Các bác sĩ nhanh chóng xử trí sốc phản vệ cho bé, đặt nội khí quản thở máy, tăng liều vận mạch, kháng viêm mạnh toàn thân, kháng dị ứng. Mặc dù vậy vẫn không khống chế được độc tố, tình trạng suy đa tạng tiến triển nhanh chóng.
Tại Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, trẻ đã suy gan thận, chức năng tim bị ảnh hưởng nghiêm trọng, rối loạn đông máu, tổn thương phổi rất nặng.
Các bác sĩ bắt buộc phải chỉ định khẩn chạy ECMO chế độ VAV, lọc máu liên tục cho bệnh nhi. VAV ECMO là phương pháp can thiệp song song vừa hỗ trợ tim, vừa hỗ trợ phổi nhân tạo cùng lúc.
“Chỉ chậm một chút, trẻ sẽ ngừng tim”, bác sĩ Phượng Thy chia sẻ.
Sau khi được điều trị tích cực, tình trạng bệnh nhi đang dần cải thiện. Trẻ được cai ECMO sau hơn nửa tháng và rút ống nội khí quản. Đến nay, tình trạng suy đa tạng cải thiện, phổi đang dần ổn định.
Bác sĩ Phượng Thy cho hay, mức độ nặng do ong đốt thường tùy thuộc vào số lượng vết đốt.
Đối với người lớn, nếu hơn 30 nốt ong chích sẽ gây sốc phản vệ, tổn thương gan thận. Ở trẻ nhỏ, chỉ cần hơn 10 vết đốt đã có thể dẫn đến sốc, tổn thương đa cơ quan, tán huyết, suy thận cấp hoặc tử vong nếu không xử trí kịp thời.
Đầu tiên, cần lấy ngay mũi kim ra ngoài do độc tố của ong chích xuất phát từ mũi kim.
Rửa sạch vết ong chích bằng xà phòng, lấy mũi kim ra, chườm lạnh để giảm đau tại chỗ.
Nếu người có cơ địa như viêm da, dị ứng bị ong chích: khi thấy nổi mẩn đỏ và có dấu hiệu khó thở cần đưa ngay đến bệnh viện. Tuyệt đối không châm kim cho máu chảy ra hay đắp các loại thuốc lá không rõ nguồn gốc vì có thể làm nặng thêm.
Khi trẻ nhỏ bị ong chích có dấu hiệu bất thường, cần đưa đến cơ sở y tế ngay để xử trí kịp thời.
" alt=""/>Bé trai 5 tuổi suy gan thận, tổn thương tim phổi vì 15 mũi ong chích“Chúng ta cần tăng cường giám sát trọng điểm, phát hiện các ca bệnh tại cộng đồng, xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây bệnh và truyền thông để người dân hiểu và dự phòng”, TS Tâm nói.
Về tình hình các ca cúm A mắc chủng thường nhưng vẫn tăng nhanh, TS Tâm nói: “Theo tôi, một năm ghi nhận 600 nghìn đến 1 triệu ca không phải tăng đột biến. Tại Quảng Ninh, 6 tháng đầu năm số ca mắc cúm A thấp hơn năm ngoái. Hà Nội cũng tăng nhẹ số ca mắc và chưa nằm ngoài kiểm soát của ngành y tế”.
Lý giải nguyên nhân số ca cúm A tăng, TS Nguyễn Lương Tâm phân tích, trong 2 năm dịch Covid-19, người dân mang khẩu trang nhiều, thực hiện giãn cách, tuân thủ phòng chống dịch như thường xuyên rửa tay sát khuẩn nên số ca cúm A ít. Tuy nhiên sau khi khống chế được Covid-19, người dân chủ quan hơn trong phòng chống dịch, ví dụ không đeo khẩu trang khi xuất hiện nơi công cộng. Vì vậy số ca mắc có xu hướng tăng. Tuy nhiên đến nay, chúng ta chưa ghi nhận tình trạng tử vong do cúm A, các ca phần lớn đều có triệu chứng nhẹ.
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương- Thứ trưởng Bộ Y tế cũng nói thêm, ngành y tế ghi nhận sự các ca nhập viện do cúm A tăng. Tuy nhiên cúm A chủ yếu 2 chủng là H3N2 và H1N1 đây là những chủng đã có vắc xin để dự phòng. “Cho đến nay, hệ thống giám sát chưa phát hiện chủng cúm A có độc lực cao như H5N1, H7N9, H5N6, H5N8”, PGS.TS Liên Hương nhấn mạnh.
Cũng theo PGS.TS Liên Hương, về tình hình số ca nhập viện do cúm A có xu hướng tăng để phòng chống bệnh, chúng ta tăng cường giám sát phát hiện các chủng mắc, các ổ mắc, xác nhận các tác nhân gây bệnh, chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện tốt công tác phân tuyến điều trị, phân luồng khám sàng lọc để tăng hiệu quả khám chữa bệnh.
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó chủ tịch Liên chi hội truyền nhiễm TP.HCM, cúm A đang có dấu hiệu tăng cao tại một số địa phương, người bệnh cần chú ý khi có các dấu hiệu sau: - Sốt kèm cảm giác ớn lạnh. Người bệnh thường bị sốt trên 38 độ C. - Nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, đau nhức cơ, cơ thể suy nhược. - Đau họng, viêm họng, ho. - Hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi. - Có thể kèm theo nôn mửa, tiêu chảy. Với trẻ nhỏ, ban đầu trẻ sốt từ 38 độ trở lên, cảm giác nhức đầu, mỏi cơ, lười vận động, ho. Trẻ cũng có thể nôn, trớ nhiều lần trong ngày, háo nước. Tuy nhiên khi bệnh chuyển nặng, trẻ sốt cao trên 39 độ C, bỏ ăn, bỏ bú, lòng bàn tay và gan bàn chân lạnh, trẻ thở nhanh, ngủ li bì. Nặng hơn, trẻ có thể sốt cao đến co giật. Người mắc cúm A thường hồi phục sau 1 tuần. Tuy nhiên, vẫn có một tỷ lệ chuyển nặng, nếu không điều trị kịp thời sẽ suy hô hấp dẫn đến viêm phổi, viêm phế quản… thậm chí tử vong. Những người có nguy cơ chuyển nặng khi mắc cúm A gồm trẻ em, người trên 65 tuổi, phụ nữ có thai, người có bệnh nền tim mạch, hô hấp… |
Ngoài ra, thông qua điều tra công ty Soho Imporrt, nhà chức trách cũng thu giữ tới 348 giấy chứng nhận quyền sở hữu phương tiện được làm giả. Trong số này, đã có không dưới 150 chiếc xe đã được bán trái phép ra thị trường và đang lưu thông. Tất nhiên, phần lớn khách hàng đều hiểu rõ bản chất của các thương vụ mua bán này.
Bằng thủ đoạn làm giả giấy tờ trên của cặp vợ chồng này, hàng trăm chiếc xe chưa đủ 25 năm tuổi được coi như đang lưu thông hợp pháp giữa tiểu bang Vermont và Florida dẫn tới, cơ quan chức năng bỏ qua khâu kiểm tra thực tế áp dụng đối với xe nhập khẩu.
Trước mắt, chính quyền các tiểu bang sẽ ngừng vĩnh viễn chứng nhận quyền sở hữu và đăng ký đối với các ô tô này, buộc những người đang sở hữu xe nhập lậu không thể lưu thông trên đường hoặc phải tái xuất khỏi nước Mỹ. Nhiều khả năng, 2 vợ chồng Diaz và Chiong sẽ bị phạt 5 năm tù, đồng thời bị cấm vĩnh viễn làm việc trong lĩnh vực cấp đăng ký xe cho các tội danh mà mình đã gây ra.
Tại Mỹ, ô tô nhập khẩu được siết chặt quản lý bởi "Đạo luật Tuân thủ quy định an toàn xe nhập khẩu" hay còn gọi là "Đạo luật 25 năm" được ban hành từ năm 1988. Theo đó, tất cả các loại ô tô từ các quốc gia khác, nếu được sản xuất với mục đích ban đầu không phải dành cho thị trường Mỹ thì sẽ không được nhập khẩu vào Mỹ trong vòng 25 năm đầu sử dụng, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt.
Đạo luật này nhằm kiểm soát các loại xe ô tô được sản xuất tại nước ngoài không đảm bảo các tiêu chuẩn ngặt nghèo tại Mỹ. Khi một chiếc xe không được thiết kế dành cho thị trường Mỹ thì đồng nghĩa, chiếc xe đó có thể không đạt được các tiêu chuẩn khí thải, không có dữ liệu về các thử nghiệm va chạm để đảm bảo an toàn lưu thông ở Mỹ.
Hùng Dũng (theo Motor 1)
Tin bài cộng tác gửi về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Xin cảm ơn!