Ngày 16-21/4, ban tổ chức Dự án hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông (RGEP) của Bộ GD-ĐT tổ chức tập huấn đợt 1 - “Giáo dục phát triển năng lực và triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới” cho 200 báo cáo viên nguồn.
Trong đó có 120 giảng viên sư phạm; 60 giáo viên phổ thông và cán bộ quản lý trường phổ thông giỏi; 20 cán bộ quản lý và chuyên viên của Bộ.
Ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) cho biết, mục tiêu của đợt tập huấn là giúp báo cáo viên nguồn hiểu rõ những nguyên tắc chủ chốt của giáo dục phát triển năng lực và các yêu cầu cốt lõi đối với giảng viên cốt cán trong chương trình giáo dục phổ thông mới.
Theo lộ trình, 200 báo cáo viên nguồn này sẽ tham dự đợt tập huấn thứ 2 từ ngày 20 đến 24/5 với nội dung chính là bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng thực hành giáo dục phát triển năng lực, tập trung vào các kỹ thuật tổ chức dạy học, phương pháp và hình thức giảng dạy.
Sau mỗi đợt, báo cáo viên tiếp tục được huấn luyện trực tuyến để áp dụng kiến thức và kỹ năng thu nhận được vào việc đào tạo cho đồng nghiệp một cách hiệu quả nhất.
Giảng viên của khóa tập huấn (gồm cả 2 đợt) là các chuyên gia đến từ Trường Đại học Melbourne - một trong những trường đại học lâu đời nhất của (Australia và cũng là trung tâm hàng đầu thế giới về nghiên cứu và giảng dạy; nơi đã đào tạo ra nhiều giáo sư, học giả có tư duy đổi mới, cấp tiến và sự nghiệp thành công trên thế giới.
“Đây là những chuyên gia quốc tế, đợt này chúng tôi tuyển chọn 4 chuyên gia của Trường Đại học Melbourne. Họ cam kết sẽ hướng dẫn thực thi chứ không chỉ về lý thuyết. Do đó sau thời gian tập huấn trực tiếp, đội ngũ báo cáo viên của chúng ta có thể nhận được sự hỗ trợ của các chuyên gia sau đó trong việc phát triển bài học cụ thể qua trực tuyến. Tức sau 5 ngày tập huấn trực tiếp, những bài học được các báo cáo viên thiết kế sẽ được đưa về các nhà trường để tổ chức giảng dạy, ghi hình rồi gửi cho đội ngũ chuyên gia của Australia để họ phân tích, góp ý. Mọi vướng mắc đều có thể trao đổi với đội ngũ này qua những buổi tập huấn online.
Các bài học được quay lại cùng những phân tích của chuyên gia cũng chính là các nguồn để cấu thành, phát triển bộ tài liệu hướng dẫn giáo viên, được đăng tải trực tuyến để triển khai tập huấn mở rộng”, ông Thành nói.
Các báo cáo viên nguồn sẽ được thực hiện theo hướng tập trung vào xây dựng năng lực và thay đổi nhận thức, hành vi thông qua tương tác hai chiều. Các học viên sẽ được chia thành những nhóm nhỏ, cùng giảng viên tham gia vào các hoạt động tương hỗ liên kết giữa lý thuyết và thực hành; hợp tác giải quyết những vấn đề cụ thể.
200 báo cáo viên nguồn này sẽ bồi dưỡng cho 800 giảng viên sư phạm chủ chốt. Những giảng viên chủ chốt tiếp tục bồi dưỡng cho gần 7.000 tổ trưởng chuyên môn, 28.000 giáo viên cốt cán các cấp học, 1.000 cán bộ quản lý cấp Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo, 4.000 cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán. Từ đó, đội ngũ này tập huấn cho toàn bộ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông trên toàn quốc.
Ảnh: |
Dự án Hỗ trợ đổi mới Giáo dục phổ thông (RGEP) do Bộ GD-ĐT là cơ quan chủ quản và chủ dự án, Ngân hàng thế giới tài trợ. Dự án gồm 4 thành phần: Hỗ trợ phát triển chương trình giáo dục phổ thông; hỗ trợ biên soạn sách giáo khoa theo chương trình; hỗ trợ đánh giá và phân tích kết quả học tập để liên tục cải tiến chương trình và chính sách giáo dục phổ thông; quản lý, giám sát, đánh giá dự án.
Thanh Hùng
Trong chuyến khảo sát thực tế tại tỉnh Quảng Nam mới đây, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã tới thăm, trò chuyện với giáo viên Trường Mầm non xã Quế Thuận và Trường THPT Nguyễn Văn Cừ (huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam).
" alt=""/>Bộ Giáo dục mời thầy Úc về tập huấn giáo viên, giảng viên cho chương trình phổ thông mớiVietnamnet xin giới thiệu bài viết về ông của anh Dương Trọng Tấn - thành viên Ban điều hành nhóm Cánh Buồm.
![]() |
Nhà giáo Phạm Toàn phát biểu tại một cuộc hội thảo giáo dục do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội tổ chức năm 2017. Ảnh: Lê Văn |
Hầu như năm nào Cánh Buồm cũng tổ chức một hội thảo ở L’Espace để báo cáo với xã hội về những việc mình làm và giới thiệu những cuốn sách mới.
Năm 2013, hội thảo có cái tên Đông Tây kim cổ là “Cánh Buồm no gió thời đại Internet”. Tên là vậy, nhưng thực ra Cánh Buồm tổ chức hội thảo để giới thiệu tủ sách Tâm lí học giáo dục Cánh Buồm, không có tí gì liên quan đến Internet cả.
Có vị khách đến cuối hội thảo đứng lên phát biểu “Tôi đi ngang qua thấy có cái tên hội thảo hay quá, vào nghe thì từ đầu đến cuối không thấy đề cập gì đến Internet thấy lạ quá. Nhưng sau khi nghe nội dung các vị trình bày thì lại rất thích những việc làm của Cánh Buồm...”.
Có thể vị khán giả chưa biết, ngoại đề trữ tình vốn là một một phong cách rất Phạm Toàn và Cánh Buồm. Một nét đáng yêu rất Phạm Toàn.
![]() |
Ngoại đề trữ tình vốn là một một phong cách rất Phạm Toàn. Ảnh: Lê Văn |
Ngay từ những năm đầu hoạt động, vị già làng của nhóm Cánh Buồm đã có niềm tin lớn vào Internet. Cụ tin tưởng Internet sẽ giúp Cánh Buồm vươn xa, lan tới những bạn bè trên khắp thế giới để kết nối các trái tim cùng nhịp đập vì nền giáo dục Việt Nam. Thầy luôn thúc giục các “chú gà nhép” trong nhóm có các sáng kiến tận dụng sức mạnh của Internet.
Sau hội thảo kể trên 3 năm, nhóm Cánh Buồm đã quyết định lập kho sách mở để hưởng ứng phong trào phát triển tài nguyên giáo dục mở (OER). Lần đầu tiên, một nhóm soạn sách giáo khoa ở Việt Nam đã “mở” toàn bộ sách Văn và Tiếng Việt từ lớp 6 đến lớp 9 vừa mới ra lò của mình để cho phép xã hội tải về sử dụng miễn phí theo các mục đích sử dụng khác nhau, cho phép tái sử dụng, tái chế theo nhu cầu của riêng mình.
Trang web của Cánh Buồm ghi nhận gần hai chục ngàn lượt tải về trong thời gian rất ngắn. Đây là một kỉ lục mà Cánh Buồm chưa từng ghi nhận được. Trước đó, mỗi lần in sách, Cánh Buồm chỉ dám in vài trăm bản mỗi cuốn. Vừa do vấn đề về chi phí in ấn, nhưng cũng gặp phải vấn đề kho bãi và phân phối. Sáng kiến sách mở của Cánh Buồm khi đó được cộng đồng giáo dục hưởng ứng và đánh giá rất cao.
Nhưng mọi người có thể không biết được rằng, trước khi Cánh Buồm mở sách của mình, nhà giáo đáng kính Phạm Toàn chưa hề biết đến khái niệm tài nguyên giáo dục mở. Cụ quan niệm rất đơn giản “mở là miễn phí”, “mở là tốt” và “thời internet thì phải mở”.
![]() |
Ít bạn trẻ biết được rằng, ông giáo già ngoại bát tuần Phạm Toàn đã sử dụng cực kì thành thục một trong các công cụ Internet nguyên thủy nhất để kết nối một đội ngũ cộng sự đông đảo trên khắp thế giới phục vụ cho công việc của Cánh Buồm. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Thầy Toàn hầu như dựa vào trực giác để ra khuyến khích cả nhóm làm sách mở. Nhưng trực giác ấy có được nhờ tầm nhìn dài hơi của một người không ngừng học hỏi và luôn rất nhạy cảm với những thứ mới mẻ.
Ai cũng biết chuyện thầy Toàn dùng email tếu táo thế nào. Từ chuyện đặt định danh email của mình là phamtoanvidai, bị trêu liền đổi thành phamtoankhiemton, cho tới phamtoantoiloi, và dừng lại ở cái email sống dai nhất cho đến cuối đời là phamtoannhamthan.
Nhưng ít bạn trẻ biết được rằng, ông giáo già ngoại bát tuần Phạm Toàn đã sử dụng cực kì thành thục một trong các công cụ Internet nguyên thủy nhất để kết nối một đội ngũ cộng sự đông đảo trên khắp thế giới phục vụ cho công việc của Cánh Buồm.
Từ Hà Nội, cụ kết nối tới Canada, Pháp, Mĩ, Úc, TP.HCM, Hội An, Đà Nẵng, Đà Lạt để hỏi người này một ý kiến, nhờ người kia viết cho một chương sách, kết nối với quỹ này quỹ nọ để xin tiền in sách.
Không kể nhóm cơ hữu ở Hà Nội, Cánh Buồm thực ra là mạng lưới đông đảo vài chục chuyên gia tâm huyết cùng nhau góp sức xây dựng nên một bộ sách có tính đột phá trong cả nội dung và cách làm.
Rất nhiều người ngạc nhiên hỏi Cánh Buồm lấy tiền đâu mà làm ra bộ sách? Tại sao người ta làm sách cần vài trăm tỉ, mà Cánh Buồm có vài trăm triệu mà tiêu mãi không hết? Đó là vì mọi người chưa được thấy nhà giáo Phạm Toàn đã kết nối các trái tim và khối óc như thế nào. Và Internet chính là công cụ bắc các nhịp cầu.
![]() |
Một người cả đời luôn cởi mở với cái mới, nhưng lại luôn không muốn mất đi một giây phút ý nghĩa nào để làm nốt những việc có giá trị cho dân tộc này. Ảnh: Lê Văn |
Đã gần hai chục năm thầy Toàn không xem TV, không đọc báo giấy, nhưng tình hình trong nước thế giới đều nắm rõ. Có lẽ chỉ có tình hình showbiz diễn biến như thế nào là thầy Toàn không rõ. Đó là bởi vì thầy vẫn theo dõi tin tức phục vụ công việc qua Internet.
Đối với thầy Toàn, Internet là một cơ hội khổng lồ. Nó đủ cho bất kì một mục đích làm việc nghiêm túc nào. Muốn biết thì tìm trên Internet. Muốn gặp ai thì lên Internet nhắn tin, email để kết nối. Muốn làm việc gì thì lên Internet là có cơ hội hết. Nhiều người có thể không biết, vị thuyền trưởng Cánh Buồm còn chịu khó vào phần comment của một vài bài viết và nhắn tới tác giả những lời động viên khích lệ. Đó là chính xác là cách thức giao tiếp “tân thời” của thời đại Internet mà thầy hay nhắc đến.
Nhưng có một thứ thuộc về thời đại Internet mà thầy Toàn lại rất lạc hậu. Thầy giáo của nhóm Cánh Buồm lại rất sợ “chơi Phây”.
Các nhóm viên Cánh Buồm nhiều lần xúi cụ mở facebook, nhiều bạn đồng chí cao niên của cụ cũng đã phây phiếc ầm ầm, nhưng cụ thì cứ đứng ở ngoài. Thầy Toàn sợ phây y như sợ chuột. “Nhỡ mất thì giờ quá thì làm sao”, “Nhỡ chúng nó comment tiêu cực nhiều thì làm sao”...
Lúc Cánh Buồm mở được fanpage, cả nhóm coi như là một thắng lợi lớn. Nhưng riêng cụ Toàn thì mãi vẫn không dám mở trang Facebook riêng. Cho tới gần đây cụ đã đổi ý, chịu mở Facebook nhưng lại chỉ thỉnh thoảng dùng để “theo dõi tin tức”.
Nỗi lo sợ Facebook làm cụ sao nhãng vẫn chưa hề biến mất. Đến lúc gần đất xa trời, cụ vẫn còn dặn nhóm viên Cánh Buồm “bớt phây đi, phải làm việc thực tế”. Nỗi sợ ấy có nguyên do sâu xa của nó. Một người cả đời luôn cởi mở với cái mới, nhưng lại luôn không muốn mất đi một giây phút ý nghĩa nào để làm nốt những việc có giá trị cho dân tộc này.
Nhà giáo Phạm Toàn qua đời lúc 6h42 ngày 26/6/2019 (tức ngày 24/5 năm Kỷ Hợi) tại nhà riêng, hưởng thọ 88 tuổi. Lễ viếng từ 8h30-9h30, lễ truy điệu từ 9h30-10h30 ngày 28/6/2019 tại Nhà tang lễ Cầu Giấy (phố Trần Vĩ, Mai Dịch, Hà Nội). Hỏa táng cùng ngày tại Đài hoá thân Hoàn Vũ (Văn Điển). |
Dương Trọng Tấn
Sáng nay 26/6, nhà giáo, nhà văn và dịch giả Phạm Toàn đã lên chuyến đò riêng của cuộc đời, rời xa dương thế.
" alt=""/>Chuyện cụ Phạm Toàn với Internet5 lợi ích làm đẹp từ đá lạnh ít người biết
12 bí mật để có làn da đẹp hoàn hảo
Bí quyết chống nhăn da mặt không cần đến mỹ phẩm
Họ luôn đẹp một cách tự nhiên nhất, không hề gắng gượng hay chạy theo khuôn mẫu nào, mà họ để cả thế giới phải chạy theo mình. Không cần cầu kì, màu mè nhưng phụ nữ Pháp bao giờ cũng rất có sức hút, không chỉ phong cách thời trang mà ngay cả làm đẹp cũng được nhiều người học hỏi theo một cách mê mẩn.
Nếu bạn cũng là người yêu thích vẻ đẹp kiểu Pháp, hẳn là không nên bỏ qua 7 bí mật làm đẹp sau đây mà chỉ riêng phụ nữ Pháp mới biết:
BÍ MẬT 1: QUẲNG MÁY SẤY TÓC ĐI
Trong quyển sách “Sống như người Paris”, Caroline de Maigret tiết lộ bí quyết để có mái tóc rối tự nhiên đúng chuẩn gái Pháp đó là: đừng bao giờ dùng máy sấy tóc. Thay vì thế, hãy làm khô tóc bằng những cách sau: mùa hè thì để gió thổi khô, còn mùa đông thì dùng khăn lau.
BÍ MẬT 2: TẬN DỤNG DẦU GỘI KHÔ VÀ DẦU XẢ KHÔ
Phụ nữ Pháp không thích mất nhiều thời gian để dưỡng tóc nhưng vẫn muốn có một mái tóc thật đẹp. Vì vậy họ chọn phương pháp đơn giản và tiết kiệm thời gian nhất: sử dụng thường xuyên dầu gội khô và dầu xả khô. Dầu gội khô giúp mái tóc bết dầu trở nên thơm tho bồng bềnh ngay tức thì, rất thích hợp cho những buổi sáng ngủ nướng quá giờ hẹn. Còn với dầu xả khô, gái Pháp thường thoa nó lên tóc, quấn tóc lại thành búi hoặc tết thành bím. Sau vài tiếng đồng hồ ăn sáng hoặc làm việc gì đó rồi họ sẽ xõa bung tóc ra. Mái tóc lúc này vừa bóng mượt, chắc khỏe, vừa có những nếp gợn sóng đặc biệt tự nhiên mà máy kẹp tóc xoăn không thể làm ra được.
BÍ MẬT 3: CÁCH RỬA MẶT BUỔI SÁNG
Bất chấp họ bôi nhiều kem dưỡng thế nào vào buổi tối hôm trước, thì buổi sáng hôm sau họ cũng chỉ rửa mặt bằng nước lạnh hoặc lau mặt bằng bông cotton tẩm nước tẩy trang. Thói quen không rửa mặt bằng sữa rửa mặt vào buổi sáng giúp cho da họ luôn mềm mại nhờ giữ được màng ẩm tự nhiên.
BÍ MẬT 4: TRANG ĐIỂM TỐI GIẢN
Phong cách trang điểm của gái Pháp là: chỉ có một điểm nhấn duy nhất trên khuôn mặt, hoặc là đường kẻ mắt mèo sắc lẻm, hoặc là môi son đỏ rực, không bao giờ là cả hai. Điều đó tạo cho bạn nét thanh lịch và thu hút một cách tự nhiên nhất.
BÍ MẬT 5: XỊT NƯỚC HOA Ở NHỮNG CHỖ KHÔNG NGỜ NHẤT
Coco Chanel từng nói: “Hãy thoa nước hoa vào bất cứ nơi nào trên cơ thể mà bạn muốn được hôn.” Gái Pháp còn làm nhiều hơn thế, họ xịt nước hoa vào tủ quần áo (để quần áo lưu hương mà không làm hỏng vải), vào khăn tắm (để khi lau người nước hoa cũng vương lên da) và vào cả chiếc khăn tay cất trong túi xách (để mỗi khi mở túi xách sẽ có một mùi hương thoang thoảng bay ra).
BÍ MẬT 6: ƯA DÙNG DƯỢC MỸ PHẨM
Nhiều người hiểu lầm rằng phụ nữ Pháp chỉ dùng mỹ phẩm xa xỉ. Sự thật là họ thường xuyên đến các hiệu thuốc, cửa hàng mỹ phẩm bình dân để gom về cả tá những món dược mỹ phẩm giá rẻ nhưng chất lượng tốt miễn bàn.
Có lẽ 7 cách làm đẹp kể trên của phụ nữ Pháp đã được áp dụng ở một số phụ nữ hiện nay, nếu bạn chưa biết về cách làm đẹp này, hãy tham khảo ngay và áp dụng luôn nhé.
Thái Thị Hậu
" alt=""/>Bật mí 7 cách làm đẹp đơn giản không ngờ từ phụ nữ Pháp