Từ phiên bản tiếp theo của hệ điều hành Android đến các dự án, thử nghiệm lớn hơn được giới thiệu trên sân khấu sự kiện I/O, Google càng cho chúng ta thấy một sự thật rằng xã hội hiện đại khó có thể sống mà không có họ. Đồng sáng lập Axios, ông Jim VandeHei đã diễn tả trong một bài viết của mình rằng: "Chúng ta ám ảnh với Facebook, nhưng lại phụ thuộc vào Google theo 'cấp số mũ'".
Như ông giải thích trong bài viết:"Chúng tôi viết về Google. Chúng tôi Google để viết về mọi thứ, kể cả Google. Chúng tôi trao đổi mọi thứ trên Gmail, Google Hangouts và với một số người là GChat. Sau đó, chúng tôi đưa các kế hoạch của mình vào Google Calendars".
"Chúng tôi tối ưu hóa website của mình để mọi bài viết xuất hiện trên công cụ tìm kiếm của Google. Để đảm bảo rằng chúng tôi đang làm đúng, chúng tôi sử dụng Google Data Studio, Google BigQuery và Search Console của Google để đo lường hiệu quả tìm kiếm. Chúng tôi hy vọng và chờ đợi những câu chuyện của mình xuất hiện trên Google Newsstand, Google News hoặc trong các gợi ý của Google Chrome. Làm thế nào chúng tôi biết lưu lượng truy cập đến từ đâu? Tất nhiên là Google rồi, bằng Google Analytics 360".
Mọi thứ vẫn chưa dừng lại ở đó, nhưng bạn đã hiểu ý tưởng của Jim VandeHei rồi chứ?
Facebook, với những xúc tu của mình, cũng có tầm ảnh hưởng rất lớn và có thể khiến bạn phải hụt hẫng nếu như công ty biến mất vào ngày mai. Có thể đó là vì Newsfeed trên Facebook và các tài sản khác của công ty như Instagram đã thay đổi nhận thức của chúng ta về tiện ích của công ty so với Google. Phần lớn tầm quan trọng và giá trị của Google không phải là trải nghiệm người dùng, mà là tính hữu ích với người dùng. Không ít nghiên cứu thậm chí còn chỉ ra rằng bỏ Facebook sẽ có lợi cho sức khỏe tinh thần của bạn, nên rõ ràng dù hụt hẫng đến đâu, bạn vẫn có thể sống mà không có Facebook, thậm chí còn sống tốt hơn.
Apple cũng vậy. Sống một cuộc sống mà không có những sản phẩm của Apple không phải là bất khả thi. Đúng, gã khổng lồ xứ Cupertino có những dịch vụ và sản phẩm rất tốt, nhưng trên thị trường cũng không thiếu những tên tuổi đủ khả năng mang lại những thứ khác tương tự, cả về tính năng lẫn thiết kế.
Nhưng Google thì khác. Tầm ảnh hưởng của Google lớn hơn các đối thủ của họ rất nhiều. Biết bao lâu nữa chúng ta mới có được một hệ thống tìm kiếm lớn như Google Search, hay một hệ điều hành cho thiết bị di động đã được "chăm chút" kỹ lưỡng cả chục năm trời và đang có hàng tỷ thiết bị sử dụng? Và Duplex, một sản phẩm trí tuệ nhân tạo có khả năng gọi điện thoại với cách giao tiếp không khác gì con người được giới thiệu tại Google I/O 2018 đã như một lời nhắc nhở cho chúng ta rằng công ty quan trọng đến nhường nào.
Chúng ta rất dễ quên rằng đã có hơn chục công cụ tìm kiếm xuất hiện trên thị trường trước khi Google được thành lập vào năm 1998. Và trong năm nay - khi Google bước sang tuổi 20 - công ty đang thay đổi cách phần lớn của thế giới tương tác với điện thoại của họ bằng bản cập nhật Android P sắp tới. Google I/O đã cho chúng ta thấy mọi thứ, từ những email có thể tự hoàn thiện nội dung đến việc ca sỹ, diễn viên người Mỹ John Legend sẽ là giọng nói mới trong trợ lý ảo Assistant của Google.
"Tôi thậm chí còn không cần đến ông chồng John bằng xương bằng thịt của mình nữa", vợ của John Legend, bà Chrissy Teigen, đã viết trên Twitter.
Và John trả lời lại vợ trong một tweet của anh: "Chà, nhưng Google Assitant không làm được MỌI THỨ đâu".
Hay ít ra thì chưa.
" alt=""/>Google có thể là công ty công nghệ mà thế giới không thể để mấtVới sự hoành hành của nạn lừa đảo trực tuyến, mã độc, tin "lá cải", ngay cả những người trưởng thành cũng sẽ gặp ít nhiều khó khăn để có thể xác định được cái gì là an toàn và cái gì không. Các bậc phụ huynh có thể giáo dục cho con em mình, nhưng những công ty như Google muốn giảm bớt gánh nặng ấy. Với dự án mới của mình, Be Internet Awesome (Trở thành những người dùng Internet tuyệt vời), gã khổng lồ tìm kiếm đã tạo ra một chương trình giúp giới trẻ có thể "đưa ra những quyết định sáng suốt hơn" khi online. Nó bao gồm một trò chơi-mà-học trực tuyến dành cho trẻ em, một chương trình giảng dạy dài 48 trang dành cho các giáo viên và trường học, cùng một loạt các video để các phụ huynh có thể xem cùng với con của họ.
Theo Engadget, "Interland" là một trò chơi giải đố yêu cầu trẻ phải vượt qua bốn màn chơi nhỏ. Tower of Treasure (Tháp kho báu) được thiết kế để giúp trẻ biết cách tạo mật khẩu mạnh, giúp chúng tránh khỏi sự dòm ngó của các hacker. Reality River (Dòng sông thực tế) đưa ra 10 câu hỏi trắc nghiệm giúp xác định ai hay cái gì ở trên mạng Internet có đáng tin cậy hay không. Kind Kingdom (Vương quốc tốt bụng) dạy cho trẻ về "troll" và cách xử sự sao cho đúng mực, còn Mindful Mountain (Núi lưu tâm) nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chỉ nên chia sẻ thông tin cá nhân với những người mình thực sự tin tưởng.
" alt=""/>Google ra mắt game dạy trẻ em biết cách tự bảo vệ mình trên mạng