![]() |
Quà tổng kết năm học Trường THPT Trần Quốc Toản trao cho học sinh là một chiếc túi vải, chục cuốn tập, chiếc bình giữ nhiệt, túi ống hút gạo và bộ sách kỹ năng. |
Ông Nguyễn Công Nam, Hiệu trưởng Trường THPT Trần Quốc Toản, cho hay dù món quà có giá trị chỉ vài trăm ngàn nhưng điều nhà trường muốn gửi gắm tới học sinh là bài học trong đó.
"Trường chúng ta bắt đầu huấn luyện các em từ những việc nhỏ, tập thói quen giữ gì vệ sinh, tập thói quen tự giác nhặt rác, bỏ rác và từ đó tăng cường ý thức bảo vệ môi trường. Món quà năm học cũng chính là vật dụng các em sẽ sử dụng ở nhà cũng như ở trường, món quà để nhắc nhở các em thường xuyên về ý thức bảo vệ môi trường"- ông Nam nói.
![]() |
Hiệu trưởng Bùi Công Nam trao giấy khen và quà cho học sinh |
Theo ông Nam, mỗi món quà là một bài học chứ không phải "của tặng là của lo, của cho là của nợ". Với phương pháp giáo dục lấy tiêu chuẩn giáo dục của Nhật Bản làm tham chiếu, nhà trường tập trung vào các hoạt động nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm, nhận thức về giá trị sống của học sinh. Song song với việc đảm bảo chất lượng học tập các môn học trong chương trình phổ thông thì việc nâng cao ý thức, kỹ năng là mục tiêu hàng đầu của nhà trường.
Năm học 2018 -2019, tỷ lệ học sinh giỏi của Trường THPT Trần Quốc Toản đạt 13%, học sinh khá đạt 35%.
Trong lễ tổng kết năm học, nhà trường cũng đặt ra định hướng cho năm học 2019 - 2020. Theo đó trường sẽ tăng cường hợp tác với Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM và doanh nghiệp nhằm đưa các hoạt động trải nghiệm nghề nghiệp và môi trường học tập bậc đại học vào chương trình học của học sinh.
![]() |
Cô và trò Trường THPT Trần Quốc Toản trong ngày ra trường |
Ngoài đầu tư về cơ sở vật chất từ phía đối tác là hệ thống trường THCS THPT Trần Cao Vân, năm nay trường sẽ xây dựng thêm cơ sở mới khu dân cư Vĩnh Lộc, quận Bình Tân.
Ngoài ra trường sẽ hợp tác với các đối tác Nhật Bản để tăng cường đưa những phương pháp giáo dục theo chuẩn Nhật Bản vào nhà trường, đặc biệt là chương trình giáo dục ý thức đạo đức và kỹ năng…
Lê Huyền
Lãnh đạo Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến (Đà Nẵng) đã phải thừa nhận thiếu sót trong việc in giấy chứng nhận cho học sinh tiên tiến.
" alt=""/>Khen thưởng cuối năm học bằng quà bảo vệ môi trườngChỉ vì một câu hứa “Đỗ đại học sẽ yêu nhau” của “crush” khiến chàng trai quyết tâm học hành và hoàn thiện bản thân. Mặc dù thực hư của những chia sẻ này chưa được xác minh nhưng ngay lập tức, câu chuyện đã thu hút nhiều lượt chia sẻ của nhiều người vì “thấy mình trong đó”.
Một bạn nữ viết: “Tình yêu tuổi học trò vốn luôn trong trẻo, tươi mới. Đó là những ngày cùng chờ đợi nhau tan trường, hẹn nhau học bài trong thư viện đến tối mịt. Đó còn là những cái nắm tay ngại ngùng, vội vã ở một góc sân trường. Tình yêu ấy khiến mình luôn cảm thấy phải nỗ lực và đẹp hơn trong mắt cậu ấy”.
“Bố mẹ thường nói "Mới tí tuổi đã bày đặt yêu đương nhăng nhít" vì nghĩ rằng tình yêu ở tuổi học trò sẽ ảnh hưởng đến việc học. Nhưng thực ra tình yêu học trò vẫn là đẹp nhất. Nhờ vậy cả hai mới có động lực cùng phấn đấu để nắm tay nhau vào được ngôi trường đại học mơ ước”.
“Crush của mình chuyên Lý, còn mình thì chuyên Văn. Thỉnh thoảng mình hay lấy cớ bài khó để nhờ “crush” giảng bài cho. Hai đứa chẳng ai thổ lộ với ai câu nào, cứ thế cùng nhau học cho đến khi cả hai đỗ vào đại học. Giờ thì bọn mình không còn liên lạc với nhau nữa, nhưng nghĩ vẫn thấy nhớ quãng thời gian ấy”, một bạn trẻ chia sẻ.
“Mình từng cảm nắng cô bạn lớp kế bên. Chút xao xuyến ấy khiến mình luôn cố gắng tạo hình tượng thật đẹp trong mắt bạn ấy. Thậm chí trong lớp học thêm mình còn cố học giỏi để được bạn ấy để ý. Tình yêu học trò đôi khi cũng rất dễ thương. Vào đại học mình không còn thích bạn ấy nữa nhưng đến giờ cả hai vẫn rất thân”, một bạn nam viết.
Tình yêu ở lứa tuổi học trò sẽ thật đáng nhớ nếu ta đủ bản lĩnh cân bằng giữa chuyện học tập và tình yêu. Khi ấy, tình yêu sẽ trở thành động lực để biến áp lực thành mục tiêu phấn đấu.
Trường Giang
Với đề bài thiết kế lại bảng tuần hoàn Hóa học sao cho vẫn đúng nhưng dễ nhớ và dễ hiểu hơn, các học sinh đã sáng tạo nên những sản phẩm độc đáo “có một không hai”.
" alt=""/>Nam sinh miệt mài đèn sách vì câu hứa “Đỗ đại học sẽ yêu nhau”Theo chuyên gia Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc công nghệ, Công ty Công nghệ An ninh mạng Quốc gia Việt Nam – NCS, người dùng cần phải hết sức cảnh giác với các dịch vụ “ăn theo” mà mục tiêu không gì khác ngoài lừa đảo và tấn công mạng.
Cụ thể, vị chuyên gia này cho biết, chỉ trong vòng ít ngày, 2 sự cố liên tiếp đã xảy ra với Facebook, nền tảng mạng xã hội lớn nhất thế giới. Đầu tiên là lỗ hổng zero-day cho phép tin tặc có thể chiếm quyền điều khiển tài khoản từ xa mà không cần người dùng phải thao tác. Sau đó, đỉnh điểm là sự cố sập mạng Facebook trên toàn cầu đêm 5/3. Tuy Facebook đã được khôi phục, nhưng người dùng cần hết sức cảnh giác với các dịch vụ "ăn theo" mà mục tiêu không gì khác ngoài lừa đảo, tấn công mạng.
Ông Vũ Ngọc Sơn phân tích, thông thường, tin tặc sẽ rất "nhạy cảm" với các sự kiện kiểu như trên. Sẽ có nhiều hình thức ăn theo như "hướng dẫn đăng nhập Facebook khi gặp lỗi", "cách khôi phục mật khẩu nhanh nhất"... được đưa ra. Nếu không cảnh giác, người dùng có thể làm theo hướng dẫn và truy cập vào các website lừa đảo, từ đó bị mất thông tin tài khoản, mật khẩu.
Để phòng tránh, theo chuyên gia bảo mật NCS, trong mọi tình huống, người dùng cần bình tĩnh. Nếu người dùng tự nhiên không đăng nhập được tài khoản Facebook thì hãy chậm lại một chút, không vội vàng tìm cách đăng nhập trở lại hay khôi phục mật khẩu ngay mà có thể hỏi thêm bạn bè mình có gặp hiện tượng tương tự không. Nếu nhiều người cùng gặp sự cố tương tự thì nên đợi để nhà cung cấp dịch vụ đưa ra thông báo và giải quyết sự cố.
Chia sẻ về các vấn đề liên quan tới sự cố của Facebook, chuyên gia của dự án Chống lừa đảo cũng đưa ra khuyến nghị về việc người dùng cần nên thận trọng.
Theo chuyên gia bảo mật thuộc dự án Chống lừa đảo, người dùng không nên tin vào các thông tin chưa được xác minh, kiểm chứng trên mạng, đặc biệt là các tin tức có dấu hiệu nghi ngờ giả mạo.
Đây là giai đoạn mà các hoạt động lừa đảo trở nên rất manh động. Tội phạm mạng sẽ không ngần ngại bịa đặt câu chuyện, lợi dụng tâm lý và lòng tin của người dùng để chiếm đoạt tài khoản, mật khẩu, và các thông tin cá nhân khác.
“Người dùng mạng xã hội có thể mất tiền hoặc thông tin cá nhân, đặc biệt là khi gặp phải những kẻ lừa đảo mời chào nạp tiền vào dịch vụ khôi phục tài khoản Facebook giả mạo” đại diện nhóm Chống lừa đảo nói.
Để phòng tránh, trong mọi tình huống, người dùng mạng xã hội cần bình tĩnh. Nếu không đăng nhập được tài khoản Facebook, thay vì vội vàng tìm cách giải quyết bằng việc đăng nhập trở lại hay khôi phục mật khẩu, hãy chậm lại một chút.
Trong khoảng thời gian đó, người dùng có thể tham khảo bạn bè và người thân xem họ liệu có gặp phải tình huống tương tự hay không. Trong trường hợp nhiều người cùng gặp phải vấn đề, người dùng nên đợi để nhà cung cấp dịch vụ đưa ra thông báo và giải quyết sự cố, thay vì tìm đến các dịch vụ vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro trên môi trường mạng.
Lâu lâu lại giật mình thấy đang bị lệ thuộc Facebook quá.
Tin nhắn cuộc gọi liên tục đổ về điện thoại chỉ vì Facebook sập và tự đăng xuất.
Chúng mình đang rất lệ thuộc Facebook, đến nỗi vừa bị đăng xuất Facebook trên mọi thiết bị đã nghĩ đến việc bạn bè của mình sẽ bị ai đó mạo danh lừa vay tiền mình. Đó chính là lỗ hổng của sự tín nhiệm, sự đảm bảo tin cậy, hay còn gọi là lòng tin.
Sâu xa của vấn đề, là chúng mình đang giao thương, vay trả và xác thực trên một nền tảng rất dễ bị mạo danh, kể cả mạo danh bằng cuộc gọi video (bằng kỹ nghệ deepfake), và quá nhẹ dạ khi chuyển tiền tới một tài khoản không trùng tên với người đang nhờ vay tiền mình.
Một cuộc gọi bằng số điện thoại di động sẽ giúp xác minh dễ dàng và đảm bảo hơn nhiều, cũng như số tài khoản cần chuyển chắc chắn phải là của người cần vay. Đơn giản bởi có kết nối để chat vay tiền hoặc gọi video call thì cũng vào được ứng dụng ngân hàng.
Bùi Bình Minh
" alt=""/>Cảnh giác nguy cơ bị lừa đảo liên quan sự cố Facebook bị lỗi