Bệnh nhân được đưa vào viện rạng sáng 13/9. Bệnh viện tập trung mọi nguồn lực, chạy đua với thời gian để điều trị cho bệnh nhân.
"Bệnh nhân có tình trạng tổn thương não do ngạt khói, ngộ độc khí CO và thiếu oxy nên có những cơn gồng cứng, rối loạn ý thức cần phối hợp nhiều thuốc kiểm soát co giật, gồng cứng cơ và thuốc an thần", đại diện bệnh viện cho biết.
Đến chiều 2/10, bệnh nhân C. đã tỉnh dần, gọi làm theo lệnh, các cơn gồng cứng giảm nhiều. Bệnh nhân có tình trạng viêm phổi nhưng đang cải thiện và cai dần máy thở.
Về kế hoạch điều trị cho bệnh nhân C. trong thời gian tới, đại diện bệnh viện cho biết "sẽ cố gắng để có thể bỏ được máy thở sớm".
Hiện tại, bệnh viện tiếp tục các biện pháp để hồi sức về hô hấp, thần kinh, chống nhiễm khuẩn, tập phục hồi chức năng hô hấp và vận động tránh cứng khớp hay loét do tì đè; dùng kháng sinh chống nhiễm khuẩn hô hấp và thuốc điều trị tăng trương lực cơ. Cùng đó, biện pháp đảm bảo dinh dưỡng và chăm sóc toàn diện cũng được đặt ra.
"Sáng nay các chuyên gia tiếp tục hội chẩn để có phương án tối ưu nhất cho bệnh nhân", cơ sở này cho biết.
Thiếu tá N.V.C (37 tuổi, Lữ đoàn Thông tin 21 Bộ đội Biên phòng) là nạn nhân nặng nhất trong vụ cháy chung cư mini ngày 12/9 được đưa vào cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai. Anh C. được cứu hộ đưa vào Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng tím tái, ngộ độc CO2 nặng, tiên lượng rất nặng, nguy kịch. Bệnh nhân đã được các bác sĩ Trung tâm Cấp cứu (A9) điều trị, sau đó chuyển lên Trung tâm Hồi sức tích cực. Trong vụ cháy, gia đình anh C. mất đi vợ và hai con gái.
Vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ xảy ra lúc hơn 23h ngày 12/9. Chung cư này gồm 9 tầng, 1 tum, với khoảng 45 căn hộ, hơn 150 nhân khẩu. Ngôi nhà nằm trong ngõ nhỏ, sâu. Cơ quan chức năng xác định có 56 người tử vong và 37 trường hợp bị thương. Người chủ chung cư mini này đã bị khởi tố, bắt tạm giam 4 tháng phục vụ điều tra.
Hiệp hội Blockchain Việt Nam là tổ chức xã hội - nghề nghiệp có mục đích hoạt động không trái với pháp luật, có điều lệ, có trụ sở, có con dấu và tài sản riêng. Hiệp hội này được thành lập trên tinh thần tự nguyện của các cá nhân và tổ chức có chung sở thích, ngành nghề và mục đích hoạt động.
Đây sẽ là tổ chức hoạt động thường xuyên, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hiệp hội, hội viên và của cộng đồng Blockchain Việt Nam, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Đại hội lần thứ nhất của Hiệp hội Blockchain Việt Nam dự kiến diễn ra vào ngày 17/5 tới đây, đánh dấu sự thành lập và ra mắt chính thức của tổ chức này. Tại đây, Hiệp hội Blockchain Việt Nam sẽ công bố ban chấp hành chính thức, tôn chỉ và phương hướng hoạt động.
Nhìn chung, vai trò của tổ chức này trong thời gian tới sẽ bao gồm việc thúc đẩy hợp tác giữa các tổ chức thương mại, doanh nghiệp sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng Blockchain nhằm nghiên cứu, thử nghiệm, ứng dụng, triển khai, kinh doanh công nghệ Blockchain theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Theo đánh giá của nhiều tổ chức uy tín thế giới, Việt Nam luôn được xếp hạng khá cao về chỉ số chấp nhận tiền mã hóa.
Báo cáo của Chainalysis cho thấy, Việt Nam đứng thứ 10 trong tổng số 154 quốc gia về Chỉ số chấp nhận tiền điện tử toàn cầu. Đây là một trong những chỉ số hiếm hoi mà Việt Nam có thứ hạng tương đồng các nước phát triển như Mỹ, Trung Quốc hay Nam Phi, thậm chí còn hơn nhiều quốc gia phát triển khác là Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Cuộc khảo sát của Finder được thực hiện với 42.000 người trên 27 quốc gia cũng cho thấy, Việt Nam là nước có tỷ lệ chấp nhận tiền số cao nhất.
Đây là những tiền đề cho thấy tiềm năng phát triển của công nghệ Blockchain tại Việt Nam. Trong các lĩnh vực công nghệ, Blockchain là lĩnh vực có sự thay đổi nhanh chóng nhất. Do đó, công nghệ này được nhiều người kỳ vọng sẽ trở thành cú huých nhằm thay đổi đổi bộ mặt của kinh tế số Việt Nam.
Trọng Đạt
" alt=""/>Việt Nam sắp có Hiệp hội đầu tiên về chuỗi khối BlockchainToàn bộ nợ gốc, lãi tạm tính của Công ty Tài Nguyên đến ngày 29/3/2020 là 4.063.138.857.456 đồng, bao gồm dư nợ tại BIDV CN SGD2 và BIDV - Chi nhánh Nam Sài Gòn.
Tài sản Công ty Tài Nguyên thế chấp cho khoản nợ trên gồm: Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lại thuộc dự án Kenton Node, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP.HCM. Tài sản này đồng thế chấp tại BIDV, MSB, PVCombank, trong đó BIDV chiếm 58% giá trị tài sản thế chấp.
Theo định giá, tài sản thế chấp nói trên khoảng 7.863,7 tỷ đồng. Trong đó, giá trị tài sản bảo đảm được phân chia, hoạch toán tại BIDV là 4.545,5 tỷ đồng. Hợp đồng thế chấp đã được công chứng thế chấp và đăng ký giao dịch đảm bảo.
![]() |
Chủ đầu tư dự án Khu phức hợp Kenton Node (bên phải) vừa bị ngân hàng rao bán khoản nợ hơn 4.000 tỷ đồng. |
Ngoài ra, Công ty Tài Nguyên còn thế chấp cho khoản nợ bằng quyền tài sản tại mỏ đá thuộc xã Hoà Thạch và Phú Mãn, huyện Quốc Oai, TP. Hà Nội. Theo định giá, tài sản này ước tính khoảng 885,5 tỷ đồng.
Trong thông báo lựa chọn tổ chức đấu giá khoản nợ của Công ty Tài Nguyên, BIDV - CN SGD2 cho biết giá trị khoản nợ bán là toàn bộ nợ gốc, lãi phát sinh đến ngày 29/3/2020 cộng thêm 90 tỷ đồng, tức 4.063.138.857.456 đồng.
Công ty Tài Nguyên được biết đến là chủ đầu tư dự án Khu phức hợp Kenton Node, toạ lạc số 116A Nguyễn Hữu Thọ, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè. Dự án được quảng bá quy mô 9,1ha, với các hạng mục như căn hộ cao cấp, shophouse, khách sạn, văn phòng, trung tâm thương mại...
Khu phức hợp Kenton Node mở bán lần đầu ra thị trường vào năm 2010, giá bán căn hộ tại dự án cũng thuộc hạng cao ngất, từ 1.500-2.200 USD/m2, diện tích từ 125-140m2/căn. Ra mắt vào đúng thời điểm thị trường BĐS lao dốc, dự án Kenton Node xây dựng dang dở rồi ngưng.
Đến giữa năm 2017, Kenton Node bất ngờ khởi động lại, chủ đầu tư cũng đã điều chỉnh giảm diện tích căn hộ để có giá bán phù hợp hơn. Tuy vậy, dự án tiếp tục long đong khi mới đây ngân hàng rao bán khoản nợ “khủng” của chủ đầu tư.
" alt=""/>Ngân hàng rao bán khoản nợ hơn 4.000 tỷ của chủ đầu tư dự án Kenton Node