
Ông Nguyễn Tiến Dũng lựa chọn những quả dừa không trầy xước, cân đối để thi triển bút pháp.
Đang chăm chú cắt tỉa từng quả dừa, ông Dũng cho biết, nghề chính là giáo viên nhưng có sẵn năng khiếu về hội họa, cùng với niềm đam mê nghệ thuật nên nảy ra ý tưởng "mặc áo mới" cho những quả dừa để kiếm thêm thu nhập.
"Lúc đầu, tôi chỉ vẽ ít quả để trang trí bàn thờ trong dịp Tết và tặng cho người thân. Sau đó, thấy món hàng độc lạ, được nhiều khách hàng ưa chuộng, đặt mua nên tôi đã tìm dừa với số lượng nhiều hơn để bày bán...”, ông Dũng cho hay.
Để phục vụ thị trường dịp Tếtnăm nay, ông Dũng đã tìm mua hơn 300 quả dừa cách đây ít ngày để “thay áo mới”.
“Để có một sản phẩm đạt tính thẩm mỹ cao, thu hút khách hàng phải trải qua khá nhiều công đoạn. Khâu quan trọng đầu tiên là chọn dừa, những quả được chọn phải là loại bánh tẻ, tròn, cân đối, da nhẵn mịn, không trầy xước. Sau khi cắt tỉa gọn gàng, dừa được phun một lớp sơn màu làm nền rồi đem phơi dưới nắng...”, ông Dũng chia sẻ.
Sau khi hoàn thành công đoạn chuẩn bị, người thợ bắt đầu viết chữ và trang trí họa tiết. Tiếp đến quét keo, phủ kim tuyến và thắt thêm chiếc nơ có sẵn cho dừa.
Nhiều loại chữ nghệ thuật kiểu thư pháp được ông Dũng viết trên những quả dừa như: Phúc - lộc -thọ -tài, vạn sự, bình an, chúc mừng năm mới... và được trang trí thêm hình hoa đào, hoa mai hoặc các chi tiết đa dạng khác. Nội dung có thể tùy ý sáng tạo của người làm hoặc theo đơn đặt hàng của khách và truyền tải nhiều lời chúc hay, ý nghĩa.
Nếu làm cật lực, trong vòng một ngày thì ông Dũng sẽ vẽ, trang trí được 40 quả dừa.
Anh Trần Văn Thành (SN 1981, trú huyện Yên Thành) cho hay: "Quả dừa bình thường sau khi được trang trí trông rất bắt mắt, đây là một mặt hàng hiếm ở các vùng quê. Mấy hôm trước tôi đã đặt anh Dũng vẽ 5 quả dừa để biếu bên nội, ngoại trong dịp Tết”.
Dừa sau khi được trang trí có ưu điểm độc, lạ, lại dễ bảo quản nên rất thu hút khách hàng. Quân bình mỗi ngày dịp này, ông Dũng bán được 20 – 30 quả, với mức giá dao động từ 100.000 – 150.000 đồng.
"Những quả dừa được vẽ trang trí với những họa tiết độc đáo thu hút sự quan tâm của nhiều khách hàng. Tuy nhiên tất các công đoạn đều làm thủ công, tỉ mỉ nên tốn thời gian. Nếu hết sớm số lượng 300 quả, tôi tiếp tục mua thêm để phục vụ nhu cầu, thị hiếu của khánh hàng trong dịp Tết”, ông Dũng phấn khởi nói.
" alt=""/>'Thay áo mới' cho quả dừa, thầy giáo xứ Nghệ kiếm tiền triệu mỗi ngày dịp TếtVừa giành học bổng toàn phần hơn 8 tỷ đồng tại Đại học Harvard (Mỹ), Lê Tuệ Chi(cựu học sinh Trường THCS Cầu Giấy niên khóa 2017 - 2021, hiện là học sinh lớp 12A2 Trường THPT chuyên Ngoại ngữ) cho hay, em chuẩn bị hồ sơ khá muộn, vào khoảng giữa lớp 11. Tuy nhiên, Tuệ Chi cho hay, do có đam mê và năng khiếu nghệ thuật, nên phần hoạt động ngoại khóa trong hồ sơ của em không gặp khó.
Bật mí “bí kíp” viết bài luận và giành học bổng từ đại học danh giá, Tuệ Chi cho biết: “Chúng ta hãy nhất quán với đam mê, sở thích, thể hiện được rõ nhất con người mình như có đam mê gì, mục tiêu gì và nỗ lực theo đuổi nó”.
Trong khi Tuệ Chi biết rõ niềm đam mê của mình, Nguyễn Khánh Ly (cựu học sinh Trường THCS Cầu Giấy niên khóa 2017 - 2021, hiện là học sinh lớp 12 Anh 1, Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội) cho biết, ban đầu em khá mơ hồ.
Dù tham gia rất nhiều hoạt động ngoại khóa nhưng Khánh Ly không tập trung vào một lĩnh vực cụ thể nào. Năm lớp 11, Khánh Ly nghĩ cần phải tìm ra một lĩnh vực nào đó mà mình thực sự đam mê, để lựa chọn “chất liệu” nổi bật nhất cho vào hồ sơ.
“Lúc đó, em cũng khá băn khoăn bởi mình có quá nhiều chất liệu nhưng làm thế nào để chọn được một chất liệu nổi bật nhất”.
Từ tình yêu và niềm đam mê với Lịch sử, Khánh Ly đã đem những kiến thức về Lịch sử dân tộc để tạo màu sắc chính cho hồ sơ apply của mình.
“Sau khi xác định “màu sắc” của hồ sơ, em gặp một khó khăn nữa là xác định chủ đề bài luận. Giai đoạn khoảng cuối năm lớp 11, em có 4-5 ý tưởng. Tuy nhiên, thực sự em không ưng ý tưởng nào cho đến một đêm đặc biệt.
Hôm đó, khoảng 1h sáng, không ngủ được, hướng mắt quanh phòng, em thấy được cuốn nhật ký của ông em - một cựu chiến binh. Cuốn nhật ký viết về những ký ức của ông trên chiến trường, các trận đánh và kỷ niệm với các đồng đội. Chính cuốn nhật ký đó đã cho em nguồn cảm hứng để viết bài luận của mình”.
Khánh Ly đã sử dụng cuốn nhật ký và tình yêu lịch sử của em vào bài luận và nhận được cái gật đầu từ ban tuyển sinh của Đại học Yale (Mỹ) với học bổng 8,9 tỷ đồng.
“Học sinh nghe đến Harvard, Yale, Stanford, MIT... có thể nghĩ là điều gì đó rất khó, xa vời. Em cũng từng nghĩ để vào được những ngôi trường này, chắc mình phải nghĩ ra cách chữa bệnh ung thư hay phóng tàu vũ trụ lên Sao Hỏa,... Nhưng thực tế không cần phải làm những điều to tát ấy. Chúng ta chỉ cần biết mình là ai, mình muốn gì và tập trung nỗ lực hết mình theo đuổi nó, chúng ta sẽ thành công”, Khánh Ly chia sẻ.
Nam sinh Lê Bảo Duy (cựu học sinh Trường THCS Cầu Giấy niên khóa 2017 - 2021, hiện học lớp 12 Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội) cũng vừa giành học bổng 7,8 tỷ đồng của Đại học Bucknell (Mỹ).
Kể về quãng thời gian học THCS, Duy cho biết, xuất phát điểm học lớp chuyên Anh, nhưng sau đó em đã quyết định chuyển sang học chuyên Vật lý theo đam mê. Duy cho đó là bước ngoặt, nhưng cũng là động lực để bản thân tiếp tục theo đuổi môn học này khi lên cấp THPT.
Hành trang của em để chuẩn bị du học cũng bắt đầu từ việc tiếp tục phát triển đam mê với môn Vật lý, có các giải thưởng từ cấp trường đến thành phố.
Song song với việc cố gắng học tập để đạt được những thành tích với môn Vật lý, Duy cho rằng một điểm sáng trong hồ sơ của mình là việc cân bằng giữa kết quả học tập và hoạt động ngoại khóa. Ngoài việc học, Duy tích cực tham gia các hoạt động ở trường THPT, dành nửa thời gian cho việc tham gia câu lạc bộ âm nhạc, nghệ thuật.
Những điều này, theo Duy cũng bắt nguồn và nhờ sự chắp cánh từ giai đoạn THCS. Từ lớp 6, Duy đã tích cực tham gia các hoạt động, trình diễn trên sân khấu. Sự tự tin đó đã chắp cánh cho nam sinh trong hành trình “apply” hồ sơ vào Đại học Bucknell.
Nguyễn Thư Bình (niên khóa 2017 - 2021) cũng là học sinh xuất sắc khi đạt 9.0 điểm IELTS Acedamic ngay ở lần thi đầu tiên và mới đây giành học bổng trị giá 6,2 tỷ đồng của Đại học Hamilton Mỹ khi đang là học sinh lớp 12 Anh 1 Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam.
Thư Bình đã bật mí nhiều kinh nghiệm quý dành cho các em học sinh. Bình chia sẻ, em có niềm đam mê và dành rất nhiều thời gian của mình để học Tiếng Anh nên đã bỏ bẵng các môn còn lại.
Em đã phải rất vất vả để bù đắp kiến thức, thậm chí phải đi học thêm rất nhiều để vượt qua kỳ thi chuyển cấp. “Do đó, các em hãy dành thời gian ngay từ các lớp dưới để học đều và phân bố thời gian hợp lý cho các môn học để giành được kết quả tốt nhất”, Thư Bình nói.