Kể từ năm ngoái, ông Canavero đã gây ra một cơn bão truyền thông khi hé lộ các dự định thực hiện ca phẫu thuật cấy ghép đầu người đầu tiên trên thế giới. Nhà khoa học tham vọng này nhấn mạnh, đây có thể là một cách chữa trị hữu hiệu mới cho chứng bại liệt toàn thân chỉ trong vài năm tới.
Hiện, sau khi hợp tác cùng một nhóm nghiên cứu ở Trung Quốc và các nhà nghiên cứu khác ở Hàn Quốc, ông Canavero cho biết đã tiến một bước gần hơn tới việc hiện thực hóa kế hoạch của mình, nhờ các cuộc thử nghiệm mang tính đột phá trên chuột, khỉ và xác chết của người. Các cuộc thử nghiệm này sẽ được công bố chi tiết trong những ấn phẩm tương lai của các tạp chí khoa học Surgery và CNS Neuroscience & Therapeutics.
Mặc dù các báo cáo nghiên cứu nói trên chưa được xuất bản, nhưng một số hình ảnh và video về quá trình thực hiện chúng đã được tiết lộ. Một đoạn video trong số đó cho thấy, một con chuột đang đánh hơi và cử động các chân sau khi dường như hồi phục từ quá trình bị cắt đứt, rồi tái nối tủy sống, như lời thuyết minh. Quá trình này, theo ông Canavero, do nhóm của chuyên gia C-Yoon Kim thuộc Trường Y, Đại học Konkuk ở Hàn Quốc, thực hiện.
Thành công của thử nghiệm chứng minh, tủy sống có thể tái nối được nếu nó được cắt gọn ghẽ và dùng một chất keo sinh học bảo tồn màng tế bào, có tên gọi là polyethylene glycol (PEG). Tuy nhiên, như trong video, con chuột sau đại phẫu không thể di chuyển bình thường.
Một bức ảnh khác lại cho thấy một con khỉ sở hữu chiếc đầu được khâu đính vào thân. Theo chuyên gia Canavero, nhà nghiên cứu Xiaoping Ren thuộc Đại học Y Cáp Nhĩ Tân ở Trung Quốc, vừa thực hiện ca cấy ghép đầu khỉ thành công, nối liền nguồn cung cấp máu giữa đầu với cơ thể mới. Song, điều quan trọng là xương sống không được nối liền. Thí nghiệm này chứng minh, nếu chiếc đầu được làm lạnh tới -15°C, con khỉ có thể sống sót qua ca phẫu thuật cấy ghép mà không bị tổn hại não.
Nhà nghiên cứu Ren cũng xác nhận, con khỉ đã hồi phục hoàn toàn sau ca cấy ghép mà không chịu bất kỳ dạng tổn thương thần kinh nào. Tuy nhiên, do cột sống không được nối liền, con vật sẽ bị bại liệt ít nhất từ đầu trở xuống và chỉ được duy trì sự sống trong 20 tiếng đồng hồ sau ca đại phẫu vì các lí do đạo đức. Hiện vẫn chưa rõ con khỉ có thể cảm thấy đau ở các bộ phận cơ thể sau cấy ghép hay không.
Chuyên gia Ren còn tiết lộ, ông từng tiến hành các thí nghiệm trên xác người để chuẩn bị cho ca phẫu thuật cấy ghép cũng như kiểm chứng các ý tưởng về cách ngăn chặn tổn thương não. Ông nói đã thực hiện một ca ghép đầu chuột thành công năm 2013 và kể từ đó đã lặp lại chu trình phẫu thuật kéo dài 10 tiếng đồng hồ này tới hơn 1.000 lần.
Trong một cuộc trò chuyện kết nối qua video, ông Canavero giải thích, con khỉ đã sống sót mà không bị tổn thương gì suốt gần 1 ngày trời cho tới khi được nhóm nghiên cứu cho "hồn lìa khỏi xác" vì họ không muốn giữ nó sống tiếp. Nhà nghiên cứu người Italia còn thông tin thêm rằng, ông Ren đã thực hiện ca ghép đầu người đầu tiên trên thế giới, nhưng từ chối đưa ra ảnh làm bằng chứng.
Bất chấp các thách thức về mặt y học cũng như sự hoài nghi từ các nhà khoa học khác về những chi tiết được công bố trước khi báo cáo nghiên cứu chính thức được xuất bản, ông Canavero đang tìm kiếm tiền tài trợ để thực hiện ca phẫu thuật cấy ghép đầu người đầu tiên thế giới.
Dù đã được Valery Spiridonov, một nhà khoa học máy tính Nga mắc chứng hoại cơ Werdnig-Hoffman (một căn bệnh di truyền hiếm gặp) cả đời, đặt niềm tin và sẵn sàng tham gia phẫu thuật cấy ghép đầu, nhưng ông Canavero khẳng định, tất cả phụ thuộc vào Nga. Điều này do, bệnh nhân Spiridonov không thể nhận xác hiến tặng ở Trung Quốc vì các lí do sinh học và đạo đức, nên cơ hội tối ưu là thực hiện cấy ghép ở Nga hoặc một nước châu Âu khác.
Ông Canavero kêu gọi các tỉ phú Nga cũng như các đại gia nước ngoài như Mark Zuckerberg quyên quỹ giúp thực hiện ca cấy ghép đầu đầu tiên thế giới cho Spiridonov ở Nga.
" alt=""/>Thông tin gây sốc mới về phẫu thuật cấy ghép đầu ngườiMột số giải pháp giúp loại bỏ những mã độc đặc biệt nguy hiểm
Tại Việt Nam các hoạt động tấn công vào các hệ thống thông tin của các cơ quan, tổ chức nhà nước ngày càng gia tăng, phức tạp.
Đặc biệt, ngày 29/7/2016 đã xảy ra sự cố tấn công thay đổi giao diện website và các hệ thống thông tin thuộc sự quản lý của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam và một số đơn vị liên quan khác bị tấn công, xảy ra sự cố.
Hệ thống máy tính đã được cài đặt đầy đủ phần mềm diệt virus, về cơ bản có thể ngăn chặn loại mã độc. Tuy nhiên, sẽ có thể xảy ra trường hợp mã độc quá mới mà phần mềm diệt virus trên máy tính chưa kịp cập nhật thông tin nhận biết.
Đặc biệt, máy tính xách tay và máy tính cá nhân trang bị cho cán bộ, công chức, viên chức nếu chưa được cài đặt hoặc cập nhật phần mềm diệt virus sẽ có nguy cơ nhiễm mã độc rất cao.
Bảo đảm an toàn, an ninh thông tin không chỉ là nhiệm vụ của đơn vị chuyên trách mà là của cả đơn vị quản lý, vận hành và tất cả người dùng. Do vậy, cần nhanh chóng loại bỏ những mã độc đặc biệt nguy hiểm và triển khai một số biện pháp nhằm phòng tránh các cuộc tấn công có thể xảy ra:
Để loại bỏ những mã độc đặc biệt nguy hiểm, cần thực hiện các bước dưới đây:
Bước 1: Theo dõi và ngăn chặn kết nối đến các tên miền sau:
a) playball.ddns.info
b) nvedia.ddns.info
c) air.dcsvn.org
Bước 2: Rà quét hệ thống và xoá các thư mục và tập tin mã độc có kích thước tương ứng:
C:\Program Files\Common Files\McAfee\McAfee.exe (137.28 KB)
- MD5: 884D46C01C762AD6DDD2759FD921BF71
- SHA-1: D201B130232E0EA411DAA23C1BA2892FE6468712
C:\Program Files\Common Files\McAfee\McUtil.dll (3.50 KB)
- MD5: C52464E9DF8B3D08FC612A0F11FE53B2
- SHA-1: E464D10AD93600232D7A24856D69F00510949A40
C:\Windows\system32\DiskMgers.dll (85.00 KB)
- MD5: 9BF793EF195CC62F8A61093F77B03158
- SHA-1: 46844B0ACF2BB67ADBF2304A61BE07738D2DDD64
" alt=""/>Sở TT&TT Bình Thuận ra hướng dẫn loại bỏ mã độc đặc biệt nguy hiểmỨng dụng điều khiển điện thoại từ xa có tên Remote2Droid của sinh viên Trần Chí Linh vừa giành giải Nhì cuộc thi “Poly sáng tạo 2016” được Cao đẳng thực hành tổ chức cho các sinh viên của trường trên toàn quốc nhằm khuyến khích sự sáng tạo, phong trào nghiên cứu và khởi nghiệp của sinh viên.
Ngoài giải Nhì cuộc thi “Poly sáng tạo 2016”, dự án Remote2Droid của sinh viên Trần Chí Linh cũng vừa lọt vào vòng Chung kết Smart Hack 2016 - cuộc thi nhằm tìm kiếm và hỗ trợ các bạn sinh viên Việt Nam yêu thích công nghệ có những ý tưởng phần mềm di động mang tính thực tiễn cao, trên nền tảng Android, IOS hoặc Window Phone do công ty GMO-Z.com RUNSYSTEM phối hợp cùng Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội phối tổ chức vào ngày 30/9 tới.
Ứng dụng Remote2Droid chạy trên hệ điều hành Android, giúp điều khiển smartphone từ xa và được hoàn thành đưa lên kho ứng dụng Google Play từ tháng 2/2016.
Ứng dụng được thực hiện nhằm giúp người dùng định vị vị trí, điều khiển, chơi game trên chiếc điện thoại di động của mình từ xa hay mở rộng bộ nhớ dữ liệu khi bị đầy. Đây là những điều chưa ứng dụng điều khiển từ xa chạy trên hệ điều hành Android nào làm được.
Cụ thể, khi mất điện thoại, người dùng có thể sử dụng Remote2Droid truy cập vào chính điện thoại của mình để lấy tất cả dữ liệu quan trọng, sau đó xóa hoàn toàn bộ nhớ để kẻ gian không lấy được thông tin. Trong trường hợp đang sử dụng thiết bị mà bộ nhớ đầy, người dùng vẫn có thể lưu hình ảnh và dữ liệu bình thường vào bộ nhớ ảo và lưu trên server. Ngoài ra, với các tín đồ của game, các bạn cũng có thể truy cập vào ứng dụng và chơi trên các thiết bị có thể kết nối từ xa với điện thoại của mình.
![]() |