Tối hôm qua (27/9), vòng Chung kết “Giọng ca vàng Bolero Việt Nam 2020” đã diễn ra với cuộc tranh tài của 20 thí sinh xuất sắc. Cô gái đến từ Nghệ An Nguyễn Thị Thanh Hiển đã đoạt giải Quán quân với ca khúc “Cõi nhớ" của tác giả Sông Trà. Thanh Hiển là học trò do MC, ca sĩ Kim Huyền Sâm đào tạo. |
Hai cô trò trên sân khấu. |
Ca sĩ Kim Huyền Sâm cho biết, Thanh Hiển sở hữu một chất giọng trời phú, thanh, trong trẻo, ngọt ngào nhưng chưa từng được đào tạo qua trường lớp nào, giống như một viên ngọc thô, chất, nhưng chưa được mài sáng. Chính vì vậy, Thanh Hiển chỉ biết hát theo bản năng, chưa có cột hơi chắc và chưa biết nhấn nhá xử lý tác phẩm. Ca sĩ Huyền Sâm đã phải chỉnh sửa uốn nắn và đồng hành cùng học trò của mình từ đầu đến cuối cuộc thi.
Cuộc thi Tìm kiếm tài năng Giọng ca vàng Bolero Việt Nam lần thứ 3 năm 2020 được tuyển chọn trên khắp cả nước với hàng nghìn thí sinh tham gia thử giọng.
Sau vòng tuyển chọn, Ban Tổ chức đã chọn ra 45 thí sinh để bắt đầu vòng bán kết.
Sau vòng bán kết, 20 thí sinh xuất sắc nhất đã chính thức tham gia tranh tài tại đêm chung kết. Thanh Hiển là một trong những thí sinh gây ấn tượng từ vòng ngoài, càng về sau, Thanh Hiển càng thể hiện kỹ năng thanh nhạc vững chắc, dần bứt phá.
 |
Thanh Hiển xuất sắc với tác phẩm Cõi nhớ trong đêm chung kết. |
Tại đêm chung kết, với ca khúc “Cõi nhớ" bằng giọng hát mang màu sắc Bolero rõ rệt, Thanh Hiển đã hoàn toàn thuyết phục được ban giám khảo để đoạt ngôi vị Quán quân.
Chia sẻ về thành công này, Quán quân Bolero 2020 cho biết, ca hát là sở thích và đam mê từ nhỏ của cô. Tại quê nhà, Thanh Hiển cũng đã bén duyên với sân khấu từ bé và có kinh nghiệm đứng trên sân khấu. Tuy nhiên, thử sức ở cuộc thi ca nhạc thì đây là lần đầu tiên và cũng là trải nghiệm tuyệt vời mà cô có được.
“Cô Huyền Sâm là thần tượng của em, em không nghĩ là mình sẽ được gặp cô trong chương trình này và còn được cô huấn luyện trong suốt cuộc thi nữa. Mặc dù từng đứng trên sân khấu biểu diễn, nhưng khi hát em hay bị tâm lý hồi hộp. Sau hai tháng rưỡi được cô Huyền Sâm tập luyện và uốn nắn, luyện hơi thở, luyện phong cách biểu diễn em đã tự tin hơn rất nhiều”, Thanh Hiển cho biết.
 |
Hai cô trò Kim Huyền Sâm và Quán quân Bolero 2020 - Thanh Hiển trước giờ thi. |
Tự hào về học trò của mình, ca sĩ Huyền Sâm chia sẻ: “Khi Hiển nói, cô ơi em đi hát nhiều nhưng chưa được rèn giũa, chỉ mong cô kiên nhẫn dạy bảo em, mình cảm thấy rất xúc động bởi đây là một ca sĩ biết nhìn ra điểm mạnh điểm yếu của mình để cố gắng. Và thế là thứ 7, Chủ nhật Hiển đều tranh thủ bắt xe từ Vinh ra Hà Nội để học hát. Trong những ngày gần bán kết Hiển càng chăm chỉ hơn. Huyền Sâm chọn cho Hiển ca khúc “Cõi nhớ” bởi bài hát phù hợp với chất giọng của Hiển. Giải Quán quân là phần thưởng xứng đáng cho nỗ lực của cô gái tài năng này.
 |
MC Huyền Sâm chụp cùng Quán quân và giải Nhì cuộc thi. |
Đêm chung kết, Thanh Hiển cũng được “cô giáo” Huyền Sâm tư vấn mặc áo dài được thiết kế tỉ mỉ tinh tế của NTK Kenny Thái tạo nên điểm nhấn dịu dàng e ấp của cô gái xứ Nghệ.
Xuất hiện với vai trò giám khảo tại đêm chung kết, MC, ca sĩ Kim Huyền Sâm lộng lẫy trong đầm dạ hội sang trọng của NTK Tuyết Lê.
 |
MC Huyền Sâm lộng lẫy với đầm dạ hội. |

Kết thúc có hậu của tình yêu Romeo - Juliet thời hiện đại
Tình yêu của cặp đôi Romeo - Juliet hiện đại - những người gặp nhau qua ban công đã đến lúc đơm hoa kết trái khi 2 người vừa thông báo về một đám cưới sắp diễn ra.
" alt=""/>MC Kim Huyền Sâm tự hào khi học trò đoạt Quán quân
Mười bốn năm nay, ông Nguyễn Hồng Lĩnh (SN 1946, Nam Từ Liêm, Hà Nội) dành thời gian để tái chế rác thải thành đồ vật mới.Nhiều người thấy ông hay đi thu gom đồ gia dụng cũ, hỏng về đều cười chê nhưng khi bước vào nhà, nhìn thấy chúng được sửa chữa thành vật hữu ích đã rất bất ngờ.
Tái chế rác thải
Ông Lĩnh từng công tác trong lĩnh vực lâm nghiệp, không được học qua bất kỳ một trường lớp nào về cơ khí hay chế tạo.
Từ ngày về hưu, địa phương nhiều lần mời ông tham gia công tác xã hội, đoàn thể. Tuy vậy, ông đều từ chối.
“Cả đời tôi cống hiến cho công việc nhà nước, nay về hưu tôi muốn được làm việc mình đam mê và dành thời gian cho gia đình”, ông Lĩnh nói.
 |
'Xưởng' tái chế rác thải của ông Lĩnh đặt ngoài ban công chật hẹp. |
Ông thường tái chế đồ gia dụng cũ, hỏng thành những chiếc bàn, ghế mới. Gần đây, người đàn ông này còn tự làm chiếc ăng ten thu phát sóng, bắt được nhiều kênh truyền hình với độ nét cao.
“Nhà tôi dùng 2 tivi, 1 tivi dùng cáp VTV (truyền hình trả phí) để trong phòng ngủ. Một tivi dùng ăng ten tôi làm (thu truyền hình miễn phí) đặt tại phòng khách”, ông nói.
Chiếc ăng ten này, ông chế tạo trong 5 tiếng. Nguyên liệu từ cây treo quần áo bằng inox, người ta bỏ ra ngoài nhà rác.
 |
Tivi sử dụng ăng ten do ông tự chế tạo. |
Ông Lĩnh mang về cắt gọt theo tỉ lệ đã tính toán rồi dùng gỗ nối chúng thành ăng ten vô tuyến.
“Tôi định dùng máy khoan nhưng thanh inox tròn, khó thao tác. Cuối cùng tôi tự đục lỗ và bắt ốc vít vào”, ông Lĩnh chia sẻ.
 |
Ăng ten vô tuyến được đặt ngoài ban công. |
Ngoài ăng ten, ông Lĩnh còn chế tác một chiếc đèn tích hợp sạc điện thoại, cục phát wifi, nhiệt kế, ống cắm bút.
 |
Đèn bàn tích hợp nhiều công năng được ông làm trong 4 năm. |
Theo ông Lĩnh, chiếc đèn tích hợp này giúp bàn làm việc ngăn nắp hơn, hạn chế thất lạc đồ.
Món đồ tái chế ông Lĩnh tâm đắc nhất, có lẽ phải kể đến chiếc xích đu bằng gỗ kê ở phòng khách.
Ông tiết lộ, nguyên liệu chính để làm xích đu là chiếc giường cũ nhà con gái. Khi con gái dọn nhà, thay đồ đạc mới, ông thấy giường tuy cũ nhưng gỗ còn chắc chắn nên mang về.
 |
Xích đu từ giường cũ. |
Nhiều ngày suy nghĩ, ông nảy ra ý tưởng làm chiếc xích đu, để các cháu có chỗ chơi. Ban đầu, ông vẽ chiếc xích đu theo trí tưởng tượng của mình.
Sau đó, ông lựa từng món đồ cũ để làm. Hai tấm gỗ to, ông làm ghế và tựa lưng. Bốn thanh giường ông làm cột chống. Tay vịn được lấy từ ghế xoay văn phòng. Thứ duy nhất ông mua là đôi dây xích đu bằng thép.
Chiếc xích đu đầu tiên được đặt cố định một chỗ. Sau này ông cải tiến thêm bánh xe để tiện di chuyển trong nhà.
Một vật dụng đặc biệt, hữu ích với người cao tuổi như ông Lĩnh là xe kéo thùng nước làm từ vali kéo.
“Chiếc vali kéo bị vứt ngoài nhà rác, tôi mang về, bỏ phần va li, giữ lại tay kéo và bánh xe. Tiếp đó, tôi dùng gỗ và nhôm đóng thành bệ đỡ, gắn tay kéo vào. Mỗi lần lau nhà, tôi đặt thùng nước lên và kéo đi, không tốn sức”, ông Lĩnh nói.
 |
Dụng cụ đẩy thùng nước lau nhà. |
Người đàn ông 74 tuổi cho biết, ông lượm rác về tái chế vì muốn tiết kiệm, góp phần giảm thiểu rác thải ra môi trường.
"Mỗi món đồ, tôi làm từ vài tiếng đến vài ngày, dài nhất là 4 năm. Tùy vào mức độ cầu kỳ. Nhiều đồ phải hỏng đến cả chục lần, tháo ra làm lại mới thành công. Bất cứ đồ vật nào cũng có giá trị, ngay cả khi đã cũ hỏng", ông Lĩnh nói.
Hiện ở nhà ông có hơn trăm món đồ gia dụng được tái chế từ rác thải.
“Nhờ công việc này, đầu óc tôi minh mẫn, con người lúc nào cũng năng động. Vợ và các con thấy tôi tâm huyết cũng ủng hộ”, ông Lĩnh tâm sự.
Chiếc xe vespa bằng vài lô đất
Ngoài niềm đam mê với tái chế rác thải, ông Lĩnh còn là người yêu xe Vespa Piago cổ - loại xe của Italia. Hiện ông là thành viên tích cực của CLB Piago Hà Nội.
 |
Ông Lĩnh và chiếc xe trị giá bằng 'cả gia tài'. |
Năm 2002, chiếc xe của ông từng đoạt giải nhất cuộc thi: “Xe đẹp nhất” trong ngày Hội Vespa. Phần thưởng là một chuyến du lịch nước ngoài.
Phía sau chiếc xe này là cả một câu chuyện dài. Ông Lĩnh chia sẻ, ông vốn thích dòng xe Vespa cổ. Sau giải phóng năm 1975, ông gom góp mua chiếc xe đầu tiên. Chiếc xe nổ máy được một lần rồi tắt ngúm. Liên tiếp sau đó ông mua 2 chiếc khác.
Ba chiếc xe ngốn của ông không ít tiền. Cuối cùng, năm 1979 ông quyết định mua một chiếc xe mới với giá 6 cây vàng. Đây chính là chiếc xe giúp ông đoạt giải nhất trong cuộc thi xe năm 2002.
"Thời mới mua, chiếc xe bằng 'cả gia tài'. Tôi nhớ những năm đó, tiền mua chiếc xe có thể mua được 3 lô đất ở ngoại ô”, ông Lĩnh nhớ lại.
Giờ ở tuổi cao, vợ con khuyên nên đổi sang chiếc xe khác, nhẹ hơn nhưng ông vẫn chung thành với chiếc xe này. Hàng ngày, ông đưa vợ đi chợ, đi chơi bằng chiếc xe gắn bó với mình suốt 40 năm qua.
"Một lần tôi đi từ Nội Bài về Hà Nội bằng chiếc xe này, có người thấy thích quá, bám theo về tận nhà. Họ đòi tôi nhượng lại. Tuy nhiên, họ có trả 10 cây vàng tôi cũng từ chối", ông Lĩnh nói.
Ông khẳng định, khi nào quá già yếu không còn dắt được xe, mới sang nhượng lại cho những người có cùng đam mê giống mình.
Để phục vụ cho việc bảo dưỡng, chăm sóc xe, ông Lĩnh tự sáng chế ra một chiếc kích nâng xe máy (dụng cụ nâng phần đuôi xe máy lên cao, phục vụ việc thay lốp và sửa chữa).
 |
Ông Lĩnh đã làm ra 30 chiếc kích như thế này, bán cho mọi người. |
Nhiều bạn bè thấy chiếc kích tiện dụng, nhỏ gọn hơn kích bán trên thị trường đã đặt ông làm. Mỗi chiếc có giá thành 300 - 400 nghìn đồng.
Đến nay, ông đã sản xuất 30 chiếc bán cho mọi người. “Tiền bán kích bằng tiền mua nguyên vật liệu nhưng tôi vẫn làm. Vì tôi thấy vui khi đồ mình chế tạo ra là vật có ích, tiện dụng cho đời sống”.

Đám cưới đặc biệt của vợ chồng Hà Nội sau 50 năm chung sống
Ngày trẻ, đám cưới của vợ chồng ông Lĩnh tổ chức vội vã trong bối cảnh chiến tranh. 50 năm sau, ông dành tặng vợ một đám cưới đặc biệt.
" alt=""/>Ông lão Hà Nội 14 năm nhặt rác, tái chế thành vật hữu ích