Người xem không khỏi hoảng hốt khi chứng kiến cảnh gió thổi mạnh khiến biển quảng cáo lớn đổ sập,ểnquảngcáođổđèbẹpôtôbd anh đè nát hai chiếc ô tô đang lưu thông. Tai nạn này xảy ra ở Mexico khiến 2 người thiệt mạng.

Người xem không khỏi hoảng hốt khi chứng kiến cảnh gió thổi mạnh khiến biển quảng cáo lớn đổ sập,ểnquảngcáođổđèbẹpôtôbd anh đè nát hai chiếc ô tô đang lưu thông. Tai nạn này xảy ra ở Mexico khiến 2 người thiệt mạng.
Tất cả những giây phút xúc động đó đều đã được tái hiện và lưu giữ trong 120 bức ảnh đẹp nhất được chụp bởi 49 em dân tộc thiểu số H’Mông, M’Nông, Raglai và Chăm đến từ 3 tỉnh Lào Cai, Đăk Nông và Ninh Thuận trong “Chương trình “Tiếng nói qua ảnh” (Photo Voice).
“Mỗi gia đình đều có bố mẹ để cuộc sống được hạnh phúc”
Tôi tình cờ gặp em Giàng Thị Chư khi em đang tha thẩn bên bức ảnh mình chụp. Khi được hỏi, em kể về bức ảnh của mình một cách say sưa như thể đang bộc bạch cuộc sống của mình với chính tôi. Em kể em chụp khoảnh khắc mẹ mình đang vất vả chuẩn bị bữa cơm trưa. Đó là thời điểm mẹ em bận rộn nhất: “Trưa mẹ em đi làm đồng về là lại sà vào bếp tật bật chuẩn bị bữa trưa cho em và bố, rồi chiều lại tất bật ra đồng”.
![]() |
Bức ảnh người mẹ đang tất bật chuẩn bị bữa trưa cho gia đình được em Giàng Thị Chư chụp lúc 12 giờ trưa. |
Em thực sự đã khiến tôi bất ngờ trước suy nghĩ của một đứa trẻ dân tộc H’Mông chỉ mới 7 tuổi. Không chỉ là một cô bé có tinh thần hiếu học, nhận thức được “sức nặng” của từng con chữ mà em còn thể hiện tình yêu thương cha mẹ trong từng hành động rất nhỏ. Em học Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học xã Mản Thẩn, huyện Simacai, tỉnh Lào Cai. “Tất cả các môn em đều thích học. Mỗi lần ở lớp, em cũng được các thầy cô giáo khen tiến bộ nhiều, cho điểm 8, điểm 9 và điểm 10. Tất cả các năm học em đều được học sinh giỏi. Em sẽ quyết định theo con đường học vấn. Khi nào rảnh thời gian, em sẽ giúp bố mẹ làm việc mà em có thể làm được”.
Người H’Mông hay nấu rau cải trong chảo, cách nấu rau này rất dễ làm, chỉ thái xong cho mỡ vào chảo cho nóng rồi đổ rau và bỏ muối iot và mì chính rồi đảo đều. Còn nấu dưa phải thái nhỏ rồi cho nước nóng, rau và nước phải bằng nhau. Nếu cho nước ít, rau sẽ thối và không ăn được, nếu cho nước nhiều thì rau không ngon vì không đủ độ chua.
Em chia sẻ: “Cách nấu rau, xào rau em cũng biết làm nhưng cách nấu dưa thì em chưa biết. Em rất thích ăn dưa và thích học để làm được dưa nhưng em còn ít tuổi, chưa làm được, còn phải xem bố mẹ làm nhiều và mình phải tập”.
Cũng giống như các hộ gia đình khác trong thôn, cuộc sống nhà em tuy cũng nghèo và khó khăn nhưng bố mẹ em vẫn cố gắng làm việc. Bố mẹ em đều làm nông và năm nay đã gần 60 tuổi.
Đôi mắt em rưng rưng khi nhắc đến ước mơ của mình, “Em mong muốn tất cả mọi người trong gia đình đều có bố mẹ và không phân biệt đối xử với nhau, chơi thân thiết với bạn bè và quý trọng thầy cô giáo, hiếu thảo với ông bà cha mẹ, giúp bố mẹ làm những công việc vặt. Mỗi gia đình đều có bố mẹ để cuộc sống được hạnh phúc”.
Bức tranh khiến em nhớ lại thời ấu thơ của mình: “Thời bé, em thấy mẹ em vẫn làm những công việc này cho bà em. Bà ngoại em vừa mới qua đời được một tháng. Mẹ em cũng đang rất buồn. Mỗi lần em về thăm bà, bà thường nấu những món mà em thích nhất và mua quần áo mới cho em”.
Ký ức “trốn ngủ trưa” để được chơi cùng nhau và bài học tự lập
Bức ảnh của em Lừu Thị Lếnh, dân tộc H’Mông, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học xã Mản Thẩn, Huyện Simacai, tỉnh Lào Cai mô tả về một giờ chơi bập bênh của các em sau giờ ăn trưa ở trường học.
Em tâm sự, ở trường các bạn không thường xuyên ngủ. Các em đã “trốn ngủ trưa” để ra chơi cùng nhau. “Qua bức ảnh, em muốn các bạn tham gia nhiều hoạt động vui chơi giải trí hơn để có thể giảm bớt căng thẳng sau giờ học. Trên lớp các em cũng được tham gia phát biểu ý kiến, tuy nhiên vẫn rất cần những giờ ra chơi”.
![]() |
Trẻ em rất cần những giờ ra chơi để giải tỏa căng thẳng và hòa nhập. |
Với em, giờ ra chơi còn là những giờ phút đáng quý để những người bạn ở bên nhau và hiểu nhau hơn. Em nhớ về ngày đầu tiên lên trường bán trú học và ở cùng một người bạn. “Bạn ấy tên là Dủa, kém em một tuổi. Bạn hoạt bát, chăm học và rất hòa đồng, cởi mở”. Có một thời gian, em và bạn đã phải chia tay nhau. Em chuyển đi một nơi khác do hoàn cảnh gia đình. Nhưng hiện tại, “em không còn buồn nữa vì hiện tại có cơ hội được gặp lại bạn ấy”.
Em xúc động khi nhớ về ấu thơ: “Có khi em chơi trò cầu bập bênh bị ngã nhưng không những không đau mà cảm thấy rất vui. Em nhớ về những ngày thơ bé được chơi cùng các bạn trong xóm. Bây giờ, thỉnh thoảng, sau khi học bài xong, em thường chơi trò đó với các bạn”.
Một bức ảnh khác của em đã lưu giữ một khoảnh khắc vô cùng ý nghĩa khi trong thời gian học thực hành chụp ảnh, em đã học được cách tự lập. Sau mỗi giờ ăn, mỗi bạn phải tự rửa chiếc cặp lồng inox của mình. Em đã hiểu “Người nào ăn được thì cũng rửa bát được". Mọi việc phải được tự làm thì mới có ý nghĩa. Hơn thế nữa, em muốn các bạn phải giữ gìn vệ sinh thực phẩm, để tốt cho sức khỏe.
![]() |
Ảnh em Lừu Thị Lếnh chụp một giờ rửa “bát” sau khi ăn trưa đầy hào hứng của các bạn trong lớp. Em cho biết đó là một bài học về tinh thần tự lập |
Em còn nhớ như in những khi lấy nước để rửa cập lồng. Nguồn nước cách đó 1km nên thầy giáo đã giúp đỡ các em dòng ống nước từ nguồn về cho chúng em để chúng em tự rửa bát của mình. Em nhận thấy nước với cuộc sống là rất quý giá và sẽ luôn bảo vệ nguồn nước.
Bảo tồn nét đặc sắc văn hóa của dân tộc mình
Em Nguyễn Văn Hòa, tác giả của bức tranh “Lễ cổ động các anh thanh niên lên đường nhập ngũ” chia sẻ, khi được giao máy ảnh để chụp, đề tài em thích nhất là cuộc sống xung quanh của em và những văn hóa của dân tộc mình. Nét văn hóa nổi bật của dân tộc Chăm của em là các lễ hội và tiếng trống, tiếng khèn của người Chăm.
![]() |
Em Nguyễn Văn Hòa, 14 tuổi, học sinh lớp 8/1, Trường Trung học cơ sở Hà Huy Tập, Ninh Thuận đứng cạnh bức ảnh chụp lễ cổ động các anh thanh niên để các anh lên đường nhập ngũ trong bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình. |
“Em cảm thấy văn hóa của dân tộc mình rất đa dạng. Nó có rất nhiều thứ mà em phải tìm hiểu thêm. Thông qua bức ảnh của mình, em mong nét văn hóa của dân tộc mình sẽ được lưu giữ mãi và truyền lại cho con cháu sau này để giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình”, suy nghĩ đó của em đã đánh thức biết bao người trẻ trong cuộc sống hội nhập ngày hôm nay.
Em chia sẻ nỗi buồn trước thực trạng: chỉ có những ngày lễ lớn, người dân quê em mới mặc những trang phục truyền thống và cảm thấy “rất tự hào về bộ trang phục mình đang mặc. Giới trẻ hiện nay thích mặc những bộ trang phục hiện đại, phô trương. Muốn chụp lại những bức ảnh để lưu giữ nét văn hóa của dân tộc mình. Em muốn tuyên truyền cho các bạn biết nét văn hóa của dân tộc mình như thế nào”.
Đỗ Dung
" alt=""/>Xúc động những bức ảnh biết kể chuyện cuộc sốngCụ thể, 15 hạng mục đề cử năm nay gồm: Nam ca sĩ hát nhạc nhẹ được yêu thích nhất; Nữ ca sĩ hát nhạc nhẹ được yêu thích nhất; Ca sĩ hát nhạc âm hưởng dân ca, truyền thống cách mạng được yêu thích nhất; Nhóm hát được yêu thích nhất; Ca khúc (mới, phổ biến trong năm, không tính nhạc ngoại lời Việt) được yêu thích nhất; MV (video ca nhạc) được yêu thích nhất; Nam diễn viên sân khấu được yêu thích nhất; Nữ diễn viên sân khấu được yêu thích nhất; Diễn viên hài được yêu thích nhất; Vở diễn sân khấu được yêu thích nhất; Nam diễn viên điện ảnh - phim truyền hình được yêu thích nhất; Nữ diễn viên điện ảnh – phim truyền hình được yêu thích nhất; Phim điện ảnh - truyền hình được yêu thích nhất; Chương trình truyền hình được yêu thích nhất; Người dẫn chương trình (MC) được yêu thích nhất.
![]() |
Bộ đôi Trung Dũng – Thúy Ngân rinh về 2 giải thưởng nhờ vai diễn ấn tượng trong “Gạo nếp gạo tẻ” tại Mai Vàng 2018. |
Vòng bầu chọn sẽ diễn ra từ ngày 7/12 đến hết ngày 26/12 (20 ngày). Ban Tổ chức căn cứ thực tế số phiếu đề cử của bạn đọc ở mỗi hạng mục để quyết định hạng mục đó có tiếp tục được đưa vào vòng bầu chọn hay không.
Mỗi hạng mục không quá 5 ứng viên vào vòng bầu chọn, sau khi được Hội đồng Nghệ thuật Giải Mai Vàng thông qua. Hội đồng Nghệ thuật do Tổng Biên tập Báo Người Lao Động quyết định thành lập, gồm những thành viên là những nghệ sĩ tên tuổi lớn đầu ngành, các nhà chuyên môn uy tín.
![]() |
Bên cạnh trao giải, Mai Vàng 2019 tiếp tục tôn vinh 10 nghệ sĩ của năm, thuộc các lĩnh vực được công chúng quan tâm nhất. |
Lễ trao Giải Mai Vàng lần 25 dự kiến diễn ra vào đêm 4/1/2020 tại Nhà hát Thành phố (TP HCM), Đài Truyền hình Việt Nam sẽ truyền hình trực tiếp trên kênh VTV9. Chương trình Gala Mai Vàng chào Xuân với chủ đề Xuân nhân ái - Tết yêu thương sẽ diễn ra sau đó.
Giải Mai Vàng do Báo Người Lao Động tổ chức là giải thưởng thường niên do bạn đọc đề cử và bầu chọn dành cho những cá nhân, tập thể nghệ sĩ, tác phẩm, chương trình truyền hình diễn ra trong năm được công chúng - bạn đọc của báo yêu thích nhất.
Mời xem clip tự tạo của bài viết:
Thúy Ngọc
Đều là những gương mặt quen thuộc góp mặt tại bảng đề cử Mai Vàng trong suốt nhiều năm, Trấn Thành, Hoài Linh bất ngờ ra về tay trắng tại lễ trao giải năm nay.
" alt=""/>Giải Mai Vàng 2019 khởi động vòng đề cửThành công của "Mưa bụi" cũng gắn liền với tên tuổi, chặng đường hoạt động nghệ thuật đáng nhớ của NSƯT Tài Linh.
![]() |
Không chỉ là một nghệ sĩ cải lương nổi tiếng, NSƯT Tài Linh còn được mệnh danh là nữ hoàng video, nữ hoàng băng đĩa "Mưa bụi" với việc sở hữu lượt sản phẩm băng đĩa lớn và được đông đảo khán giả đón nhận.
Tài Linh tên thật là Huỳnh Thị Phú Nhuận, sinh năm 1956 tại TP.HCM. Sinh ra và lớn lên trong gia đình có 7 chị em, Tài Linh chính là con gái cưng của chủ tiệm may Âu phục Ngọc Châu lừng lẫy một thời.
Trong giai đoạn kinh tế gia đình gặp khó khăn khi ba qua đời, Tài Linh từng phải theo chị gái đi làm nhân viên bán, soát vé.
Một dịp tình cờ, cô đã có cơ hội gặp gỡ và được nghệ sĩ Lan Chi, Thúy Lan dạy cho hát cổ nhạc. Sau này có điều kiện, Tài Linh xin theo học nghề từ nhạc sĩ Duy Khanh.
Khi bước vào con đường chuyên nghiệp, Tài Linh được rất nhiều đoàn cải lương mời về làm đào chính, đi lưu diễn thường xuyên và góp mặt liên tục trong các vở diễn lớn.
Có một thời, Tài Linh được săn đón đến mức mỗi lần cô xuất hiện lại được đông đảo khán giả vây kín xin chữ kí và hình ảnh được quảng bá rầm rộ trên đường phố. Ngoài thể hiện được đa dạng các vai diễn, Tài Linh còn là bạn diễn ăn ý, gắn bó lâu năm với NSƯT Vũ Linh.
Vẫn chọn cải lương để duy trì hoạt động nghệ thuật trong suốt nhiều năm nổi tiếng, nhưng sau khi nhận được sự động viên của nhà sản xuất Hữu Minh, Tài Linh đã mạnh dạn thử sức thêm với thể loại nhạc trữ tình, bolero.
Ở những sản phẩm đầu tiên của "Mưa bụi", Tài Linh nhanh chóng trở thành một "hiện tượng" hát tân nhạc được đông đảo khán giả trong nước, hải ngoại đón nhận. Sau này, các băng đĩa nhạc của Tài Linh kết hợp với Đình Văn, Kim Tử Long... tiếp tục gây được tiếng vang lớn.
Sức ảnh hưởng và độ phủ sóng của Tài Linh với tân nhạc giúp cô được mệnh danh là: Nữ hoàng video, Nữ hoàng băng đĩa "Mưa bụi"... Riêng với Kim Tử Long, anh may mắn kết hợp với đàn chị hơn 10 tuổi trong hàng loạt bài hát nhạc Hoa lời Việt, tân cổ cùng 50 vở cải lương.
![]() |
Những clip hát tân nhạc, bolero... cùng sự kết hợp giữ Tài Linh và Kim Tử Long, Đình Văn... từng gây sốt vào thập niên 90.
Trong quá trình làm việc, Kim Tử Long đánh giá Tài Linh là người rất kĩ tính, chuyên nghiệp nhưng đời thường lại giản dị, hiền lành và kín tiếng chuyện đời tư.
Năm 2004, Tài Linh sang Mỹ định cư. 3 năm đầu lập nghiệp ở vùng đất mới, cô chọn công việc làm nail để kiếm thêm thu nhập.
Khi cuộc sống ổn định, Tài Linh mới đi diễn trở lại ở trong một số chương trình phù hợp. Trải qua thời gian dài vắng bóng, trong một chương trình truyền hình, Kim Tử Long tiết lộ đàn chị giờ đang là bà chủ của một tiệm nail tại Mỹ và có cuộc sống hôn nhân đầy đầm ấm.
Do bận rộn việc kinh doanh, hiện tại, Tài Linh ít đi hát hơn xưa. Đầu năm 2019, cô có trở về Việt Nam để đi từ thiện nhưng không tái xuất trong chương trình biểu diễn nào.
![]() |
![]() |
![]() |
NSƯT Tài Linh và NSƯT Vũ Linh từng là một cặp uyên ương ăn ý của sân khấu cải lương.
![]() |
Khi chuyển sang giai đoạn hát tân nhạc, Tài Linh cũng có rất nhiều sản phẩm ăn ý, gây sốt khi kết hợp với Kim Tử Long.
![]() |
Hiện tại, Tài Linh không sử dụng mạng xã hội nhưng cô vẫn được một nhóm khán giả hâm mộ lập fanpage, hội nhóm để bày tỏ sự yêu thích bằng việc thường xuyên chia sẻ những hình ảnh, sản phẩm kỉ niệm.
![]() |
Theo bật mí của Kim Tử Long cách đây không lâu, đàn chị từng gắn bó với anh đang có cuộc sống đầy êm ấm, hạnh phúc bên trời Tây.
![]() |
Hình ảnh hiếm hoi của nghệ sĩ Tài Linh khi về Việt Nam làm từ thiện vào đầu năm 2019.
(Theo Thế giới trẻ)
- Xem lại những trích đoạn cải lương gắn với tên tuổi Kim Tử Long trên sân khấu, nhiều khán giả xúc động rơi nước mắt.
" alt=""/>Nữ hoàng băng đĩa đình đám, là 'người tình' của NSƯT Vũ Linh, Kim Tử Long giờ ra sao?