
Phá cách khỏi những gam màu trầm thường mang đến sự sang trọng cho các sản phẩm công nghệ,áy ảnhmàusắccầuvồkq ngoai hang anh Pentax K-x sẽ giúp người dùng cảm thấy trẻ trung hơn khi sở hữu một chiếc máy ảnh ngộ nghĩnh với nhiều màu sắc.
Phá cách khỏi những gam màu trầm thường mang đến sự sang trọng cho các sản phẩm công nghệ,áy ảnhmàusắccầuvồkq ngoai hang anh Pentax K-x sẽ giúp người dùng cảm thấy trẻ trung hơn khi sở hữu một chiếc máy ảnh ngộ nghĩnh với nhiều màu sắc.
Sau khi chương trình kết thúc, những tràng vỗ tay vang lên không ngớt tán thưởng các tiết mục đặc sắc được nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng chuyển soạn mới mẻ mang màu sắc âm nhạc riêng.
Năm nay quá nhiều điểm nhấn
Ngồi phía dưới sân khấu, nghệ sĩ saxophone Trần Mạnh Tuấn rưng rưng nước mắt khi thấy con gái An Trần thể hiện tác phẩm Mẹ yêu con của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, được nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng chuyển soạn.
![]() | ![]() |
Chia sẻ với VietNamNet,vợ chồng nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn vẫn không hết xúc động khi chứng kiến sự trưởng thành của cô con gái.
"Đây là niềm hãnh diện với gia đình và riêng cháu An Trần khi có cơ hội làm việc với Dàn nhạc Giao hưởng quốc gia. Từ nhỏ, chúng tôi đã rèn giũa cháu cẩn thận. Đúng 10 năm trước, An Trần có cơ hội biểu diễn cùng các cô các chú ở dàn nhạc cùng bố. Hôm nay, cháu biểu diễn độc lập trên sân khấu khiến chúng tôi ứa nước mắt tự hào và hạnh phúc.
Để đạt được thành quả hôm nay không phải là điều dễ dàng, cháu phải tiếp tục cố gắng nhiều hơn nữa. Đây cũng là bước đầu để bố mẹ có quyền yên tâm và tự hào về con", nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn bồi hồi chia sẻ.
Màn biểu diễn của nghệ sĩ saxophone An Trần cũng gây ấn tượng mạnh với PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ - Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương.
"Tôi rất thích màn trình diễn saxophone ngập tràn cảm xúc của nghệ sĩ An Trần. Thật hạnh phúc khi được chứng kiến sự kế thừa tuyệt vời của thế hệ trẻ nối tiếp niềm đam mê nghệ thuật của cha ông", ông Nguyễn Thế Kỷ nói.
Là một khán giả trung thành của Điều còn mãi, bà Lê Anh Thúy - vợ cố nhạc sĩ Hồng Đăng tỏ ra ngạc nhiên và thích thú khi theo dõi buổi hòa nhạc.
Với bà, chương trình Điều còn mãicủa VietNamNet luôn giữ được tính thống nhất, xuyên suốt bài bản trong 14 năm qua; luôn có những tác phẩm đi cùng năm tháng nhưng có dấu ấn của âm nhạc đương đại. Để duy trì được một chương trình không có tính thương mại như vậy là rất khó, thể hiện sự nỗ lực đáng quý của những người thực hiện.
"Tôi yêu thích các bản chuyển soạn của Giám đốc âm nhạc Trần Mạnh Hùng. Anh ấy đưa vào những tác phẩm âm nhạc màu sắc phóng khoáng, duyên dáng và vô cùng tinh tế. Những bài hát đã thành danh đều là các tác phẩm mang màu sắc dân tộc rất rõ. Đặc biệt, trên sân khấu năm nay, tất cả các nghệ sĩ đều có đất diễn".
Bà Lê Anh Thúy cũng thể hiện niềm yêu thích với tiết mục kết thúc chương trình Tổ quốc yêu thươngdo nghệ sĩ NSƯT Đăng Dương, các ca sĩ Đỗ Tố Hoa, Phạm Khánh Ngọc, Đào Mác, Phạm Thu Hà thể hiện. Tiết mục không hề cứng nhắc mà rất êm ả và đậm chất Việt Nam.
"Với tôi, Điều còn mãi2023 đủ xúc động, đủ tự hào nhưng cũng đủ trang trọng và tinh tế, có chất phóng khoáng, mềm mại. Tôi rất hài lòng và thích buổi diễn", bà Lê Anh Thúy nói.
Lần nào xem xong 'Điều còn mãi' cũng xúc động
Có mặt tại buổi hòa nhạc, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ - Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương bày tỏ: "Tôi xem Điều còn mãi của báo VietNamNettừ năm đầu tiên - năm 2009, chỉ bỏ lỡ 1 hay 2 lần thôi mà tiếc lắm! Theo cảm nhận của tôi đây là chương trình nghệ thuật rất sang trọng, từ kịch bản, biên tập, thiết kế, ê-kíp sản xuất, cách chọn bài hát, các nghệ sĩ thể hiện… và được diễn ra giữa thánh đường nghệ thuật của đất nước nên càng nâng cao giá trị. Lần nào xem xong cũng xúc động, thấy tự hào về quá khứ lịch sử hào hùng của dân tộc".
Với ông, điểm đặc biệt của Điều còn mãi2023 là đã chọn bài hát Đàn chim Việtcủa nhạc sĩ Văn Cao đưa vào chương trình. Điều này vô cùng ý nghĩa vì đúng thời điểm kỷ niệm 100 năm ngày sinh người nhạc sĩ vĩ đại.
Ông Lê Quốc Minh - Ủy viên BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam có vinh dự được tham dự nhiều chương trình nghệ thuật chào mừng 78 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 nhưng chỉ có buổi hòa nhạc quốc gia Điều còn mãi 2023 là diễn ra đúng thời điểm lịch sử 78 năm trước.
"Đứng trong khán phòng Nhà hát Lớn hôm nay, khi giai điệu bài Quốc cavang lên, mọi người đứng dậy làm lễ chào cờ, tôi thấy tự hào và xúc động vô cùng như được đắm mình vào thời khắc lịch sử của dân tộc.
Đặc biệt hơn khi tôi và rất đông khán giả được lắng nghe những ca khúc đi cùng năm tháng, ghi dấu ấn với bao thế hệ người Việt Nam nhưng mang màu sắc tươi mới của thời đại với sự tham gia của đông đảo các nghệ sĩ thuộc đủ loại hình âm nhạc từ thính phòng, giao hưởng đến dân gian. Những người làm chương trình Điều còn mãi2023 rất sáng tạo khi mang tới màn trình diễn kết hợp độc đáo giữa đàn bầu - nhạc cụ dân tộc truyền thống với nhạc cụ phương Tây trong dàn nhạc giao hưởng. Tôi thấy thực sự ấn tượng", ông Lê Quốc Minh bày tỏ.
Họa sĩ Văn Thao - một khán giả đặc biệt của Điều còn mãi2023 vô cùng xúc động khi nghe bài hát Đàn chim Việtcủa cha là nhạc sĩ Văn Cao trên sân khấu. Điều đó cho thấy tác phẩm của nhạc sĩ Văn Cao đã đi vào trong công chúng và luôn luôn được tôn vinh.
“Các tiết mục năm nay khá tốt như bài Giai điệu Tổ quốccủa nhạc sĩ Trần Tiến, bài Đất nước lời rucủa nhạc sĩ Văn Thành Nho, độc tấu đàn bầu Cung đàn đất nước… Nhìn chung đây là một chương trình tương đối hoàn thiện", họa sĩ Văn Thao nhận xét.
Một trong những tiết mục đem lại cảm xúc đặc biệt của chương trình năm nay là Đất nước lời ru - nhạc sĩ Văn Thành Nho, do ca sĩ Tùng Dương thể hiện. Nhạc sĩ hoàn toàn bị thu hút bởi đây là chương trình âm nhạc hoành tráng, mang tính nghệ thuật cao.
"Cá nhân tôi rất hưng phấn với tiết mục Bóng cây Kơ Niacủa ca sĩ Đỗ Tố Hoa, tiếng saxophone của nghệ sĩ An Trần… Bản thân âm nhạc, giai điệu bài hát không có lời, nhưng tiếng kèn của nghệ sĩ An Trần như rút ruột và truyền đến chúng ta những cảm xúc rất trữ tình, nồng nàn.
Về Đất nước lời rucủa tôi, ca sĩ Tùng Dương đã thổi hồn mới, cảm xúc mới vào bài hát. Những sáng tác của tôi trước kia thường dành cho các nữ ca sĩ, nhưng hôm nay Tùng Dương đem đến một hình bóng mới, một dáng vẻ mới, một nguồn năng lượng mới. Chính những tràng vỗ tay của khán giả đã chứng minh rằng các nghệ sĩ hôm nay thể hiện một cách xuất sắc, làm nên một buổi hòa nhạc thành công rực rỡ", nhạc sĩ Văn Thành Nho chia sẻ.
Clip nghệ sĩ An Trần biểu diễn bài 'Mẹ yêu con':
Nguy cơ “khủng hoảng thừa” condotel khi các chủ đầu tư mạnh tay cam kết lợi tức tới nhà đầu tư, khiến nhà đầu tư gặp rủi ro lớn hơn. Ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều dự án condotel, biệt thự nghỉ dưỡng không trả lợi nhuận như đúng cam kết đã nảy sinh nhiều tranh chấp với khách hàng.
Trong khi đó, ở nhiều nước trên thế giới, các dự án tiêu chuẩn và dự án cao cấp luôn có sự phân biệt rõ ràng, trong khi tại Việt Nam, ranh giới này gần như nhạt nhòa.
“Sóng” bất động sản dồn vào thị trường đã khiến các chủ đầu tư chạy đua với số lượng và xem nhẹ những chi tiết rất nhỏ như kích thước phòng, thiết kế, tiện ích... một trong những yếu tố then chốt làm nên thương hiệu sản phẩm.
Ông Mauro Gasparotti – Giám đốc Savills Hotels Châu Á Thái Bình Dương cho rằng sản phẩm lưu trú, du lịch vẫn còn đơn điệu, thiếu các sản phẩm mang đậm nét văn hóa, truyền thống địa phương.
Ông dẫn chứng hiện nay thị trường chủ yếu chú trọng vào quy mô, với các dự án có mật độ xây dựng dày đặc và tập trung quá nhiều vào các sản phẩm bán.
Nhiều chủ đầu tư chạy đua phát triển các sản phẩm “luxury” và “wellness” nhưng chưa thật sự hiểu đúng các khái niệm này cũng như thiếu sự cân nhắc đến các yếu tố cộng hưởng xung quanh.
Chuyên gia này cảnh báo, một điển hình có thể thấy rõ trong những năm gần đây là sự hình thành của các dự án phức hợp quy mô lớn với sản phẩm shophouse chiếm chủ đạo. Số lượng sản phẩm lớn sẽ gây nhiều khó khăn cho quá trình vận hành cũng như kinh doanh cho thuê trừ khi dự án được hoạch định rất cẩn trọng.
Ngoài ra, vị chuyên gia đánh giá hiện nay thị trường Việt Nam có rất nhiều dự án cùng cạnh tranh trong một phân khúc với mô hình và sản phẩm tương tự nhau. Nhiều chủ đầu tư vẫn chưa thực sự chú trọng đến chất lượng, mà chỉ tập trung theo đuổi số lượng và cách tiếp cận “sao chép – cắt dán”, khiến cho các dự án bị thiếu điểm nhấn.
“Điểm đặc biệt của ngành nghỉ dưỡng là cho phép các đơn vị phát triển dự án có thể thỏa sức sáng tạo để đem đến những sản phẩm ấn tượng, khác biệt với những sản phẩm đã hiện hữu trên thị trường, từ đó đem đến những trải nghiệm giá trị cho khách lưu trú. Điều này không phải chỉ đến từ những sản phẩm cao cấp, mà nó có thể đến từ mọi phân khúc miễn là dự án được định vị rõ ràng, hoạch định tốt, thiết kế hợp lý và vận hành chỉn chu”, vị chuyên gia Savills chia sẻ thêm.
Nguy cơ
Nhìn ra các nước trong khu vực, tốc độ phát triển bất động sản nghỉ dưỡng của Việt Nam là quá nóng, điều đó cũng đồng nghĩa với những hệ lụy trong việc quản lý, vận hành khai thác và môi sinh môi trường.
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA), tính đến 9/2021, các dự án bất động sản du lịch chủ yếu tập trung tại 15 địa phương gồm: Hoà Bình, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hoá, Quảng Bình, Huế (Thừa Thiên - Huế), Đà Nẵng, Quảng Nam, Quy Nhơn (Bình Định), Phú Yên, Nha Trang và Cam Ranh (Khánh Hoà), Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Phú Quốc (Kiên Giang).
Thị trường có tổng số 239 dự án bất động sản du lịch, trong đó ước tính giá trị dự án condotel đạt khoảng 297.128 tỷ đồng; dự án villas ước tính 243.990 tỷ đồng và dự án shophouse khoảng 154.245 tỷ đồng. Tổng giá trị ba sản phẩm này khoảng 681.886 tỷ đồng, tương đương 30 tỷ USD.
Bất động sản nghỉ dưỡng đã có dấu hiệu suy giảm về giá cả và giá trị từ cuối năm 2018 do sự bão hòa cung cầu. Kế đó là hàng loạt những diễn biến tiêu cực như vỡ cam kết lợi nhuận condotel, tắc nghẽn pháp lý…
Trên thị trường, nhiều nhà đầu sử dụng đòn bẩy tài chính ngân hàng, buộc phải cắt lỗ condotel hoặc biệt thự nghỉ dưỡng nhằm thu hồi vốn. Tương tự, báo cáo ghi nhận một xu hướng đặc biệt là ngày càng nhiều doanh nghiệp bắt đầu thanh lý các tài sản không cốt lõi để thu hồi vốn.
Ông Mauro Gasparotti đánh giá hiện nay có ba yếu tố chính đang cản trở quá trình khôi phục của nguồn cầu du lịch là lạm phát, chi phí chuyến bay gia tăng và sự chậm khôi phục của hai thị trường khách Trung Quốc và khách Nga.
“Nguồn cầu sẽ hoàn toàn khôi phục vào năm 2024. Tuy nhiên bên cạnh vấn đề nguồn cầu, ngành du lịch Việt Nam còn phải phải đối mặt với thách thức khác là tình trạng dư thừa nguồn cung.
Ước tính trong ba năm tới, nguồn cung tại các điểm đến du lịch trọng điểm sẽ tăng trưởng với tốc độ trung bình 20% mỗi năm. Với tốc độ này, nếu nguồn cầu không tăng theo kịp thì có thể dẫn đến tình trạng cung vượt cầu, qua đó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến công suất phòng của các khách sạn, khu nghỉ dưỡng trong nước”, vị chuyên gia phân tích.
Các chuyên gia cho rằng, các chủ đầu tư cần thực hiện nghiên cứu khả thi ngay từ ban đầu để có thể có được một sản phẩm phù hợp với điều kiện thị trường cũng như khả năng tài chính và đảm bảo vận hành tốt trong tương lai. Còn người mua nên cân nhắc lựa chọn các sản phẩm có chất lượng từ các chủ đầu tư uy tín.