Quy định cũng cho phép sử dụng dịch vụ của các nhà cung cấp khác nhau, nhưng hiện nay mới xây dựng chức năng ký số sử dụng chữ ký số của Viettel.
Bộ Y tế cũng bổ sung chức năng hiển thị “Hộ chiếu vắc xin” trên ứng dụng PC-Covid trên cơ sở kết nối dữ liệu với Hệ thống cấp chứng nhận “Hộ chiếu vắc xin” của Bộ Y tế.
Theo biểu mẫu được Bộ Y tế ban hành tháng 12/2021, Hộ chiếu vắc xin với 11 trường thông tin được mã hóa, được ký số và đóng gói dưới dạng mã QR định dạng 2D.
Quy trình cấp “Hộ chiếu vắc xin” gồm 3 bước. Trong đó, ở bước đầu tiên, các cơ sở tiêm chủng rà soát, xác minh, xác thực thông tin người dân tiêm chủng vắc xin Covid-19 (theo hướng dẫn tại công văn của Bộ Y tế ngày 21/10/2021 về quy trình xác minh thông tin và tiêm chủng vắc xin Covid, cùng văn bản ngày 5/11/2021 về việc hướng dẫn Quy trình xác thực thông tin người dân trên Nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19).
Ở bước 2, các cơ sở tiêm chủng thực hiện ký số dữ liệu tiêm chủng vắc xin Covid-19 trên Nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19. Nền tảng này kết nối, chia sẻ dữ liệu tiêm chủng với Hệ thống quản lý cấp chứng nhận tiêm chủng vắc xin Covid-19 đáp ứng theo các quy định về kết nối dữ liệu y tế do Bộ Y tế ban hành.
Dữ liệu tiêm chủng vắc xin Covid-19 trên Nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19 cần đáp ứng quy định tại Quyết định 5772 của Bộ Y tế về chuẩn hóa dữ liệu tiêm chủng vắc xin Covid-19 (Mục 3) và Danh mục bảng mã quốc tế (Mục 4).
Ký số là bước quan trọng trong quy trình cấp và sử dụng Hộ chiếu vắc xin tại Việt Nam. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, Cục Y tế dự phòng thuộc Bộ Y tế thực hiện ký số giấy xác nhận tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 tập trung. Chứng nhận được cấp sử dụng định dạng mã QR theo tiêu chuẩn của EU quy định.
Duy Vũ
Theo biểu mẫu mới được Bộ Y tế ban hành, “Hộ chiếu vắc xin” của Việt Nam sẽ hiển thị 11 trường thông tin. Các thông tin này sẽ được ký số, mã hóa và được đóng gói dưới dạng mã QR định dạng 2D.
" alt=""/>Tại sao lại chậm cấp Hộ chiếu vắc xin cho người dân?Trong mô hình này, người bán có thể bán sản phẩm tới tận tay người tiêu dùng mà không cần đầu tư hàng hóa lưu kho hay lo lắng đến các khâu quản lý vận hành phức tạp.
Hệ sinh thái công nghệ của startup này bao gồm 3 sản phẩm chính là ShopBase (nền tảng eCommerce), PrintBase (biến ý tưởng thiết kế thành sản phẩm in ấn) và PlusBase (hỗ trợ nhà bán hàng trực tuyến) nhằm phục vụ những người có nhu cầu kinh doanh trong mảng dropshipping và print-on-demand.
Tất cả sản phẩm đều đi kèm các công cụ tự động hóa giúp người bán quản lý đơn hàng, marketing, vận chuyển, thanh toán và mọi công đoạn cần có.
![]() |
Đội ngũ kỹ sư phát triển sản phẩm của OpenCommerce. |
Sản phẩm của OCG khác biệt với các nền tảng TMĐT khác nhờ 3 yếu tố là công cụ tạo cửa hàng trực tuyến, kho thuộc tính sản phẩm đa dạng và khung giá phải chăng phù hợp với nhiều nhu cầu.
Thêm vào đó, nền tảng này còn cung cấp bộ công cụ tối ưu hóa giúp người bán thúc đẩy doanh số bán hàng và nâng tỷ lệ sinh lời. Chẳng hạn như công cụ chiết khấu theo số lượng, bán kèm và bán chéo thông minh, tính năng gợi ý mua hàng theo từng cá nhân.
Sau hơn 2 năm kể từ khi ra mắt, nền tảng đã giúp hơn 86.700 người đến từ 195 quốc gia kinh doanh thương mại điện tử trên phạm vi toàn cầu, với tổng giá trị lượng hàng hóa giao dịch đạt 670 triệu USD.
![]() |
Hai nhà đầu sáng lập của OpenCommerce Group - startup vừa huy động thành công 7 triệu USD. |
Theo Quân Trương - Đồng sáng lập & Giám đốc điều hành OCG, công ty khởi nghiệp này sẽ sử dụng nguồn vốn huy động được vào việc cải tiến sản phẩm và mở rộng phân khúc khách hàng, từ đó mở ra cơ hội kinh doanh cho đa dạng tập người bán.
Ngoài Châu Âu và Hoa Kỳ, startup Việt này cho biết sẽ tập trung chiếm lĩnh thị phần tại Trung Quốc, cũng như mở rộng sang các nước Đông Nam Á trong năm 2022.
Chia sẻ về quyết định bỏ 7 triệu USD vào OCG, đại diện nhóm chủ đầu tư cho biết đây là một trong số ít các công ty tại Việt Nam có khả năng tạo ra sản phẩm cạnh tranh được với các đối thủ lớn ở tầm quốc tế trong lĩnh vực thương mại điện tử xuyên biên giới. Đó cũng là xu hướng phát triển tiếp theo của thị trường thương mại điện tử.
Trọng Đạt
Tap to Phone là công nghệ biến những chiếc điện thoại di động trở thành thiết bị chấp nhận thanh toán thẻ.
" alt=""/>Startup Việt và ý tưởng kinh doanh triệu USD từ kỳ lân công nghệ