Đối với đào tạo thạc sĩ, tổng chỉ tiêu đặt ra là 59.518, nhưng số lượng học viên trúng tuyển chỉ ở mức 69,81% so với chỉ tiêu.
Còn với đào tạo hệ chính quy cũng không tuyển đủ chỉ tiêu đã đặt ra khi tỷ lệ tuyển được chiếm 89,84%. Có gần 25% trường có tỉ lệ nhập học thấp, dưới 50% tổng chỉ tiêu.
Cũng theo thống kê từ Bộ GD-ĐT, các hình thức đào tạo khác đều không tuyển đủ chỉ tiêu đã đặt ra. Cụ thể, hình thức đào tạo đại học từ xa cũng chỉ tuyển được 44,7% chỉ tiêu; đại học vừa làm vừa học với 39,52%; đại học văn bằng 2 chính quy với 51,99%; đại học chính quy (liên thông) với 57,15%,…
Riêng chỉ có hình thức đào tạo đại học vừa làm vừa học (liên thông) tuyển vượt chỉ tiêu đã đề ra, hoàn thành ở mức 107,15%.
Dưới đây là kết quả tuyển sinh các trình độ, hình thức đào tạo năm 2020 - 2021:
Kết quả tuyển sinh các trình độ, hình thức đào tạo 2020 - 2021 (Nguồn: Bộ GD-ĐT)
Ngoài ra, theo thống kê của Bộ GD-ĐT về việc mở ngành đào tạo các trình độ, trong năm 2020 và 2021, các trường đại học đã tự chủ mở tổng cộng 413 ngành từ bậc đại học tới tiến sĩ; Bộ GD-ĐT duyệt 148 ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe, đào tạo giáo viên, quốc phòng, an ninh.
Cụ thể, ở bậc tiến sĩ, các trường đại học đã tự chủ mở 8 ngành; Bộ GD-ĐT duyệt mở 18 ngành.
Ở bậc thạc sĩ, các trường đại học đã tự chủ mở 37 ngành; Bộ GD-ĐT duyệt mở 33 ngành.
Đối với bậc đại học, các trường đại học đã tự chủ mở 368 ngành; Bộ GD-ĐT duyệt mở 97 ngành.
Dưới đây là thống kê mở ngành đào tạo các trình độ năm 2020, 2021.
Thống kê mở ngành đào tạo các trình độ năm 2020, 2021.
Thúy Nga
Hai nhà khoa học tên tuổi bày tỏ lo ngại về chuẩn tiến sĩ mới do Bộ GD-ĐT công bố có thể ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục đại học và sau đại học của Việt Nam trong tương lai.
" alt=""/>Không tuyển sinh đủ trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩNhập nhằng thu hồi đất
Phản ánh tới báo VietNamNet, bà Lê Thị Thanh Hằng, địa chỉ tại số 163 Xã Đàn, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội (số cũ 71, ngách 195, ngõ Xã Đàn 2) cho biết, tháng 6/2009, vợ chồng bà Hằng nhận chuyển nhượng từ vợ chồng ông Đỗ Đức Sơn, bà Nguyễn Thị Mền 48,6m2 nhà, đất tại số 71, ngách 195, ngõ Xã Đàn 2, phường Nam Đồng. Thủ tục chuyển nhượng được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và “sổ đỏ” được sang tên đổi chủ tại Văn phòng đăng ký đất đai TP Hà Nội. Sau khi bán nhà, đất, gia đình ông Sơn đã chuyển hộ khẩu về sinh sống tại khu đô thị Định Công.
Được sang tên đổi chủ từ năm 2009 nhưng đến năm 2011, UBND Quận Đống Đa lại ban hành quyết định thu hồi cho chủ cũ. |
Tháng 12/2011, quận Đống Đa thực hiện dự án cống hóa mương và xây dựng tuyến đường từ cống Chẹm đến sông Lừ, theo thiết kế dự án sẽ lấy vào đất của gia đình bà Hằng 19,7m2. Tuy nhiên, khi UBND quận Đống Đa lập hồ sơ GPMB, ra quyết định thu hồi đất, phương án bồi thường, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, thông báo hợp khối… đối với nhà, đất tại số 71, ngách 195, ngõ Xã Đàn 2, phường Nam Đồng thì lại lấy tên hộ ông Đỗ Đức Sơn (người đã bán đất cho bà Hằng – PV) chứ không phải hộ bà Lê Thị Thanh Hằng.
Tháng 10/2012, tức là gần 1 năm sau, gia đình bà Lê Thị Thanh Hằng nhận được quyết định thu hồi 19,7m2 đất tại số 71, ngách 195 ngõ Xã Đàn 2, phường Nam Đồng do Phó Chủ tịch UBND quận Đống Đa Trần Việt Trung ký ngày 1-12-2011. Kèm theo đó là quyết định phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất cũng do ông Trần Việt Trung ký ngày 2-12-2011; phương án bồi thường do Hội đồng bồi thường hỗ trợ tái định cư quận Đống Đa lập ngày 28-10-2011 (với số tiền đền bù hơn 491 triệu đồng) và thông báo về việc hợp khối phần diện tích còn lại do Phó Văn phòng UBND quận Đống Đa Đỗ Thị Hoa ký ngày 2-12-2011nhưng lại đứng tên ông Đỗ Đức Sơn. Sự “nhập nhằng” còn thể hiện ở chỗ, thửa đất thuộc địa bàn hành chính phường Nam Đồng, nhưng trong thông báo hợp khối lại yêu cầu gia đình "liên hệ với UBND phường Phương Liên làm thủ tục"…!?
Tại công văn số 199/CV-HĐ, ngày 5-3-2013 Ban bồi thường GPMB quận Đống Đa trả lời báo chí về đơn tố cáo của bà Lê Thị Thanh Hằng. Theo đó, UBND quận Đống Đa triển khai thu hồi đất khá bài bản. Tổ công tác GPMB đã phát tờ kê khai cho các hộ dân ở phường Nam Đồng, trong danh sách nhận bản tự kê khai tại số 71 ngách 195 ngõ Xã Đàn 2, tên ông Sơn là chủ sử dụng đất… Và ở đây không có sự giả mạo hay làm sai lệch hồ sơ như nội dung bà Hằng tố cáo mà chỉ là do sơ suất trong lỗi đánh máy nên đã có sai sót ghi thừa câu: “và chủ sử dụng đất”, và nhầm phường Nam Đồng sang phường Phương Liên. Về vấn đề này, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quận Đống Đa xin rút kinh nghiệm?!
Còn nhiều điều khó hiểu
Liên quan đến vấn đề này, thực hiện chỉ đạo của UBND TP ngày 19/12/2014, UBND quận Đống Đa đã có văn bản trả lời. Văn bản do ông Nguyễn Song Hào – Chủ tịch UBND quận Đống Đa ký trả nội dung tố cáo ông Vũ Hồng Minh – Phó chủ tịch UBND phường Nam Đồng và một số cán bộ quận Đống Đa làm giải hồ sơ nêu: “Ngày 4/8/2009, ông Lê Ngọc Hùng (em trai bà Lê Thị Thanh Hằng theo danh sách ký nhận đánh số, gắn biển số nhà phố Xã Đàn phường Nam Đồng) xuất trình giấy chứng nhận QSDNƠ & QSDĐƠ tại địa chỉ 71 ngách 195 Xã Đàn 2 mang tên ông Đỗ Đức Sơn đã được chuyển nhượng nhà, đất cho ông Nguyễn Văn Bảo và vợ là Lê Thị Thanh Hằng ra UBND phường để thay tên chủ hộ ông Đỗ Đức Sơn sang tên Lê Thị Thanh Hằng. Bà Nguyễn Thị Thu Hương cán bộ địa chính của UBND phường đã tự ý sửa tên Lê Thị Thanh Hằng thay tên Đỗ Đức Sơn tại giấy chứng nhận biển số nhà nhưng không vào sổ theo dõi địa chính và không báo cáo việc thay đổi chủ sử dụng đất, không lưu giữa giấy chứng nhận QSDNƠ & QSDĐƠ của bà Lê Thị Thanh Hằng.
(…) Trong thời gian tham gia tổ công tác GPMB, bà Hương vẫn không có báo cáo việc đã sửa tên bà Lê Thị Thanh Hằng chủ sử dụng đất trong giấy chứng nhận biển số nhà tại 163 Xã Đàn cho hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quận Đống Đa. Việc làm này của bà Hương đã dẫn đến hồ sơ đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng 163 Xã Đàn không mang tên bà Lê Thị Thanh Hằng mà vẫn mang tên ông Đỗ Đức Sơn”.
Tuy nhiên, theo kết quả giám định của Tổng Cục cảnh sát Viện khoa học hình sự (ngày 29/5/2015) khẳng định: “Tại vị trí viết các chữ “Lê Thị Thanh Hằng” (trừ chữ “L” trong chữ “Lê” là chữ đã bị tô lại) dưới mục “Chứng nhận ngôi nhà (căn hộ) hiện tại hộ gia đình hoặc cơ quan, tổ chức:” trên tài liệu cần giám định ký hiệu A không bị tẩy xóa, sửa chữa”.
Theo đó bà Hằng cho rằng, việc “tự ý sửa tên Lê Thị Thanh Hằng thay tên Đỗ Đức Sơn” theo khẳng định trong văn bản trả lời của UBND quận Đống Đa cần được xem xét lại. Trong đơn khiếu nại và tố cáo gửi các cơ quan chức năng, bà Hằng đề nghị TP Hà Nội chỉ đạo, giám sát UBND quận Đống Đa sớm ban hành kết luận theo đúng trình tự, quy định pháp luật, đồng thời xử lý nghiêm minh những cán bộ liên quan.
VietNamNet sẽ tiếp tục thông tin đến độc giả về vấn đề này.
Hồng Khanh
Rùng mình những căn hộ “hứng nước thải” ở Hà Nội" alt=""/>Quận Đống Đa: Lình xình tại dự án cống mương hóaTrong một cơn mưa lớn ở thành phố Huancayo, Peru, Daniela Segura Morales đã lấy thân mình che cho một chú chó đi lạc. Hình ảnh này được lan truyền sau khi một người qua đường vô tình nhìn thấy, chụp lại và chia sẻ trên Facebook.
Bức ảnh cho thấy Daniela đang cúi người ôm chú chó vào lòng, sau đó lấy áo khoác che cho con vật đáng thương để tránh cơn mưa như trút nước.
![]() |
Bức ảnh được đăng tải trên Facebook và lan truyền nhanh chóng |
Bức hình nhận được hơn 200.000 lượt xem và hàng ngàn lượt chia sẻ, bình luận – những người hết lời ca ngợi cử chỉ hiếm có này.
Tác giả bức ảnh chú thích: “Vẫn còn có những người quan tâm tới những con vật. Điều đó khiến tôi cảm thấy cực kỳ hạnh phúc. Hãy nhìn việc cô bé lấy áo khoác che cho con chó nhỏ mà không quan tâm ai nghĩ gì, nói gì. Nếu tất cả chúng ta đều làm được như thế này, tôi tin rằng đất nước này sẽ khác”.
Các bạn học cùng lớp cũng nhận ra Daniela trong bức ảnh. Thậm chí, chính cô bé còn trả lời một bình luận về bức ảnh: “Tôi không biết phải nói gì”.
Tình trạng chó mèo hoang đi lang thang trên những con phố rất phổ biến ở Peru. Chính quyền nước này cũng đang bị “choáng ngợp” bởi một số lượng lớn những động vật bị bỏ rơi.