Thiếu vắng những thương hiệu quốc tế tại Hạ LongVịnh Hạ Long 2 lần được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Năm 2003, vịnh Hạ Long được Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới xếp hạng và công nhận, kết nạp thành viên.
Vịnh Hạ Long cũng được đề cử Điểm đến hấp dẫn hàng đầu thế giới của Giải thưởng Du lịch Quốc tế WTA danh giá. Gần đây, kênh CNN đưa Hạ Long vào danh sách 25 kỳ quan thiên nhiên đẹp nhất thế giới còn tờ Reader’s Digest xếp vịnh Hạ Long thứ 4 trên 10 điểm du lịch phải đến ở châu Á.
Những dấu ấn quốc tế nói trên cho thấy sức hấp dẫn đặc biệt của Hạ Long về du lịch và bất động sản nghỉ dưỡng không thua kém những điểm đến ven biển khác tại Việt Nam như Đà Nẵng hay Phú Quốc.
 |
Vịnh Hạ Long xuất hiện trong chiến dịch quảng cáo toàn cầu năm 2019 của hãng thời trang Louis Vuitton (video: https://www.youtube.com/watch?v=inarhG1jgso) |
Trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 tạm thời được khống chế, tỉ lệ lấp đầy phòng tại Hạ Long trong tháng 7/2020 đạt tới 90% đặc biệt vào cuối tuần. Sở Du lịch Quảng Ninh ghi nhận ngày 19/7/2020 với con số lượng khách du lịch kỷ lục là 100.000 lượt, cao nhất từ trước tới nay.
Tiềm năng là vậy nhưng điểm trừ trong lợi thế cạnh tranh của Hạ Long là thiếu vắng những khu nghỉ dưỡng tiêu chuẩn 5 sao gắn với các thương hiệu quốc tế lớn.
Nếu như tại Đà Nẵng hay Phú Quốc, các thương hiệu lớn đều đã có mặt thì tại Hạ Long, chỉ 10% khách sạn có buồng phòng đạt tiêu chuẩn 5 sao, và không có khu nghỉ dưỡng mặt biển mang thương hiệu quốc tế cao cấp. Đây chính là thách thức và cơ hội cho bất động sản nghỉ dưỡng tại mảnh đất di sản huyền thoại này.
InterContinental - dấu ấn một thương hiệu khách sạn hàng đầu thế giới
Là thương hiệu quan trọng của IHG, InterContinental có thể xem là thước đo về dịch vụ đẳng cấp trong ngành khách sạn. IHG hiện đang có 5.800 khách sạn với hơn 100 triệu thành viên chương trình IHG Reward Club, mang đến rất nhiều ưu đãi đặc quyền khi đặt phòng khách sạn hoặc vé máy bay. Điều này giúp đảm bảo tỉ lệ lấp đầy cho mạng lưới của IHG trên toàn thế giới.
 |
INK 360 bar tại InterContinental Phu Quoc Long Beach Resort - nơi ngắm hoàng hôn đẹp nhất đảo ngọc |
Trong khi đó, thương hiệu InterContinental Hotels & Resorts của IHG hiện đang có 208 khách sạn tương đương 69.000 phòng trên khắp thế giới. Nổi tiếng với triết lý dịch vụ “Live the InterContinental Life”, mỗi khách sạn của thương hiệu này đều là một lời mời gọi thượng khách tận hưởng cuộc sống đỉnh cao đậm chất InterContinental.
Tại Việt Nam, trong khoảng 2 thập niên, thương hiệu đã để lại dấu ấn nổi bật với 6 khách sạn và khu nghỉ dưỡng tại Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Nha Trang và Phú Quốc.
Năm 2019, hãng công bố dự án InterContinental Grand Ho Tram, và năm 2020 là dự án InterContinental Residences Halong Bay, khẳng định sự hiện diện của thương hiệu tại thủ phủ du lịch miền Bắc, và được xem là góp phần thay đổi diện mạo nghỉ dưỡng cao cấp của Hạ Long.
Dự án với những “điểm đầu tiên” của thị trường miền Bắc
Tổng thể dự án InterContinental Residences Halong Bay gồm 60 căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp và bộ sưu tập giới hạn với 41 biệt thự, có tầm nhìn bao quát trọn vẹn Vịnh Hạ Long, trải dọc theo đường bờ biển dài hơn 580m.
Ngay từ khi công bố, dự án đã khẳng định vị thế dẫn đầu trong phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng tại miền Bắc. Định vị của dự án không chỉ được khẳng định bởi sức nặng của thương hiệu, mà còn bởi những chi tiết thiết kế lần đầu được giới thiệu.
 |
Phòng ngủ trong biệt thự Beach Villa |
Bên cạnh yếu tố về thẩm mỹ và chất lượng, thiết kế của dự án còn đề cao công năng sử dụng. InterContinental Residences Halong Bay là dự án bất động sản hiếm hoi tại Hạ Long sử dụng mô hình tách lập không gian thông minh (lock-off), cho phép đơn vị vận hành có thể linh hoạt vận hành và qua đó, tối ưu hóa tỉ lệ lấp đầy của biệt thự.
Lần đầu tiên, một dự án nghỉ dưỡng sát biển có tầng hầm, kết nối trực tiếp với từng căn biệt thự. Đây là kết quả của việc quan sát từ nhu cầu thị trường để tạo ra giải pháp thiết kế thông minh cho khách hàng.
Tầng hầm giải tỏa phương tiện cơ giới cá nhân trên mặt đất để đảm bảo sự hài hoà giữa gìn giữ không gian sống gắn cùng di sản thiên nhiên. Đặc biệt, chức năng này cho phép mang đến một trải nghiệm tiện nghi vượt trội cho chủ nhân, khi các vị thượng khách từ Hà Nội hay các thành phố khác có thể di chuyển 1,5 tiếng là đến ngay dưới chân biệt thự của riêng mình.
 |
Hồ bơi cảnh quan biến tiểu khu Row Villa thành một Venice thu nhỏ bên bờ vịnh |
Hồ bơi cảnh quan tại tiểu khu biệt thự Sông Thu - Row Villa là một giải pháp thiết kế đột phá, chưa từng xuất hiện tại Hạ Long. Như một dòng nước mát lành, hồ bơi swim-up lagoon ôm sát hiên sau từng căn biệt thự, tạo cảm xúc mãnh liệt về chiều sâu của không gian và chiều cao của khối kiến trúc, biến tiểu khu Row Villa thành một Venice thu nhỏ ngay giữa lòng vịnh di sản.
Các chòi nghỉ cabana với bể sục được bố trí dọc theo hồ bơi, tạo ra trải nghiệm thư giãn khác biệt cho chủ nhân.
Bên cạnh điểm ưu việt về công năng và tiện ích trong thiết kế, InterContinental Residences Halong bay là dự án đầu tiên áp dụng chương trình hợp tác cho thuê được vận hành bởi thương hiệu InterContinental tại miền Bắc.
Mạng lưới 100 triệu thành viên của chương trình IHG Reward Club trên toàn thế giới, cùng với danh tiếng của thương hiệu quản lý và điểm đến đẳng cấp quốc tế là bảo chứng cho tỉ lệ lấp đầy của các biệt thự nghỉ dưỡng tại đây.
Có thể nói, lựa chọn InterContinental Residences Halong Bay chính là chọn một kênh trú ẩn vốn an toàn trong thời điểm hiện nay, và đồng thời là chọn thưởng lãm kỳ nghỉ dưỡng lý tưởng cho bốn mùa trong năm dành riêng cho gia đình và người thân.
Website: InterContinentalResidencesHalongBay.com.vn
Hotline: 098 99999 01
Xuân Thạch
" alt=""/>InterContinental Residences Halong Bay
 cho biết, Số hóa truyền hình là đề án quan trọng và xuất phát từ thực tiễn quản lý tần số; bài toán nâng cao chất lượng xem truyền hình, thu hẹp khoảng cách số cho người dân nhiều vùng miền cũng như giải quyết sự phân tán nguồn lực của Nhà nước trong lĩnh vực này.</p><table class=)
 |
Hội nghị có sự tham dự của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, Trưởng Ban chỉ đạo Đề án; Thứ trưởng Phan Tâm, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Đề án; nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng; các thành viên Ban chỉ đạo Đề án cùng đại diện nhiều Sở TT&TT và Đài PTTH trên cả nước. Trong ảnh: Tọa đàm tại Hội nghị tổng kết Đề án Số hóa truyền hình. |
Cách đây 10 năm, Ban Chỉ đạo đã quyết định sử dụng công nghệ truyền hình số mặt đất thế hệ thứ 2 (DVB-T2) - công nghệ tiên tiến và hiện đại nhất. Đây là quyết sách rất táo bạo, thể hiện tầm nhìn chiến lược nhằm đạt được chất lượng và hiệu quả cao nhất trong dài hạn. Tại thời điểm đó, Việt Nam là một trong 6 nước đầu tiên trên thế giới sử dụng công nghệ DVB-T2. Quyết định đó đã được thực tế minh chứng là sáng suốt vì đến nay 90% các nước sử dụng công nghệ DVB đã chọn công nghệ này.
Đà Nẵng là địa phương đầu tiên thực hiện thí điểm Đề án Số hóa truyền hình. Khi thực hiện thí điểm Đề án, mới chỉ có 5 nước sử dụng công nghệ DVB-T2, vì vậy việc thuyết phục lãnh đạo và thay đổi nhận thức của cán bộ là khó khăn. Với sự quyết tâm của địa phương và chất xúc tác từ Trung ương là Bộ TT&TT, Đà Nẵng đã hoàn thành tắt sóng truyền hình Analog.
Ông Trần Quang Hưng, đại diện Đài Truyền hình Việt Nam cho biết khối lượng công việc rất lớn và VTV phải chạy đua với thời gian để hoàn thành theo đúng lộ trình.
Ngày 28/12/2020, Việt Nam chính thức ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất. Sóng DVB-T2 đã phủ ở tất cả 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc với trên 80% dân cư, vượt 10 điểm % so với mục tiêu đề án đặt ra.
Đánh giá về những thành công của đề án, ông Đoàn Quang Hoan cho rằng phải kể đến những quyết sách và các sáng kiến hợp lý. Theo đó, 3 điểm được ông Hoan nhắc tới là: Sử dụng Quỹ Viễn thông công ích để hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; Yêu cầu tích hợp đầu thu kỹ thuật số DVB-T2 trên các máy thu hình được sản xuất và nhập khẩu vào Việt Nam. Ngoài ra, chiến lược chuyển đổi từ thành thị, vùng đông dân sau đó mới đến vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa đã mang đến thành quả.
"Trái ngọt" nhờ thay đổi tư duy và cách tiếp cận
Đại diện nhiều đài truyền hình và doanh nghiệp chia sẻ, nhờ sự bắt tay hợp tác, nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn, Đề án số hóa truyền hình đã thu "trái ngọt".
Theo ông Võ Thành Nhân, Phó Giám đốc Đài truyền hình Vĩnh Long: Công nghệ DVB-T2 xóa mờ câu chuyện về giới hạn của truyền hình thế hệ cũ. Thế mạnh của mạng đơn tần là không còn ranh giới xa hay gần và giúp cho các đài truyền hình tiết kiệm nhân lực, nâng cao chất lượng nội dung. Sau khi triển khai xong hệ thống DVB-T2, Đài truyền hình Vĩnh Long đã tập trung nâng cao được chất lượng nội dung, khả năng phủ sóng mở rộng ra cả các tỉnh phía Bắc và Đà Nẵng, nhờ đó đạt mức tăng trưởng đáng kể.
 |
Hội nghị truyền trực tuyến tới nhiều điểm cầu. |
Phát biểu tại sự kiện, nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng cho rằng, Đề án số hóa truyền hình không đơn thuần là cuộc cách mạng về công nghệ mà còn là cuộc cách mạng về quản lý và tổ chức bởi đây cũng chính là phần khó nhất khi triển khai.
“Tư duy chuyển đổi tổ chức, bộ máy, thị trường là khó khăn nhất bởi chúng ta phải tách hệ thống truyền dẫn ra khỏi đài truyền hình, thực hiện thị trường hóa, giao việc truyền dẫn, phát sóng cho các doanh nghiệp. Do đó, phải làm sao thuyết phục mọi người rằng việc này mang lại lợi ích lớn cho đất nước, cả về kinh tế khi đầu tư hạ tầng tập trung thay vì hạ tầng phân tán vô cùng tốn kém. Đây chính là khó khăn, thách thức lớn nhất. Khi được giao thành lập Ban chỉ đạo triển khai đề án, Bộ TT&TT đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo để thay đổi tư duy, suy nghĩ. Đây là điều lớn nhất chúng ta đã làm được trong đề án này”, nguyên Thứ trưởng Lê Nam Thắng nói.
Kinh nghiệm quý cho chuyển đổi số và mở ra không gian mới
Phát biểu kết luận tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá, trải qua hơn 9 năm, Đề án Số hóa truyền hình đã hoàn thành được 4 mục tiêu lớn, cụ thể là: Hoàn thành việc chuyển đổi hạ tầng truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất từ công nghệ truyền hình tương tự sang công nghệ truyền hình số thế hệ thứ hai với hiệu quả sử dụng tần số của truyền hình số mặt đất tăng 30 lần so với truyền hình tương tự mặt đất.
Mở rộng đáng kể vùng phủ sóng truyền hình mặt đất vượt mục tiêu đã đề ra, đảm bảo 100% các hộ gia đình có máy thu truyền hình trên cả nước xem được truyền hình số bằng các phương thức khác nhau.
Thu hút được nguồn lực xã hội để phủ sóng truyền hình mà trước kia dùng ngân sách Nhà nước; Ngoài ra, đã tổ chức, sắp xếp theo hướng chuyên môn hoá, tập trung vào khâu sản xuất nội dung chương trình và thuê dịch vụ truyền dẫn phát sóng.
 |
Bộ trưởng Bộ TT&TT phát biểu kết luận hội nghị. |
Đề án Số hóa truyền hình bắt đầu với nhiều thách thức nhưng Việt Nam đã giữ đúng cam kết và trở thành một trong những nước thuộc nhóm dẫn đầu hoàn thành việc dừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất nhờ cách tiếp cận phù hợp.
"Trên thế giới, Việt Nam xếp thứ 78/193 nước hoàn thành việc dừng phát sóng truyền hình tương tự, thuộc nhóm các nước hoàn thành sớm. Thành công của Đề án là do chúng ta có những cách tiếp cận phù hợp với bối cảnh Việt Nam",Bộ trưởng nói.
Có 7 nhân tố mang đến thành công cho Đề án là: Hoàn thành hành lang pháp lý trước, tạo ra cơ chế hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ từ Trung ương tới địa phương; Có lộ trình phù hợp; Đi thẳng vào công nghệ hiện đại; Sáng tạo, linh hoạt vận dụng cơ chế tài chính phù hợp; Quan tâm lắng nghe ý kiến của người dân, đặt người dân làm trung tâm; Truyền thông, nâng cao nhận thức cho người dân; Sự vào cuộc tích cực, chủ động của các địa phương.
Việt Nam chỉ có thể thay đổi thứ hạng nếu đi cùng nhịp với nhóm dẫn đầu thế giới về cái mới và muốn đi nhanh thì phải bỏ đi gánh nặng của quá khứ. Việc chuyển đổi từ truyền hình tương tự mặt đất sang truyền hình số công nghệ số thứ hai giúp chúng ta đi cùng với các nước dẫn đầu thế giới về công nghệ truyền hình. Trong tương lai, việc chuyển đổi trong nhiều lĩnh vực sẽ xảy ra. Những kinh nghiệm tốt, cách tiếp cận phù hợp của số hoá truyền hình sẽ giúp chúng ta thực hiện thành công các chuyển đổi tiếp theo.
MỜI BẠN ĐỌC XEM BỘ PHIM TÀI LIỆU VỀ 9 NĂM THỰC HIỆN ĐỀ ÁN SỐ HÓA TRUYỀN HÌNH:
“Đất nước muốn phát triển nhanh, bền vững thì phải liên tục chuyển đổi. Chuyển đổi để đón nhận những cơ hội mới, chuyển đổi để tiến tới những điều tốt đẹp hơn và công cuộc chuyển đổi lớn nhất của chúng ta là chuyển đổi từ thế giới thực vào thế giới số, gọi là chuyển đổi số mà ngành ta được giao lĩnh ấn tiên phong. Kế thừa và mở ra không gian mới sẽ là cách mà chúng ta làm để thực hiện thành công chuyển đổi số quốc gia”,Bộ trưởng nói.
Cũng tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ TT&TT đã tặng bằng khen và kỷ niệm chương cho 53 tập thể và 47 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong triển khai Đề án Số hóa truyền hình.
 |
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tặng bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích trong triển khai Đề án. |
Cuối năm 2020, Việt Nam đã hoàn thành việc chuyển đổi hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất từ công nghệ tương tự sang công nghệ số trên phạm vi toàn quốc, giải phóng được băng tần 700MHz, dùng cho phát triển thông tin di động 5G.
63 tỉnh, thành trên toàn quốc đã phủ sóng DVB-T2 với trên 80% dân cư, vượt 10 điểm % so với mục tiêu Đề án đặt ra.
Theo số liệu thống kê, khoảng 16 triệu hộ gia đình đã thu xem được truyền hình số qua các phương thức cáp, IPTV; trên 3,2 triệu hộ sử dụng truyền hình vệ tinh; trên 5 triệu hộ đã sử dụng truyền hình số mặt đất; 100% các hộ gia đình có máy thu hình trên cả nước có thể xem được truyền hình số bằng các phương thức khác nhau.
Đề án số hóa truyền hình hỗ trợ đầu thu truyền hình số cho 1,9 triệu hộ dân với tổng kinh phí gần 1.000 tỷ đồng từ nguồn Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam." alt=""/>Hội nghị tổng kết số hóa truyền hình