- VietNamNet xin gửi tới quý độc giả lịch thi đấu các môn ở SEA Games 29 có sự góp mặt của các VĐV Việt Nam hôm nay (23/8).
- VietNamNet xin gửi tới quý độc giả lịch thi đấu các môn ở SEA Games 29 có sự góp mặt của các VĐV Việt Nam hôm nay (23/8).
Làm việc cho một trong những hãng hàng không lớn nhất thế giới với hơn 3.600 chuyến bay mỗi tuần, Nguyễn Thị Lan Anh (SN 1992, quê Hải Dương, hiện sống ở Hà Nội) đã học hỏi và mở mang thêm rất nhiều điều trong môi trường đa văn hóa. Tuy nhiên, đôi khi cô cảm nhận được sự “khinh khỉnh”, coi thường của một số người.
Cô nhớ nhất một tình huống trong chuyến bay từ New Zealand về Dubai (UAE). Khi cả đoàn tiếp viên đang ngồi nói chuyện phiếm để đợi chuyến bay bị trễ thì tiếp viên phó đi vào, tay cầm một chai nước rỗng.
“Lúc đó, một nhân viên mặt đất muốn nhờ tiếp viên đi lấy thêm nước cho họ. Mặc dù vị trí tôi ngồi xa khu bếp nhất, nhưng tiếp viên này đưa thẳng chai nước cho tôi và nói bằng giọng trịch thượng ‘đi làm đầy chai nước này’.
Khi ấy, tôi khá giận và phản ứng ngay: 'Tại sao lại là tôi?'. Tiếp viên phó kia chưa kịp đáp, thì một nữ đồng nghiệp ngồi cạnh đó nói luôn: ‘Vì cậu là người châu Á'. Tôi rất bực mình và cảm thấy bị xúc phạm.
Tôi nói luôn với đồng nghiệp: ‘Cậu tự làm đi, và đừng nói chuyện với tôi từ giờ đến cuối chuyến bay’. Tôi đi ra khỏi nhóm trong sự im lặng của mọi người. Sau đó, trên chuyến bay, cô ấy đến xin lỗi tôi và nói chỉ đùa thôi, không có ý gì.
Tôi bảo với cô ấy rằng, dù không chấp nhận lời xin lỗi nhưng tôi sẽ bỏ qua và không báo cáo lên công ty”.
Cựu tiếp viên hàng không – bây giờ đã trở thành cô giáo hàng không tâm sự, thực ra nhiều người rất thiếu tế nhị. Đặc biệt, khi họ thấy người châu Á hay nhẫn nhịn, hiền lành nên càng “được nước lấn tới”. Nên đôi khi, cô cũng phải “đanh đá” lại.
Cô giáo hàng không sinh năm 1992 tâm sự, trên các chuyến bay, đôi khi cô gặp cả những lao động nghèo người Việt. Các cô, các bác thường sang Dubai, Ảrập Xê-út để làm những công việc chân tay như giúp việc, sửa móng chân, móng tay…
“Trên những chuyến bay ấy, tôi thấy rất tội cho các cô vì các cô gần như không biết tiếng Anh, rất bỡ ngỡ trước một không gian mới lạ.
Người Việt mình lại hiền lành, không đòi hỏi nên nhiều khi các tiếp viên nước ngoài cũng không phục vụ các cô nhiệt tình hết mức có thể. Nhiều việc, lẽ ra họ phải giải thích cặn kẽ cho khách nhưng họ cố tình làm ngơ.
Chính vì thế, khi thấy người Việt Nam nói riêng, người châu Á nói chung trên chuyến bay của mình, tôi luôn cố gắng phục vụ họ tốt nhất có thể”.
Cũng từ những hình ảnh đã được chứng kiến khi còn là tiếp viên hàng không, Lan Anh luôn trăn trở: Tại sao người Việt Nam giỏi giang, thông minh như thế nhưng khi xuất khẩu lao động lại toàn chỉ thấy lao động tay nghề thấp? Làm thế nào để người Việt có nhiều cơ hội đi ra thế giới và có thu nhập cao hơn?
Đó là một trong những động lực thúc đẩy khiến Lan Anh trở thành một người đào tạo như ngày hôm nay.
Cô tự hào cho biết đã góp một phần công sức bé nhỏ của mình để đưa hàng nghìn bạn trẻ đến với nghề tiếp viên hàng không, từ đó chắp cánh để các bạn có cơ hội bay cao, bay xa hơn nữa.
Dù chỉ làm việc 3 năm ở Emirates nhưng cô cho rằng, đó là quãng thời gian mà cô đã học được nhiều nhất để có thể phát triển công việc của mình được như ngày hôm nay.
“Nghề tiếp viên hàng không giúp tôi từ một người ít nói, hướng nội trở thành một người thích trò chuyện và có khả năng giao tiếp tốt với mọi người. Thời gian phục vụ hành khách trên các chuyến bay cũng giúp tôi hiểu về con người hơn để sau này làm việc với con người tốt hơn.
Việc phải thích nghi với quá nhiều sự thay đổi khi làm công việc này cũng giúp tôi vượt qua những thách thức, thay đổi và bất trắc trong cuộc sống sau này”.
Ảnh: NVCC
Rolls-Royce Phantom Lửa Thiêng vẫn đang được lưu giữ tại showroom tư nhân Sơn Tùng, số 1 Tôn Thất Thuyết, Hà Nội để trưng bày và phục vụ khách hàng tham gia đấu giá đến xem nếu có.
Được xem là chiếc xe siêu sang gắn liền với ông Trịnh Văn Quyết, Rolls-Royce Phantom Lửa Thiêng do các nghệ nhân nước Anh chế tác độc bản dành cho vị Chủ tịch Tập đoàn lúc đương chức với giá bán lên tới 50 tỷ đồng ở thời điểm 2015. Hiện tại, ông Quyết đã bị cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) khởi tố, bắt tạm giam vào tháng 3 năm ngoái.
Trước đó, chiếc xe siêu sang này cũng đã trở thành tài sản thế chấp đảm bảo cho khoản vay của công ty FLC Land (thuộc Tập đoàn FLC) tại ngân hàng Phương Đông - chi nhánh Hà Nội (OCB Hà Nội).
Không chỉ có chiếc Rolls-Royce Phantom Lửa Thiêng được đem đấu giá, một chiếc xe khác cũng của ông Quyết là Rolls-Royce Ghost mạ vàng BKS 30F-187.88 (đứng tên Công ty CP Đầu tư Du thuyền và sân golf FLC Biscom) hiện tại đã trải qua 6 lần đấu giá nhưng cũng chưa có kết quả và đang chờ phía ngân hàng BIDV Quy Nhơn điều chỉnh giá đấu lần 7.
Ngô Minh
Bạn có bình luận thế nào về câu chuyện đấu giá thất bại trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Trong clip được lan truyền trên mạng, nhiều người "thảng thốt" khi thấy hình ảnh nghệ sĩ Xuân Hinh trong trang phục giả gái cộc cỡn, nhảy múa tại sân khấu với phần trang trí phông bạt kiểu chùa chiền. Rất nhiều bình luận khiếm nhã dành cho danh hài bởi họ không tin một người nghệ sĩ như Xuân Hinh lại có thể như vậy. Tuy nhiên, cũng có bình luận bênh nam nghệ sĩ và cho rằng phải xem hết hình ảnh thì mới có thể đưa ra phán xét.
Clip lan truyền trên mạng:
VietNamNet đã liên hệ với nghệ sĩ Xuân Hinh, ông cho biết đây là buổi biểu diễn tại chùa Sùng Minh, Hải Dương. Xuân Hinh biểu diễn ở sân khấu ở khu vực sân phía ngoài chùa, theo yêu cầu của khán giả và được phép của BTC và các cụ trong làng.
"Cái này là tiểu phẩm biến hình trang phục kết hợp. Tôi thể hiện nhiều dạng nhân vật theo yêu cầu của khán giả, lúc thì là Chí Phèo, Thị Nở, lúc tôi lại hát Chầu Văn, lúc thì hoá thân thành gái,... Họ chẳng quay cả đoạn, họ cắt cúp đưa lên khiến khán giả hiểu lầm. Bà con ngồi dưới rất ủng hộ tôi, có ai kêu ca gì đâu", Xuân Hinh chia sẻ.
Xuân Hinh cho biết hiện tại ông đã nghỉ hưu và rất ít khi nhận lời đi diễn, nổi tiếng thì Xuân Hinh càng không có nhu cầu nên việc đưa hình ảnh như thế này lên mạng rất ảnh hưởng tới nam nghệ sĩ. "Thú thật nhiều chùa mời tôi diễn lắm nhưng tôi giờ già rồi, phải giữ gìn sức khoẻ nên tôi đâu có nhận lời mấy. Thân tình lắm tôi mới nhận lời mà cũng có phải cát-xê gì nhiều đâu, gọi là chút lộc chùa thầy gửi", Xuân Hinh chia sẻ.
Xuân Hinh cho biết, với một chuỗi nhân vật đa tính cách như vậy, việc mặc trang phục của ông như thế là bình thường, không có gì phải tranh cãi.
NSƯT Xuân Hinh sinh năm 1960. Dù được mệnh danh là "Vua hài đất Bắc” nhưng ông chỉ thích được khán giả gọi với cái tên thân thuộc Xuân Hinh - kẻ chọc cười dân dã. Xuân Hinh sinh ra và lớn lên tại thôn Yên Việt, xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Nhà nghèo, với 7 anh chị em nên tuổi thơ của Xuân Hinh nếm trải nhiều khó khăn, vất vả. 13 tuổi, Xuân Hinh học cách đi buôn. Tuy nhiên, ông có niềm đam mê ca hát ngay từ nhỏ.
Năm 1977, khi đang học phổ thông, Xuân Hinh trúng tuyển vào Đoàn Dân ca Quan họ Bắc Ninh. Đến năm 1983, Xuân Hinh thi đỗ vào trường Sân khấu Điện ảnh, ngành hát dân ca. Xuân Hinh được giữ lại làm giảng viên trong trường nhưng ông từ chối.
Năm 1988, Xuân Hinh tham gia diễn tiết mục chèo Cu Sứt trong Festival Cười ở Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, được khán giả khen ngợi. Năm 1997 Xuân Hinh được phong tặng danh hiệu NSƯT.
Với hơn 40 năm hoạt động nghệ thuật, nghệ sĩ Xuân Hinh lưu giữ, sưu tầm, nghiên cứu, thể nghiệm và phát triển nghệ thuật dân tộc: Hát chầu văn lưu giữ 36 Giá Đồng; Hát, biểu diễn và lưu giữ hơn 200 làn điệu chèo cổ; Hát, biểu diễn và lưu giữ hơn 300 bài ca quan họ đã được ghi âm; Hát, biểu diễn và lưu giữ các làn điệu Xẩm; Lưu giữ 40 album riêng gồm DVD, VCD, CD; 10 album chung. Năm 2016, lần đầu tiên Xuân Hinh kỷ niệm 40 năm làm nghề bằng liveshow lớn trong đời Xuân Hinh - Kẻ chọc cười dân dã.
" alt=""/>Xuân Hinh lên tiếng về hình ảnh bị cho là phản cảm tại chùa