![]() |
Bác sĩ chuyên khoa 2 Da liễu Trần Thị Hoài Hương |
Thắc mắc 1: Tại sao đã qua tuổi dậy thì rồi mà da vẫn bị mụn? Mụn tuổi trưởng thành khác mụn tuổi dậy thì như thế nào?
Mụn ở người trưởng thành có 2 dạng:
- Mụn trứng cá khởi phát muộn, thường xảy ra sau 25 tuổi, trước đó chưa hề bị mụn.
- Mụn trứng cá dai dẳng, là mụn từ tuổi dậy thì còn kéo dài đến trưởng thành.
Nếu ở tuổi dậy thì, sự thay đổi lượng hoocmon tiết ra làm tăng hoạt động của tuyến bã nhờn, khiến da dễ bị mụn thì bước vào tuổi trưởng thành, danh sách nguyên nhân gây mụn nhiều hơn:
- Nguyên nhân tại chỗ: vệ sinh da mặt không đúng cách, chà xát, nặn bóp, lạm dụng mỹ phẩm…làm tổn thương da.
- Yếu tố stress: căng thẳng, thức đêm, áp lực từ công việc và gia đình… có thể gây nên bệnh hoặc làm tình trạng mụn nặng hơn.
- Yếu tố nội tiết:trước kỳ kinh, thai kỳ, thuốc ngừa thai, mãn kinh…
- Thuốc: một số thuốc làm tăng trứng cá như corticoid, lithium, thuốc chống động kinh….
- Yếu tố gia đình:di truyền…
Ngoài ra, vị trí, tình trạng, khả năng phục hồi… của mụn tuổi trưởng thành cũng có nhiều điểm khác biệt so với mụn tuổi dậy thì. Sự khác nhau này có thể được tóm tắt ngắn gọn trong bảng dưới đây:
![]() |
Ở tuổi trưởng thành, da bắt đầu bước vào thời kỳ lão hóa với nhiều biểu hiện như hoạt động của tuyến bã nhờn giảm sút, cấu trúc collagen và sợi elastin kém vững chắc, tuần hoàn máu của da kém hơn. Vì thế, sự tái tạo các tế bào mới diễn ra chậm hơn, các vết mụn thường kéo dài dai dẳng, sẹo mụn và vết thâm rất khó phục hồi, lão hóa, làn da trở nên kém mịn màng, tươi tắn.
Yêu cầu: Để sử dụng Handoff, bạn cần có hai thiết bị iOS mới chạy hệ điều hành phiên bản mới, và chúng phải đăng nhập iCloud bằng cùng tài khoản Apple ID. Ngoài ra, thiết bị này phải nằm gần thiết bị kia, và được kết nối cùng một mạng. Dĩ nhiên, bạn cũng cần bật tính năng Handoff bằng cách vào Settings (Cài đặt) > General (Cài đặt chung) > Handoff, sau đó chuyển công tắc tại mục Handoff sang vị trí On (Bật).
Cách Handoff trang web Safari từ iPhone sang iPad và ngược lại
Để thực hiện bài hướng dẫn này, chúng tôi giả sử bạn đang mở một trang web trên iPhone và muốn chuyển nó sang iPad.
1. Đầu tiên, bạn mở trang web bạn muốn chuyển sang thiết bị khác trên iPhone (hoặc iPad) và để nó ở đó.
![]() |
2. Tiếp theo, bạn nhấc iPad (hoặc iPhone) lên, mở khóa, và truy cập vào màn hình chính. Sau đó, bạn đợi trong giây lát cho biểu tượng của Safari xuất hiện ở phía dưới góc phải của màn hình, trên thanh Dock.
![]() |
3. Safari sẽ khởi chạy trên iPad (hoặc iPhone) cùng với trang web bạn đang mở trên iPhone (hoặc thiết bị iOS khác) ở trên.
4. Bây giờ, bạn có thể dễ dàng xem nội dung trang web trên màn hình lớn hơn của iPad (hoặc thiết bị iOS khác).
![]() |
Bên cạnh chuyển trang web từ thiết bị iOS sang iOS, bạn cũng có thể áp dụng hướng dẫn trên vào việc chuyển nội dung trang web từ iOS sang macOS, miễn là bạn đã bật tính năng Handoff trên máy Mac, và nó sử dụng chung tài khoản Apple ID với thiết bị iOS.
Một cách khác để chuyển phiên làm việc từ thiết bị iOS này sang thiết bị iOS khác (hoặc máy Mac) là sử dụng tính năng Universal Clipboard. Đây là tính năng cho phép bạn sao chép thứ gì đó trên thiết bị này và dán nó sang thiết bị khác. Universal Clipboard về cơ bản là một tính năng khác của Handoff/Continuity.
Nếu cách trên không hiệu quả với bạn, nguyên nhân có thể do thiết bị bạn đang sử dụng không đáp ứng các yêu cầu chúng tôi đã đề cập ở đầu bài viết. Thêm vào đó, bạn cần chắc chắn mình đã bật Handoff trong Settings (Cài đặt) > General (Cài đặt chung) > Handoff.
Ngoài ra, bạn cũng cần chắc chắn mình đã đăng nhập iCloud bằng cùng một tài khoản Apple ID trên tất cả các thiết bị. Về phiên bản thiết bị và hệ điều hành, hầu hết các mẫu iPhone và iPad mới đều có tính năng Handoff vì nó được giới thiệu lần đầu tiên trên iOS 8.1. Chính vì vậy, nếu bạn đang sở hữu mẫu iPhone hoặc iPad mới bất kỳ chạy iOS 12 hoặc mới hơn, bạn đều có thể tìm thấy tính năng Handoff và Continuity.
Ca Tiếu (theo OSX Daily)
Mấu chốt nằm ở chỗ iPhone càng làm ít việc, nó sẽ sạc càng nhanh. Sau đây là bốn mẹo đơn giản để sạc iPhone nhanh hơn bao giờ hết.
" alt=""/>Cách chuyển nội dung trang web từ iPhone sang iPad và ngược lạiTrong năm 2019, Finhay đã đạt giải nhì với phần thưởng 3.000 USD tại cuộc thi Fintech Summit 2019. Cùng năm, Finhay được công bố nằm trong danh sách 100 công ty Fintech hàng đầu thế giới bởi công ty kiểm toán KPMG và quỹ đầu tư mạo hiểm H2 Ventures (Úc).
Startup này cũng được chọn là 1 trong 60 doanh nghiệp có cống hiến tiêu biểu cho ngành Khoa học – Công nghệ.
Hàn Ngọc Tuấn Linh: CEO VSV Capital
Hàn Ngọc Tuấn Linh là đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Vietnam Silicon Valley Capital (VSV Capital).
Được khởi xướng từ năm 2013, Vietnam Silicon Valley (VSV) là Đề án Thương mại hóa công nghệ theo mô hình Thung lũng Silicon của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Với tài sản trị giá 7 triệu USD, VSV Capital thường hướng đến việc đầu tư giai đoạn đầu vào các startup, chủ yếu là tại Việt Nam. Đến nay, Quỹ đã thực hiện hơn 70 khoản đầu tư mạo hiểm.
![]() |
Hàn Ngọc Tuấn Linh - CEO VSV Capital. |
Đây là đơn vị đi đầu trong việc triển khai mô hình Tổ chức thúc đẩy kinh doanh VSVA (VSV Accelerator) đầu tư vốn mồi cho hơn 40 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (hay còn được biết đến là các start-up), tổ chức kết nối và đào tạo cho hơn 300 nhà đầu tư, cố vấn và sáng lập viên.
Từ năm 2017, công ty Cổ phần Vietnam Silicon Valley Accelerator đã tham gia chủ trì 2 nhiệm vụ thuộc Đề án 844. Đây đều là các nhiệm vụ hướng đến việc hỗ trợ hoạt động của các tổ chức, đào tạo nâng cao về khởi nghiệp và năng lực cá nhân, quản lý, vận hành.
Những năm tiếp theo, VSV tiếp tục liên danh phối hợp với nhiều tổ chức chính trị - xã hội để thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, truyền thông. Thông qua những hoạt động trên, VSV Accelerator ngày càng khẳng định năng lực của mình trong việc phát triển các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp một cách chất lượng và bền vững, đóng góp cho sự phát triển chung của toàn hệ sinh thái.
Nguyễn Thị Ngọc Huyền: CEO Medlink Asia
Medlink Asia là start-up chuyên cung cấp giải pháp sử dụng CNTT nhằm kết nối các đầu mối trong ngành dược như nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà thuốc và cả người tiêu dùng. Đơn vị này cũng đóng vai trò trong việc số hóa dữ liệu từ tất cả các đầu mối trong hệ sinh thái.
![]() |
Nguyễn Thị Ngọc Huyền - CEO Medlink Asia. |
Medlink hiện đang sở hữu khoảng 1.000 đối tác là các nhà thuốc ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Sản phẩm của đơn vị này cũng được một số công ty thuốc lớn như Sao Thái Dương, Công ty cổ phần dược Trung ương 3, Medical VN... sử dụng.
Medlink cũng đã giành giải ba ở cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo trong khuôn khổ Đề án 844 - Techfest 2018.
Cũng trong thời gian đó, Medlink nhận giải thưởng 25.000 USD với vai trò là quán quân cuộc thi Vietchallenge 2019. Đây là cuộc thi thường niên dành cho người Việt toàn cầu với vòng chung kết được tổ chức tại đại học Harvard và MIT (Hoa Kỳ).
Phạm Khánh Linh: Nhà sáng lập Logivan
Logivan được biết đến như một nền tảng Uber dành cho xe tải. Cựu sinh viên Cambridge Phạm Khánh Linh đã thành lập start-up này vào năm 2017 nhằm hướng tới thị trường dịch vụ xe tải trị giá 25 tỉ USD tại Việt Nam.
Với hệ thống hơn 44.000 tài xế, Logivan cung cấp dịch vụ cho 30.000 cá nhân và 300 doanh nghiệp, bao gồm những tên tuổi như Wilmar, Nestle và Crown.
![]() |
Phạm Khánh Linh - Nhà sáng lập Logivan. |
Giải pháp của Logivan giúp cung cấp nền tảng để vận chuyển hàng hoá khối lượng lớn liên tỉnh Bắc - Nam bằng một mạng lưới đối tác vận tải cùng với các chủ hàng vừa và nhỏ. Thông tin về đơn hàng và hành trình sẽ được hiển thị trên ứng dụng di động. Điều này giúp giảm tỷ lệ xe trở về bị trống và thúc đẩy doanh thu cho các tài xế.
Năm 2018, công ty này đã chiến thắng giải thưởng Startup tốt nhất tại Hội nghị công nghệ châu Á RISE ở Hồng Kông và giải Doanh nhân toàn cầu của năm tại Pitch@Palace London.
Phạm Khánh Linh cũng là người dẫn dắt Logivan vượt qua ba vòng gọi vốn với tổng giá trị kêu gọi được là 7,9 triệu USD. Trong đó, có dòng tiền đến từ những nhà đầu tư tầm cỡ như Insignia Venture Partners, David Su của Matrix Partners China và Vinacapital Ventures.
Trọng Đạt
" alt=""/>Nhiều doanh nhân công nghệ Việt lọt top 30 Under 30 Forbes châu Á