Hành vi xây dựng sai phép này của chủ đầu tư chung cư Oriental Plaza xuất phát từ sự “ưu ái” của Sở Xây dựng TP.HCM trong việc điều chỉnh quy hoạch dự án nhiều lần.
Theo tìm hiểu của PV VietNamNet, ngày 21/1/2009, Sở Xây dựng TP.HCM có Quyết định số 13/QĐ-SXD-PTN (Quyết định số 13) phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Oriental Plaza cho Công ty TNHH Đông Phương Phát. Tổng diện tích sàn xây dựng được duyệt là 154.136,2m2, quy mô 946 căn hộ.
Đến tháng 10/2012, Sở Xây dựng ra Quyết định số 74 điều chỉnh Quyết định số 13, cho phép chủ đầu tư tăng diện tích sàn xây dựng từ 154.136,2m2 lên thành 159.437m2, tăng tổng số căn hộ từ 946 lên 1.136 căn.
Thế nhưng chỉ 2 tháng sau, Sở Xây dựng lại có quyết định, huỷ bỏ Quyết định số 74, đề nghị chủ đầu tư “liên hệ cơ quan có thẩm quyền thực hiện nghĩa vụ tài chính bổ sung do thay đổi các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc”.
Tháng 7/2015, Sở Xây dựng lại ban hành tiếp Quyết định số 40 điều chỉnh Quyết định số 13, trong đó cho phép chủ đầu tư tăng tổng diện tích sàn xây dựng lên 159.437m2 và 1.136 căn hộ.
Tiếp đó, tháng 4/2016 Sở Xây dựng có Quyết định số 473 điều chỉnh Quyết định số 13, theo đó chủ đầu tư Oriental Plaza lúc này là Công ty Sơn Thuận.
Ngày 5/1/2017, Thanh tra Sở Xây dựng có văn bản chấp thuận cho Công ty Sơn Thuận liên hệ cơ quan có thẩm quyền để được xem xét điều chỉnh quyết định phê duyệt dự án đầu tư do chủ đầu tư này đã thi công xây dựng sai thiết kế được phê duyệt.
“Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày ban hành văn bản này mà Công ty Sơn Thuận không được cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh quyết định phê duyệt dự án thì phải chấp hành nghiêm quyết định xử phạt hành chinh trong hoạt động xây dựng…”, văn bản của Thanh tra Sở Xây dựng nêu.
Mặc dù chủ đầu tư Oriental Plaza đã xây dựng sai phép, tuy nhiên ngày 15/3/2017 Sở Xây dựng lại có Quyết định số 361 điều chỉnh Quyết định số 13 tại dự án Oriental Plaza, tổng diện tích sàn xây dựng tại dự án lúc này còn 158.930,85m2.
Tháng 8/2017, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, Bộ Xây dựng chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư đưa công trình Oriental Plaza vào sử dụng với điều kiện Công ty Sơn Thuận phải theo dõi, khảo sát và đánh giá các vết nứt trần tầng hầm, cảnh báo các vị trí không an toàn…
Chưa nộp tiền sử dụng đất bổ sung
Theo văn bản số 4284/STNMT-QLĐ của Sở TN&MT TP.HCM vào ngày 4/5/2018, phòng sinh hoạt cộng đồng và nhà trẻ tại tầng trệt chung cư Oriental Plaza hiện Công ty Sơn Thuận sử dụng vào mục đích thương mại – dịch vụ khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền.
![]() |
Công ty Sơn Thuận không còn hoạt động tại địa chỉ 250 Nguyễn Thị Minh Khai, P.6, Q.3 |
Cụ thể, nhà sinh hoạt cộng đồng được chuyển từ tầng trệt lô B lên tầng kỹ thuật lô D. Còn nhà trẻ tại tầng trệt và lửng lô B lên tầng 2 và tầng kỹ thuật lô B.
Tầng kỹ thuật tại chung cư Oriental Plaza đúng ra phải bố trí bể bơi và khu kỹ thuật nhưng Công ty Sơn Thuận đã sử dụng làm phòng spa, phòng gym, bi da, phòng làm việc của ban quản lý dự án, phòng sinh hoạt cộng đồng và nhà trẻ.
Tại tầng 3 chung cư Oriental Plaza, cơ quan chức năng phát hiện Công ty Sơn Thuận bố trí thêm 7 căn hộ. Tầng 6, 8, 10, 12, 14, 16, 18, 20 và 22, mỗi tầng bố trí thêm 4 căn hộ so với quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án.
Về tiền sử dụng đất, theo Sở TN&MT, trước đây nghĩa vụ tài chính về tiền sử dụng đất của khu đất thực hiện dự án Oriental Plaza được xác định theo chỉ tiêu quy hoạch vào năm 2006 và 2007 (chiều cao xây dựng từ 12 – 13 tầng) của Sở Quy hoạch – Kiến trúc và nay đã thay đổi (22 tầng). Thế nhưng chủ đầu tư chưa thực hiện nộp bổ sung tiền sử dụng đất.
Tuy nhiên, trả lời cư dân Oriental Plaza trong văn bản ngày 16/3/2019, Công ty Sơn Thuận đã “đổ lỗi” cho Sở TN&MT rằng đơn vị này đã chọn được đơn vị tư vấn để xác định nghĩa vụ tài chính bổ sung nhưng vẫn chưa xúc tiến các công việc tiếp theo cho công ty được đóng tiền.
“Công ty vẫn chưa nhận được lý do chính xác cho việc chậm thủ tục xác định nghĩa vụ tài chính bổ sung và cấp chủ quyền mặc dù đã gửi văn bản và đi làm việc đến cả Sở TN&MT và UBND TP”, văn bản của Công ty Sơn Thuận nêu.
Để làm rõ những nội dung trên, PV VietNamNet đã đến liên hệ với Công ty Sơn Thuận theo địa chỉ đăng ký tại số 250 Nguyễn Thị Minh Khai, P.6, Q.3. Tuy vậy, nhân viên lễ tân toà nhà cho biết công ty này đã chuyển địa điểm đi đâu không rõ từ vài năm nay.
Theo tìm hiểu của PV VietNamNet, trước đây, khu đất hơn 22.000m2 tại số 685 (trước đây là số 10) Âu Cơ P.Tân Thành, Q.Tân Phú được cấp cho Công ty CP Dệt kim Đông Phương sử dụng. Năm 2006, Bộ Tài Chính cho công ty này chuyển mục đích 17.136m2 (chưa trừ lộ giới) để lập dự án đầu tư xây dựng khu thương mại dịch vụ và chung cư cao tầng theo quy hoạch. Ngày 27/5/2008, Sở TN&MT đăng ký biến động đổi tên người sử dụng đất thành Công ty TNHH BĐS Đông Phương Phát do nhận góp vốn mà hình thành pháp nhân mới với diện tích đất góp vốn là 15.801,1m2. Phần diện tích 1.332,9m2 phạm vi lộ giới giao UBND quận Tân Phú và các cơ quan liên quan quản lý, còn 5.000m2 phải chuyển giao cho UBND TP. Khu đất xây dựng dự án Oriental Plaza trước đây nằm trong phạm vi điều tra của vụ án liên quan đến ông Lê Thành Công (Cựu Giám đốc Công ty CP Dệt kim Đông Phương) khi góp vốn quyền sử dụng đất vào Công ty Sơn Thuận, tên cũ là Công ty TNHH BĐS Đông Phương Phát. Nhóm cổ đông của công ty hiện nay đã nhận chuyển nhượng lại dự án qua nhiều nhóm cổ đông khác. |
Đoàn thanh tra tỉnh Bình Dương phát hiện dấu hiệu vi phạm trong quá trình triển khai dự án Khu đô thị Tân Phú, tuy nhiên do các vi phạm này vượt quá thẩm quyền nên chuyển hồ sơ sang cơ quan cảnh sát điều tra.
" alt=""/>Xây 'lụi' 43 căn hộ ở Oriental Plaza: Sở Xây dựng ưu ái chủ đầu tư?Đến năm 2005, tỉnh Bình Dương chấp thuận chủ trương cho Công ty SX và XNK Bình Dương, nay là Tổng Công ty SX-XNK Bình Dương TNHH MTV (PROTRADE), đầu tư dự án trong khu liên hợp. Để thực hiện chủ trương của tỉnh, PROTRADE đã tiến hành đền bù mặt bằng đất đai và công trình tạo lực cho Ban quản lý Khu liên hợp với số tiền 414 tỷ đồng cho 567ha đất.
Sau khi được giao đất trên thực địa, PROTRADE đã liên doanh với đối tác triển khai các dự án thành phần, trong đó có dự án Khu đô thị TM– DV Tân Phú (phường Hoà Phú, TP. Thủ Dầu Một) với quy mô 43ha.
Năm 2010, PROTRADE và Công ty CP BĐS Âu Lạc đã thành lập liên doanh là Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Tân Phú để triển khai dự án 43ha nói trên. Theo hợp đồng, hai bên thống nhất trả tiền đền bù, giải phóng mặt bằng của khu đất cho PROTRADE với đơn giá 570.000 đồng/m2.
Tỉnh uỷ Bình Dương sau đó có công văn số 1830/CV/TU ngày 17/8/2010 đồng ý cho PROTRADE góp 30% vốn điều lệ (tương ứng 60 tỷ đồng) vào liên doanh, 70% còn lại do Công ty CP BĐS Âu Lạc góp, tương ứng 140 tỷ đồng. Đến năm 2012, PROTRADE được UBND tỉnh Bình Dương giao đất có thu tiền sử dụng 43ha đất để sử dụng vào mục đích đất thương mại, dịch vụ.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Bình Dương, PROTRADE đã nộp tiền sử dụng đất và lệ phí trước bạ nhà đất, được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào ngày 6/2/2013. Về nguồn gốc đất, Sở TN&MT khẳng định, dự án Khu đô thị TM – DV Tân Phú có nguồn gốc do PROTRADE đền bù mặt bằng và đầu tư công trình tạo lực cho Ban quản lý Khu liên hợp tại công văn số 4424/STNMT-CCQLĐĐ ngày 35/9/2018.
Trong văn bản giải trình về nguồn gốc đất, đại diện PROTRADE cho rằng, việc đền bù giải phóng mặt bằng dự án 43ha được công ty hoàn tất từ năm 2004, Ban quản lý Khu liên hợp cũng đã bàn giao thực địa và cắm mốc theo biên bản ngày 1/6/2006. Nguồn gốc tiền đền bù đất được hình thành từ vốn vay, không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước.
Dự án đang bị thanh tra
Trên thực tế, dự án Khu đô thị TM – DV Tân Phú về cơ bản đã hoàn tất các thủ tục đầu tư, thế nhưng vì nhiều nguyên nhân, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Tân Phú (Công ty Tân Phú) vẫn chưa triển khai theo tiến độ.
Đến tháng 3/2017, do có nhu cầu tập trung nguồn vốn cho việc đầu tư các dự án lớn như Khu công nghiệp – Dịch vụ - Đô thị Riverside Bình Dương, Cảng sông ICD An Tây, cụm công nghiệp An Điền… PROTRADE có văn bản gửi Thường trực Tỉnh uỷ Bình Dương xin thoái 30% vốn góp tại Công ty Tân Phú.
![]() |
Dự án Khu đô thị TM – DV Tân Phú đang được thanh tra |
Trong văn bản này, PROTRADE kiến nghị cho công ty chuyển nhượng phần vốn góp 30% tại liên doanh Công ty Tân Phú cho Công ty CP BĐS Âu Lạc theo phương thức thoả thuận dựa trên cơ sở thẩm định của các đơn vị thẩm định giá có chức năng.
Sau cuộc họp giao ban định kỳ ngày 17/4/2017, Tỉnh uỷ Bình Dương có thông báo đồng ý chủ trương cho PROTRADE được chuyển nhượng 30% vốn góp tại Công ty Tân Phú cho Công ty CP BĐS Âu Lạc.
Đồng thời, yêu cầu PROTRADE phải thuê đơn vị tư vấn độc lập, thẩm định giá trị tăng thêm của phần vốn góp 30% (tương ứng 60 tỷ đồng) làm cơ sở đàm phán ký hợp đồng chuyển nhượng và chịu trách nhiệm ký kết hợp đồng, thu tiền theo quy định.
Theo ông Bùi Minh Thạnh - Chánh Văn phòng Tỉnh uỷ Bình Dương, qua những lần lãnh đạo PROTRADE báo cáo trực tiếp Thường trực Tỉnh uỷ và văn bản xin điều chỉnh chi tiết phương án sử dụng đất có thể hiện việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà không phải bằng tiền mặt.
Để thống nhất chủ trương, Thường trực Tỉnh uỷ đã có thông báo số 512-TB/TU ngày 10/10/2018 quyết định chủ trương đã cho PROTRADE chuyển nhượng 30% vốn. Chánh Văn phòng Tỉnh uỷ Bình Dương khẳng định, chủ trương của Tỉnh uỷ tại dự án này là chỉ cho phép PROTRADE góp vốn bằng tiền để thành lập liên doanh Công ty Tân Phú, không phải góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
Ông Bùi Minh Thạnh cho biết thêm, hiện UBND tỉnh Bình Dương đã có quyết định thành lập đoàn thanh tra dự án Khu đô thị TM – DV Tân Phú. Sau khi có kết luận thanh tra, Văn phòng Tỉnh uỷ sẽ tham mưu cho Thường trực Tỉnh uỷ xem xét, có ý kiến tiếp theo.
Phương Anh Linh
Nằm trong vùng quy hoạch mở rộng Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, 17 năm qua 31 hộ dân ở xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) vẫn đang phải mỏi mòn chờ đợi được chuyển đến nơi tái định cư.
" alt=""/>Vụ 'thâu tóm' dự án khu đô thị 43ha tại Bình Dương diễn ra thế nào?Khi thương mại điện tử được đẩy mạnh, các cơ quan quản lý như thuế, quản lý thị trường cũng phải đẩy mạnh việc kiểm tra, giám sát các hoạt động thương mại điện tử nhằm kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm để tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh trên mạng.
Trong Kế hoạch phát triển thương mại điện tử năm 2021, Hà Nội đặt mục tiêu sẽ có khoảng 45% dân số tham gia mua sắm trực tuyến và doanh số thương mại điện tử B2C (giao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng) chiếm 8%, so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn.
Thành phố cũng đặt mục tiêu đưa tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử lên mức 40% và 60% các giao dịch mua hàng trên website/ứng dụng có hóa đơn điện tử. 70% website thương mại điện tử tích hợp chức năng đặt hàng trực tuyến; 40% doanh nghiệp vừa và nhỏ tiến hành hoạt động kinh doanh trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, bao gồm mạng xã hội có chức năng sàn giao dịch thương mại điện tử. Trong đó, 30% doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại điện tử trên ứng dụng di động.
85% các đơn vị cung cấp dịch vụ thiết yếu như điện, nước, viễn thông và truyền thông trên địa bàn sẽ triển khai hợp đồng điện tử với người tiêu dùng. Toàn bộ chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng nông sản thực phẩm an toàn của thành phố sẽ tham gia Hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QR code truy xuất nguồn gốc.
Để có thể hỗ trợ đưa các mặt hàng lên sàn thương mại điện tử, thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục vận hành website “Bản đồ mua sắm thành phố Hà Nội” tại địa chỉ bandomuasam.hanoi.gov.vn, cung cấp giải pháp tìm kiếm trực tuyến các địa điểm mua sắm, tiêu dùng, máy bán hàng tự động.
" alt=""/>Hà Nội đẩy mạnh dịch vụ thanh toán không tiền mặt