Tại Việt Nam, nhận thức tầm quan trọng của văn hóa đọc, Thủ tướng Chính phủ đã chọn ngày 21/4 hằng năm là Ngày sách Việt Nam. Trong không khí cả nước chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc thành công rất tốt đẹp, chuẩn bị bầu cử Quốc hội Khóa 15 đồng thời trong không khí cả nước hướng đến chuẩn bị kỷ niệm 46 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4, Bộ TT&TT phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức lễ khai mạc Ngày sách Việt Nam lần thứ 8 tại TP.HCM, mở đầu chuỗi hoạt động khuyến đọc trên toàn quốc.
![]() |
Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo. |
Ngày sách Việt Nam năm nay kết hợp hội sách trực tuyến cùng đa dạng các hoạt động về sách như trưng bày sách giới thiệu TP.HCM, giới thiệu các tủ sách cho học sinh tiểu học, các buổi tọa đàm, buổi gặp gỡ giao lưu giữa các tác gia nổi tiếng…
Thông qua chuỗi hoạt động chào mừng Ngày sách Việt Nam lần thứ 8, chúng tôi mong muốn lan tỏa nhiều hơn tình yêu sách đến bạn đọc, góp phần phát triển khuyến đọc trong toàn dân, hình thức thói quen đọc sách trong các cá nhân và tập thể, tạo lập giá trị văn hóa từ gia đình, cơ quan – đoàn thể, xây dựng nét văn hóa cộng đồng…".
![]() |
Các đại biểu cắt băng khai mạc Ngày sách Việt Nam. |
Thứ trưởng Bảo cũng sử dụng danh ngôn của văn hào Victor Hugo để khẳng định tầm quan trọng của sách: Việc đọc rất quan trọng. Nếu bạn biết cách đọc, cả thế giới sẽ mở ra cho bạn đầu bài phát biểu.
Tại sự kiện khai mạc, Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo cùng Cục trưởng Cục xuất bản Nguyễn Nguyên đại diện Bộ TT&TT trao tặng bằng khen của Thủ tướng cho ông Lê Hoàng - Phó chủ tịch Hội Xuất Bản Việt Nam. Ông Hoàng có đóng góp quan trọng trong triển khai thực hiện đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng.
![]() |
Ông Hoàng Vĩnh Bảo và ông Nguyễn Nguyên xem triển lãm tranh lịch sử Việt Nam tại Đường sách TP.HCM. |
Bài và ảnh:Cẩm Loan
Ngày Sách Việt Nam lần thứ 8 sẽ có nhiều hoạt động sôi nổi diễn ra trong cả nước và nhiều điểm mới.
" alt=""/>Khai mạc Ngày sách Việt Nam lần thứ 8Sau khoảng gần 1 tuần kể từ lúc Volvo Hà Nội gửi công văn, hôm 1/8, Ferrari Việt Nam mới có động thái hồi âm. Theo đó, công ty sẽ dự kiến cửa kỹ sư bay ra Hà Nội để kiểm tra chiếc xe của khách hàng H.
Tuy nhiên, phía Ferrari Việt Nam lại có đề nghị Volvo Hà Nội phải xin xác nhận chữ ký từ chủ xe về việc đồng ý cho "kiểm tra" xe.
Trao đổi với VietNamNet, đại diện Volvo Hà Nội cho rằng, lẽ ra, việc xin phép chủ xe để kiểm tra xe phải là việc của Ferrari Việt Nam bởi đó là khách hàng của họ. Tuy nhiên, Volvo Hà Nội vẫn hỗ trợ bằng việc cử kỹ sư Đoàn Văn Trường làm trung gian, kết nối với chủ xe H. về kế hoạch này của Ferrari Việt Nam.
Trao đổi với VietNamNet tối qua, 2/8, chủ xe H. khẳng định đến thời điểm này, vẫn chưa nhận được liên lạc từ phía Ferrari Việt Nam về việc cử kỹ sư đến kiểm tra xe, đồng thời, cũng chưa nhận được hồi âm về hướng giải quyết tai nạn như ông Ch. Giám đốc quản lý Ferrari Việt Nam đã hứa.
Anh cũng cho hay, các liên hệ qua lại đều chỉ là các cuộc trao đổi qua kỹ sư Đoàn Xuân Trường (người của Volvo Hà Nội), mang tính chất cá nhân.
Anh cũng rất bức xúc về thái độ im lặng hoàn toàn của Volvo Hà Nội khi không nhận được lời xin lỗi cũng như việc xử lý chậm trễ của Ferrari Việt Nam.
Hai kỹ sư Volvo Hà Nội đã đi làm trở lại
Trong cuộc làm việc chiều 2/8 với VietNamNet, ông Nguyễn Anh Linh, TGĐ Volvo Hà Nội vẫn cho rằng, công ty không thoái thác hay đùn đẩy sang trách nhiệm cá nhân. Sự việc xảy ra liên quan chính tới các nhân sự của công ty. Do vậy, công ty vẫn đang tích cực làm việc với các bên để phối hợp, tìm hướng giải quyết.
Theo ông Linh, ban đầu, ông Trường chỉ xin phép (xin phép miệng) lãnh đạo công ty cho để nhờ xe Ferrari bị sự cố dọc đường chứ không xin phép việc sửa chữa xe cho khách. Nhận thấy việc để nhờ này không ảnh hưởng đến hoạt động của xưởng dịch vụ nên lãnh đạo công ty đồng ý.
“Vì trước đó, cũng qua sự xin phép của ông Trường, chúng tôi cũng đã cho Ferrari Việt Nam mượn địa điểm để làm chương trình dịch vụ mà không cần văn bản hay trả phí. Mọi việc cũng suôn sẻ, không xảy ra sự cố gì”, ông Linh giải thích.
"Tuy nhiên, sau đó, các giao dịch tiếp theo giữa ông Trường và ông Th- cố vấn dịch vụ của Ferrari trong việc “nhờ” sửa, thay dây cu-roa, ông Trường lại không báo cáo cho lãnh đạo công ty. Mọi việc chỉ vỡ ra khi tai nạn xảy ra", ông Linh cho hay.
TGĐ Volvo Hà Nội nhấn mạnh: "Về nguyên tắc, Volvo Hà Nội không nhận làm dịch vụ cho ô tô ngoài thương hiệu Volvo".
Ông Linh bày tỏ: “Đây là bài học lớn cho chúng tôi trong vấn đề quản lý nhân sự cũng như trong các tương tác liên quan đến các đối tác lớn”.
Như VietNamNet, nguồn cơn dẫn đến sự việc nhân viên Volvo Hà Nội là người cầm lái chiếc siêu xe Ferrari 488 GTB của anh H. rồi đâm vào gốc cây ở quận Long Biên sáng ngay 21/7, xuất phát từ sự cố hỏng xe trước đó vào ngày 9/7.
Chủ xe H. cho biết kể từ khi nhận được xe chuyển từ chính hãng Ferrari về Việt Nam hồi tháng 1/2019 đã sử dụng dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng của Ferrari Việt Nam theo chính sách 7 năm từ Ferrari toàn cầu. Mọi giao dịch của anh H. liên quan đến bảo dưỡng xe đều thông qua điện thoại, tin nhắn với nhân viên của Ferrari Việt Nam.
Gần đây nhất, ngày 17/1 anh H. còn được mời đưa xe đến tham dự sự kiện làm dịch vụ bảo dưỡng của hãng Ferrari Việt Nam tại xưởng của Volvo Hà Nội. Do đó, khi xe của anh H. gặp sự cố, anh đều làm theo hướng dẫn từ nhân viên Ferrari Việt Nam là đưa đến Volvo Hà Nội mà không hề nghi ngờ gì.
Với tất cả các diễn biến đó, chủ xe H. tin rằng, giữa 2 công ty có sự hợp tác chính thức với nhau chứ không phải chỉ là giao dịch miệng giữa các cá nhân.
Trong khi đó, theo bản tường trình của kỹ sư Đoàn Xuân Trường, Giám đốc Xưởng dịch vụ Volvo Hà Nội mà VietNamNet có được, kỹ sư này nhận việc sửa xe Ferrari 488 GTB qua người có tên Th, cố vấn dịch vụ của Ferrari Việt Nam. Mọi giao dịch về sửa xe cũng đều được kỹ sư này báo cáo với đại diện của Ferrari Việt Nam trước khi trao đổi với chủ xe.
Đến nay, sau 2 tuần xảy ra tai nạn, chủ xe H. vẫn chưa biết cuối cùng chiếc siêu xe của mình sẽ được bồi thường ra sao. Hai nhân viên trực tiếp gây ra vụ tai nạn mới chỉ có lời xin lỗi và nhận trách nhiệm nhưng dường như sau đó rất bình thản trong việc sẽ bồi thường cụ thể như thế nào.
Thậm chí, cả hai kỹ sư này đã trở lại làm việc bình thường tại Volvo Hà Nội dù trước đó, Volvo Hà Nội công bố đình chỉ hai kỹ sư trong 1 tháng.
Sáng 21/7, tại khu vực ngõ 45, đường Nguyễn Văn Linh, quận Long Biên, Hà Nội, chiếc siêu xe Ferrari 488 GTB lao như bay, mất lái, tông bật cây xanh ở vỉa hè. Người lái xe là kỹ thuật viên Phạm Văn Doanh của Volvo Hà Nội. Anh này lái thử siêu xe trước khi giao cho khách theo chỉ đạo của kỹ sư Đoàn Xuân Trường, Giám đốc xưởng dịch vụ. Chiếc Ferrari gặp nạn có giá về Việt Nam lên tới 23 tỷ đồng, khác với những chiếc 488 GTB khác chỉ từ 15-20 tỷ đồng bởi nó thuộc phiên bản cuối cùng sản xuất trước khi hãng siêu xe nước Ý chuyển sang dòng F8 Tributo (từ tháng 3/2019). Hơn nữa, chiếc siêu xe này được đặt trực tiếp với hãng Ferrari, thông qua đại lý Ferrari Newport Beach (Mỹ), sau đó mới chuyển về Việt Nam. Chính vì đặt riêng nên bên trong xe còn có tem logo khắc tên chủ xe H., là đặc điểm ít chiếc Ferrari nào ở Việt Nam có được. |
Bạn có góc nhìn nào về trách nhiệm của các bên trong vụ tai nạn trên? Hãy chia sẻ bài viết phân tích về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Ông Mẽ kể lại, năm 1967, ông rời gia đình đi làm công nhân lái máy cày ở tỉnh Hà Nam Ninh. Năm 1971, ông được Trường Đào tạo lái xe 255 tuyển thẳng vào học. Học xong, ông Mẽ được cử đi tiếp nhận và tham gia lái đoàn xe giải phóng về Núi Voi (Thái Nguyên).
Năm 1972, ông được điều động vào Tây Nguyên làm nhiệm vụ lái xe trong phái đoàn đặc biệt của Ban Liên hiệp 4 bên tại Plei Kần (huyện Ngọc Hồi, Kon Tum). Sau đó, ông được phân công lái xe cho Tham mưu trưởng Nguyễn Quốc Thước.
Tháng 3/1975, chiến dịch Tây Nguyên bắt đầu diễn ra, mở màn cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975. Sau trận đánh mở màn thắng lợi tại Buôn Ma Thuột, quân ta thừa thắng tiến lên và giải phóng hoàn toàn Tây Nguyên, phối hợp lực lượng địa phương tiến về các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa.
Thời điểm này, mỗi ngày, ông Mẽ chở thủ trưởng Nguyễn Quốc Thước cùng một người lính công vụ vượt hàng trăm kilomet đường núi rừng để đến những trận địa khác nhau.
“Nhiều lúc, xe bị bắn để lại những lỗ thủng trên thành xe chi chít như các lỗ đan của chiếc rổ, xe chỉ chạy bằng vành nhưng vẫn vượt qua mưa bom bão đạn. Đã có lúc, 3 người phải bỏ ô tô chạy bộ hàng chục kilomet để tránh bom đạn”, ông Mẽ nhớ lại.
Sau khi giải phóng Tây Nguyên, ông Mẽ lại lái xe đưa thủ trưởng băng qua bao núi, vượt qua bao rừng để tiến về Sài Gòn.
Khoảnh khắc không bao giờ quên
Theo dòng hồi tưởng, ông Mẽ kể: “Tôi làm nhiệm vụ lái xe, lịch trình có thể thay đổi đột xuất bất kỳ lúc nào. Ngày 29/4/1975, tôi chở thủ trưởng Thước từ Trảng Bàng đi Củ Chi, rồi chạy thẳng đến sân bay Tân Sơn Nhất, tới nơi là hơn 8h tối.
Trước khi đến sân bay, thủ trưởng Thước căn dặn tất cả anh em: 'Vào đến đấy có thể có tài sản của đối phương bỏ lại, các đồng chí tuyệt đối không được lấy bất kỳ thứ gì. Nếu vi phạm sẽ bị tổ chức kỷ luật nặng'”.
Đến sáng 30/4/1975, ông Mẽ được lệnh chở thủ trưởng tiến vào Dinh Độc Lập. Trên đường đi, mặc dù tiếng súng vẫn còn vang trên đầu, nhưng hai bên đường, người dân từ già trẻ, gái trai đã vẫy cờ, đón đoàn quân giải phóng, tiếp tế những nắm cơm, với thức ăn, trứng gà. Họ chuẩn bị cẩn thận rồi cho vào giỏ, gửi các chiến sĩ đi qua.
Nhớ lại thời khắc lịch sử ấy, ông Mẽ nói: “Lúc xe của chúng tôi đến cổng Dinh Độc Lập, xe tăng của quân ta đã đánh vào bên trong rồi. Chúng tôi tiến thẳng vào mục tiêu cần tiếp cận...
Giây phút đó, tôi hiểu quân ta đã toàn thắng, không riêng gì bản thân tôi mà toàn thể cán bộ, chiến sĩ đều vô cùng vui mừng và tự hào. Thủ trưởng của tôi cực kỳ xúc động”.
Kể với PV VietNamNet về người đồng đội từng cùng mình vào sinh ra tử, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước chia sẻ: “Anh Mẽ là người rất dũng cảm. Nhớ lại ngày anh lái xe đưa tôi tiến về hướng Dinh Độc Lập, càng tiến tới gần (trên đường từ sân bay Tân Sơn Nhất về Dinh Độc Lập - PV), đối phương càng bắn xối xả hỏa lực tầm cao 12,7mm vào đội hình của chúng tôi.
Xe hỏng máy, đồng chí ấy đã nhanh chóng, mưu trí tránh hỏa lực của đối phương, yêu cầu chúng tôi tạm lánh đạn. Anh Mẽ đã tự sửa xe để tiếp tục đưa tôi tiến lên, tiếp cận Dinh Độc Lập một cách an toàn”.
Cuộc hội ngộ sau 45 năm
Ngày hòa bình lập lại, người lính Nguyễn Bá Mẽ trở về cuộc sống đời thường. Đến năm 2020, ông mới có cơ hội gặp lại người thủ trưởng đáng kính năm xưa.
Đầu tháng 4/2023, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước về thăm lại người lính lái xe đã cùng kề vai sát cánh, từng sống chết dưới những làn đạn. Một vị tướng, một người lính rưng rưng nắm tay nhau kể về những kỷ niệm không bao giờ quên.
Kể về cuộc hội ngộ này, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước không kìm được xúc động: "Sau gần một nửa thế kỷ, chúng tôi mới tìm lại được nhau. Từ đó, hai gia đình thường xuyên qua lại thăm hỏi. Đặc biệt, năm 2020, khi tôi cận kề cái chết ở Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, đồng chí Mẽ đã lặn lội từ quê lên viện thăm tôi, nghĩa tình như vậy sao quên nhau được”.