Báo cáo của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội (Ủy ban) cho biết, có 2 loại ý kiến về việc lùi thời gian thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới. Có ý kiến đồng ý lùi 1 năm như đề xuất nhưng cũng có ý kiến đề nghị lùi 2 năm.Cần thiết điều chỉnh thời gian
Ủy ban vừa có báo cáo số 893 thẩm tra tờ trình Tờ trình của Chính phủ về việc điều chỉnh thời gian áp dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới theo Nghị quyết 88 của Quốc hội.
Theo đó, trên cơ sở tờ trình số 408 của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra sơ bộ số 845 của Ủy ban, ngày 25/10, Ủy ban đã họp phiên toàn thể thẩm tra tờ trình của Chính phủ về việc điều chỉnh thời gian áp dụng chương trình, sách giáo khoa GDPT mới.
Báo cáo khẳng định, Khoản 4 Điều 2 Nghị quyết 88 quy định: “Về lộ trình thực hiện: Từ năm học 2018-2019, bắt đầu triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới theo hình thức cuốn chiếu đối với mỗi cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.”
Tuy nhiên, thực tế qua 3 năm triển khai thực hiện, việc chuẩn bị cho đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT còn nhiều hạn chế, chưa bảo đảm đúng lộ trình và tiến độ.
Trong khi đó, phần công việc cần triển khai trước khi áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới trên phạm vi cả nước còn rất nhiều.
Do vậy, Ủy ban nhất trí với sự cần thiết phải lùi thời gian bắt đầu áp dụng chương trình, sách giáo khoa GDPT mới để có điều kiện chuẩn bị tốt nhất, bảo đảm tính khả thi và chất lượng khi thực hiện chương trình; tránh lặp lại những hạn chế, bất cập do việc triển khai thiếu đồng bộ như đã xảy ra khi thực hiện đổi mới chương trình GDPT theo Nghị quyết 40 năm 2000 của Quốc hội trước đó.
2 loại ý kiến về thời điểm áp dụng
Về nội dung điều chỉnh, tờ trình của Chính phủ đề nghị lộ trình triển khai từ năm học 2019-2020, chậm một năm so với lộ trình quy định tại Nghị quyết 88.
Về phương thức triển khai, Chính phủ đề nghị, áp dụng chương trình và sách giáo khoa mới theo phương thức cuốn chiếu ở mỗi cấp học trên phạm vi toàn quốc đối với cấp tiểu học từ năm học 2019-2020, đối với cấp trung học cơ sở từ năm học 2020-2021 và đối với cấp trung học phổ thông từ năm học 2021-2022, không triển khai đồng thời ở lớp đầu của cả ba cấp học như quy định.
 |
Quốc hội và Chính phủ sẽ cân nhắc thời điểm và lộ trình mới thực hiện chương trình sách giáo khoa GDPT. Ảnh: Lê Anh Dũng. |
Báo cáo cho biết, các thành viên Ủy ban đều đồng ý với việc lùi thời gian và thay đổi phương thức triển khai. Tuy nhiên, về thời gian triển khai, các thành viên Ủy ban có 2 loại ý kiến:
Đa số thành viên Ủy ban dự họp (24/35 đại biểu) đồng ý với phương án lùi thời gian như trong tờ trình của Chính phủ.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng nếu kéo dài thời gian chuẩn bị hơn nữa sẽ làm giảm động lực và tác động đến tâm thế đổi mới trong ngành giáo dục và xã hội.
11/35 đại biểu cân nhắc về tính khả thi của phương án điều chỉnh lộ trình như đã nêu trong tờ trình và đề nghị bắt đầu thực hiện chương trình, sách giáo khoa GDPT mới từ năm học 2020-2021, chậm lại 2 năm so với lộ trình quy định.
Lý do là, các công việc liên quan đến xây dựng chương trình và sách giáo khoa trong thời gian tới còn rất nhiều, bên cạnh đó, tuy chương trình GDPT tổng thể đã được ban hành, vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về cơ sở lý luận, mục tiêu và nội dung chương trình, đòi hỏi Chính phủ cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện.
Hơn nữa, việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới như: tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, hoàn thiện cơ sở vật chất... cần có thời gian cũng như sự vào cuộc của các bộ, ngành, các địa phương và cơ sở giáo dục .
Bên cạnh đó, việc xây dựng phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp với chương trình GDPT mới cũng cần có thời gian để bảo đảm tính đồng bộ và chất lượng.
Từ những nội dung trên, Ủy ban nhất trí đề nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 2 Nghị quyết 88 để làm căn cứ cho Chính phủ thực hiện.
Về nội dung của dự thảo Nghị quyết, Ủy ban đề nghị Quốc hội và Chính phủ cân nhắc các ý kiến đã nêu để quyết định thời điểm và lộ trình mới thực hiện chương trình và sách giáo khoa GDPT trong thời gian tới.
Ngoài ra, dự thảo Nghị quyết cần bổ sung nội dung về trách nhiệm của Chính phủ trong việc tổ chức xây dựng và hoàn thiện chương trình, sách giáo khoa GDPT, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo Bộ GDĐT và các Bộ, ngành liên quan, các địa phương bảo đảm các nguồn lực cần thiết, không tăng kinh phí thực hiện đề án, nhằm chuẩn bị tốt nhất việc triển khai Nghị quyết 88 theo đúng tiến trình mới được Quốc hội thông qua.
Lê Văn
" alt=""/>Thời gian triển khai chương trình sách giáo khoa mới có thể lùi 2 năm

- Trường CĐ Nghệ thuật Hà Nội đã có phản hồi liên quan đến phản ánh của bà Nguyễn Hồng Nhung (giảng viên khoa Sân khấu điện ảnh & Múa, vợ của nghệ sĩ Xuân Bắc) về cơ sở vật chất của nhà trường xuống cấp và chuyện chấm thi tốt nghiệp từ tháng 6 mà bà cho là chưa thoả đáng.Như vậy sau 2 tuần xuất hiện đoạn livestream trên mạng xã hội của vợ nghệ sĩ Xuân Bắc phản ánh những bất cập và các cuộc họp với cá nhân bà Nhung, Trường CĐ Nghệ thuật Hà Nội đã có phản hồi về các vấn đề liên quan.
 |
Trường CĐ Nghệ Thuật Hà Nội nơi bà Nguyễn Hồng Nhung, vợ nghệ sĩ Xuân Bắc công tác. Ảnh: Thanh Hùng. |
Theo phản hồi từ phía nhà trường với VietNamNet, khi kết thúc kỳ thi tháng 6 năm 2017, bà Nhung đã trực tiếp cầm giấy đề nghị lên gặp Hiệu trưởng Dương Minh Ánh thắc mắc về việc không được tham gia trong hội đồng chấm thi.
Tại buổi làm việc, Hiệu trưởng nhà trường đã giải thích và cá nhân bà Nhung cảm thấy thỏa đáng và không nộp giấy đề nghị.
Tuy nhiên, ngày 21/8, bà Hồng Nhung gửi giấy đề nghị (không phải đơn đề nghị hoặc đơn khiếu nại) lên Ban giám hiệu nhà trường và ngày 11/9 đã thực hiện livestream trên trang Facebook cá nhân.
Sau sự việc trên, nhà trường đã tổ chức cuộc họp gồm các thành phần liên quan với mục đích giải quyết những vấn đề giảng viên có bức xúc về nhà trường.
Nội dung họp tập trung giải quyết những thắc mắc theo đơn đề nghị của bà Nhung về việc không được tham gia trong ban chấm thi sân khấu khóa 2014-2017 cùng những thông tin phản ánh về nhà trường được phát tán trong phần chia sẻ trên mạng xã hội của bà Nhung.
 |
Bà Nguyễn Hồng Nhung, vợ của nghệ sĩ Xuân Bắc. Ảnh: Thanh Hùng. |
Trong cuộc họp, các ý kiến kiến nghị, thắc mắc của bà Nhung được giải quyết trên tinh thần thẳng thắn, cởi mở, công khai văn bản, quy trình và được sự đồng thuận giữa các thành viên. Các nội dung này sẽ được Đảng ủy nhà trường thông qua và báo cáo các cơ quan cấp trên và công luận sau khi được cấp quản lý cho phép.
Trước thông tin phản ánh của bà Nhung về cơ sở vật chất của trường xuống cấp, thiếu và không đáp ứng được nhu cầu dạy và học, nhà trường cho hay đó là những phản ảnh đúng hiện trạng của một số phòng học khoa Sân khấu, tuy nhiên chưa thực sự khách quan vì trường đang thực hiện đầu tư theo đề nghị của khoa.
Trường này lý giải việc chậm trễ không đúng thời hạn để phục vụ học tập đầu năm là do những nguyên nhân khách quan. “Còn ý kiến về đầu tư trang thiết bị phòng học đạt chuẩn theo yêu cầu ngành học phải do khoa đề nghị, xây dựng các hạng mục cần đầu tư theo đặc thù môn học. Nhà trường trên cơ sở đề nghị của khoa mới xin kinh phí của thành phố để thực hiện. Trong cuộc họp, vấn đề này cũng đã được Ban giám hiệu nhà trường và khoa Sân khấu điện ảnh & Múa thống nhất thực hiện trong năm học 2017-2018”, trường này thông tin.
Liên quan đến việc bà Nhung nói rằng NSND Anh Tú can thiệp để đẩy bà không được ngồi trong hội đồng chấm thi, trường này khẳng định không nhận được yêu cầu gì từ cá nhân NSND Anh Tú với lãnh đạo trường. “Còn những nội dung khác do giảng viên Hồng Nhung trình bày tại cuộc họp chỉ mang tính cá nhân, cũng không thấy đưa ra minh chứng trong cuộc họp để đối chất. Về vấn đề này, trường không có ý kiến bình luận thêm”, văn bản trả lời nêu rõ.
Lãnh đạo trường này cũng cho biết, đây không phải là sự việc đầu tiên xảy ra trên mạng xã hội có liên quan đến cán bộ, giảng viên của nhà trường. Tuy nhiên, việc dùng livestream để tạo dư luận không chính xác về nhà trường, làm ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh và công tác đào tạo của trường. Trường này cũng cho biết đã họp và có những kết luận cụ thể, đúng sai để giải quyết thỏa đáng và đúng pháp luật.
“Những thông tin khác do giảng viên Hồng Nhung phát tán trên mạng xã hội mang tính chất cá nhân, nhà trường không giải quyết và không bình luận thêm”, trường này nêu rõ.
Trước đó, như VietNamNetđã đưa tin, ngày 13/9, lãnh đạo Trường CĐ Nghệ thuật Hà Nội cũng mời bà Nhung lên làm việc với cuộc họp kéo dài từ 8h30 sáng đến 5h chiều.
Chia sẻ sau khi kết thúc cuộc họp, bà Nhung cho biết:
“Về vấn đề tôi không được trong ban chấm thi tốt nghiệp của sinh viên, cuối cùng nhà trường cũng đã có câu trả lời rằng tôi có đủ tư cách ngồi trong ban chấm thi tốt nghiệp, nhưng giải thích đây là sự điều động vì hướng phát triển của nhà trường, do NSND Anh Tú tư vấn. Nhà trường đã làm theo như vậy để có thể vì học sinh, vì nhà trường.
Cá nhân tôi cũng có ý kiến rằng nhà trường tôn trọng ý kiến của cộng tác viên bên ngoài, vậy sao không tham khảo ý kiến của các giảng viên chuyên môn tại khoa như chúng tôi?".
Trước câu hỏi việc nêu ra những vấn đề của chị liệu có làm ảnh hưởng đến danh dự của nhà trường, bà Nhung nói: “Tôi nghĩ không có gì là ảnh hưởng đến danh dự nhà trường cả và hãy coi nhẹ đi".
Thanh Hùng
" alt=""/>Trường CĐ Nghệ thuật Hà Nội phản hồi việc bị vợ Xuân Bắc tố chèn ép