hội.
Trong đó, Bộ Xây dựng lưu ý, việc chuyển đổi nhà ở thương mại, nhà tái định cư sang nhà ở xã hội phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương, đồng thời bảo đảm khả năng đáp ứng về hạ tầng, kỹ thuật, hạ tầng xã hội khu vực dự án.
“Căn hộ nhà ở xã hội phải được thiết kế, xây dựng theo tiêu chuẩn khép kín, bảo đảm quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng nhà ở xã hội, bán, cho thuê, thuê mua đúng đối tượng”, Bộ Xây dựng nhấn mạnh.
Đánh giá về sự phù hợp với quy hoạch xây dựng, TP. Hà Nội cho biết, hồ sơ chỉ đề xuất điều chỉnh mục tiêu đầu tư một số hạng mục công trình tại dự án, không làm thay đổi chức năng chung dự án và không đề xuất điều chỉnh các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc đã được UBND quận Long Biên phê duyệt, không làm thay đổi định hướng tại Quy hoạch phân khu đô thị N10, do vậy về quy hoạch là chấp thuận được.
Về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội khu vực dự án nhà ở Him Lam Phúc Lợi, theo TP. Hà Nội, phù hợp với chuyển đổi dự án và đúng với các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.
Xây dựng 5 khu nhà ở xã hội tập trung quy mô lớn
TP. Hà Nội cho biết, nhu cầu nhà ở xã hội của thành phố giai đoạn sau 2020 rất lớn, lên tới khoảng 6,8 triệu m2 sàn nhà ở, trong đó giai đoạn 2021 - 2025 cần khoảng 1,21 triệu m2 sàn nhà ở.
Ngoài việc đề xuất chuyển đổi nhà thương mại, nhà tái định cư thuộc dự án Him Lam Phúc Lợi thành nhà ở xã hội, thời gian qua, TP Hà Nội cũng lên kế hoạch đầu tư 5 khu nhà ở xã hội tập trung quy mô lớn.
Đó là 2 khu nhà ở xã hội tập trung được xây dựng tại xã Tiên Dương, huyện Đông Anh; 1 khu được xây dựng tại xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm; 1 khu tại xã Ngọc Hồi, Đại Áng, Liên Ninh, huyện Thanh Trì, xã Khánh Hà, huyện Thường Tín; 1 khu tại xã Đại Mạch, huyện Đông Anh.
Dự kiến 5 khu nhà ở xã hội tập trung này sau khi hoàn thành sẽ bổ sung khoảng 2,5 triệu m2 sàn nhà ở vào quỹ nhà ở xã hội của TP Hà Nội.
" alt=""/>Him Lam đề xuất chuyển hàng nghìn căn nhà ở thương mại thành nhà ở xã hội