Sự bế tắc của ItalyMùa hè vừa qua, Italy phủ xanh châu Âu bằng lối chơi kiểm soát bóng đầy quyến rũ và giành chức vô địch EURO sau hơn nửa thế kỷ chờ đợi.
 |
Italy bế tắc trước Bắc Ireland |
Chỉ 4 tháng sau màn đăng quang ở Wembley (London, Anh) là một bộ mặt hoàn toàn khác của Italy.
Trên sân Windsor Park ở Belfast, màn trình diễn trước chủ nhà Bắc Ireland phản ánh chính xác nhất những vấn đề của Azzurri hậu EURO 2020: những ngôi sao không còn là chính mình, lối đá thiếu đột biến và một HLV quá mức bảo thủ.
Nói cách khác, Italy của Roberto Mancini vẫn chưa thức giấc sau khi ngủ quên trên chiến thắng.
Trong thế trận buộc phải chiến thắng và cần ghi nhiều bàn thắng để so sánh hiệu số với Thụy Sĩ, các học trò của Mancini hoàn toàn bế tắc.
Italy kiểm soát bóng đến 71,3% và thực hiện 12 cú dứt điểm. Tuy vậy, mức độ nguy hiểm mà nhà vô địch châu Âu tạo ra không cao.
Trong hơn một giờ đồng hồ đầu tiên, Mancini cho Azzurri thi đấu với "số 9 ảo" là Insigne và không hiệu quả. Sau đó, những "số 9" Belotti và Scamacca lần lượt vào sân cũng không tạo được đột biến.
 |
Những người hùng EURO 2020 không còn là chính mình |
Thậm chí, chính sự xuất sắc của Gigio Donnarumma đã giúp đội bóng Thiên thanh không bị thua khi rời Belfast.
Thi đấu bế tắc, trong khi Thụy Sĩ thắng tưng bùng 4-0 trước Bulgaria, Italy mất ngôi đầu bảng và buộc phải bước vào play-off tìm vé dự VCK World Cup 2022.
Khi người Italy sợ hãi
Năm 2017, Italy phải đá play-off và kết quả là họ trở thành khán giả kỳ World Cup 2018 mà Nga đăng cai.
 |
Mancini không làm mới đội hình và lối chơi, khiến Italy suy yếu |
Bây giờ, nỗi sợ hãi về thảm họa tương tự ùa về. Người Italy thực sự lo lắng lần thứ hai liên tiếp không giành được quyền tham dự ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh.
Jorginho bị chỉ trích rất nhiều sau quả phạt đền hỏng trong trận hòa Thụy Sĩ cuối tuần trước. Nếu cú đá ấy thành bàn, Azzurri đã có được tấm hộ chiếu sang Qatar.
Có thể hiểu được nỗi thất vọng của các tifosi với Jorginho, người liên tục đá hỏng phạt đền thời gian gần đây.
Dù vậy, không thể nói Jorginho là tội đồ. Vấn đề ở đây là sự sụp đổ toàn diện của Azzurri, về mặt lối chơi và tâm lý chiến đấu.
Sau thành công ở EURO 2020, Mancini không làm mới Italy. Điều này dẫn đến sự thiếu cạnh tranh, cũng như lối chơi dễ dự đoán hơn.
Việc cần thiết làm mới đã được cảnh báo từ trận hòa Bulgaria 1-1, trận đấu đầu tiên từ sau chức vô địch châu Âu.
 |
Nỗi lo về thảm họa 4 năm trước sẽ tái hiện với Azzurri |
Nhưng Mancio bỏ qua mọi thứ, vẫn ưu ái những người hùng ở Wembley cả khi họ có phong độ không tốt.
Kết quả, Italy hòa liên tiếp hai trận với Thụy Sĩ, đối thủ mà họ từng thắng dễ 3-0 ở vòng bảng EURO 2020. Trong thời gian này, Azzurri còn gây thất vọng khi thua Tây Ban Nha tại bán kết UEFA Nations League.
Không tính Lithuania quá yếu, trong 4 trận cuối vòng loại World Cup 2022, Italy đều bị cầm hòa theo cùng một kịch bản: cầm bóng áp đảo, dứt điểm rất nhiều (60 lần) nhưng hiệu quả cực thấp (chỉ 2 bàn).
Italy không phải gặp Bồ Đào Nha ở vòng play-off. Nhưng với phong độ bạc nhược thời gian qua, nếu Mancini không thay đổi, đối thủ nào cũng là trở ngại lớn với đội bóng Thiên thanh.
Đại Phong

Bất lực trước Bắc Ireland, Italy phải tranh vé vớt đi World Cup
Bất lực trên sân Bắc Ireland khiến ĐKVĐ châu Âu Italy đánh mất ngôi đầu bảng, qua đó phải tham dự vòng play-off để tìm vé dự VCK World Cup 2022.
" alt=""/>Ý đấu play
World Cup không xa vời...Đây không phải lần đầu tiên vấn đề bóng đá Việt Nam có thể tham dự World Cup hay không được đặt ra, bởi ít nhất kể từ khi bầu Đức xây dựng học viện bóng đá của mình đã nghĩ đến và phần nào đó là triển khai trong thực tế..
Thế nhưng, phải tới lúc này giấc mơ chạm vào tấm vé dự ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh mới trở nên gần hơn rất nhiều khi tuyển Việt Nam đã có một căn cơ tương đối tốt, đặc biệt là những ý tưởng táo bạo về việc mở rộng World Cup của FIFA. Từ cơ sở ấy, khao khát lớn lao đi World Cup của bóng đá Việt Nam có cơ sở biến giấc mơ thành hiện thực.
 |
Tuyển Việt Nam đang rất nhiều tiềm năng để phát triển... và có thể nghĩ đến World Cup |
Bóng đá Việt Nam ở thời điểm hiện tại đang có những cầu thủ xuất sắc, đồng đều bậc nhất trong khoảng 20 năm trở lại đây. Thậm chí, nếu nhận xét một cách công bằng, có lẽ Thế hệ vàng với Huỳnh Đức, Hồng Sơn... cũng ít nhiều lép vế, không so sánh được với lứa đàn em, đàn cháu sau này.
Không chỉ tốt về chuyên môn, sự chuyên nghiệp cũng ổn hơn khi được sống trong thời điểm mà điều kiện kinh tế xã hội, tư duy trong công tác đào tạo... phát triển vượt bậc so với thời điểm trước đây.
Và nền tảng kế tiếp là thành tích, tâm lý khi dưới bàn tay của HLV Park Hang Seo lứa cầu thủ trẻ mới chỉ 22-23 hoặc hơn đôi chút đã trưởng thành một cách nhanh chóng về mọi mặt.
Để giờ, kể cả khi đối đầu với Nhật Bản dù có thua đi chăng nữa cũng không ai nhìn thấy một tuyển Việt Nam sợ hãi, hay dễ dàng sụp đổ như trước đây.
Tuyển Việt Nam chơi tốt, đá bằng chuyên môn thực thụ... và có thành tích đã kéo được tình yêu từ người hâm mộ trở về và đây cũng được coi như một chất xúc tác để nghĩ đến World Cup nếu nâng số đội lên 48.
Và phải làm, thay vì chỉ nói...
Thực tế, câu hỏi cần không một “hội nghị Diên Hồng” cho bóng đá Việt Nam không phải bây giờ mới được đặt ra. Thế nhưng, bối cảnh hiện tại một hội nghị như thế cần được tổ chức không chỉ là “chấn hưng bóng đá Việt Nam” như nhiều người mong muốn trước đó.
Không cần, bởi lúc này khi đội tuyển Việt Nam có thành tích tốt, có nền tảng tương đối tự khắc các giải đấu quốc nội cũng sẽ phải ổn hơn thay vì còi cọc như trước. Và đương nhiên, những người làm, quản lý bóng đá Việt Nam cũng như thế.
 |
nhưng có bay lên được không, e rằng cần có nhiều giải pháp đột phá, chung tay từ nhiều nguồn lực xã hội |
Một “hội nghị Diên Hồng” cho bóng đá Việt Nam lúc này rất cần thiết, với mục tiêu chính là ngồi lại với nhau đưa ra những giải pháp mang tính đột phá cho những gì mà chúng ta đang có để hướng đến sân chơi World Cup hay gần hơn là Asian Cup.
“Hội nghị Diên Hồng” ấy thành phần cần phải có những nhà quản lý, làm bóng đá, các ông bầu, chủ doanh nghiệp lớn... ngồi lại với nhau để cùng bắt tay vì mục tiêu đưa bóng đá Việt Nam vươn lên tầm cao. Nói nôm na, cần tận dụng mọi nguồn lực để giúp tuyển Việt Nam tốt hơn nữa.
Giấc mơ về một hội nghị như thế này thật ra không có gì quá cao sang, bởi chính bầu Đức – người đau đáu bậc nhất với bóng đá nước nhà đã từng khẳng định rằng chỉ cần ai đó đủ uy tín kêu gọi, tập hợp... thì chắc chắn tuyển Việt Nam không phải lo bất cứ vấn đề gì về kinh tế, cơ sở vật chất tập luyện.
Ông Đức đã điểm tên hàng loạt các doanh nhân đang sở hữu, điều hành nhiều tập đoàn lớn rất yêu bóng đá và việc mỗi năm đóng góp đôi ba chục tỷ đồng để đưa đội tuyển đi lên là quá đơn giản. Chỉ có điều, chưa ai kêu gọi, đứng ra và quan trọng hơn thể hiện được đúng cái tâm của mình với bóng đá Việt cho các doanh nghiệp tin tưởng chung sức.
Bóng đá Việt Nam đang thực sự có những điều kiện tốt nhất để nghĩ về World Cup. Vấn đề là hiện tại,giấc mơ ấy mới chỉ nằm trên giấy, trong các bài phát biểu báo cáo, còn thực tế bắt tay vào làm thì éo le là chưa có gì!
Duy Nguyễn
" alt=""/>Bóng đá Việt Nam: Cần không 'Hội nghị Diên Hồng'?