Hôm nay, tôi muốn lấy dẫn chứng từ chính ba người con của mình - cũng từng là du học sinh về làm việc trong nước và đều phát triển rất thành công. Tôi nghĩ nếu các con còn ở nước ngoài cũng không thể được như hiện tại.
Con trai tôi học trường quốc tế tại Việt Nam. Ngày tốt nghiệp, ngoài phụ huynh, học sinh, còn có các lãnh đạo của 13 tỉnh thành đến dự và tìm ứng viên là sinh viên tốt nghiệp về các tỉnh làm việc, trong đó có tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nơi tôi sinh sống. Tiếc rằng, con trai tôi muốn tiếp tục đi du học thêm nên không về tỉnh công tác. Điều đó chứng minh rằng từ cách đây 20 năm đã không có chuyện cứ phải xin xỏ, luồn cúi mới được đi làm nhà nước.
Khi con tốt nghiệp tại Singapore và trở về nước, tôi hỏi: "Con có cần phải hoàn thiện hồ sơ, lý lịch, giấy tờ gì, bố đi xin cho?". Con ngạc nhiên đáp: "Giấy tờ gì hả bố? Hồ sơ của con ở trên mạng, các nước đều biết, cần gì xin ở đâu". Tôi tròn mắt chẳng hiểu gì vì khi ấy tôi cứ nghĩ muốn đi xin việc đều phải xin địa phương đủ loại giấy tờ, chưa kể những nỗi lo tìm chỗ làm phù hợp.
>> Tôi ở lại châu Âu sau du học vì không cạnh tranh nổi trong nước
Chỉ năm ngày sau khi về nước con vào làm việc cho một công ty của Hàn Quốc tại TP HCM với mức lương khởi điểm tháng 900 USD, sau khi hết thực tập lương tăng lên 1.400 USD một tháng, sau ba năm lên 1.900 USD. Năm 2009, con về tập dần thay tôi điều hành công ty gia đình. Là chủ doanh nghiệp nhưng cũng chẳng bao giờ nịnh nọt ai, thậm chí khi gặp gỡ các cơ quan chức năng, ngân hàng, đối tác, con cũng không quà cáp, nhậu nhẹt gì.
Con gái và con rể tôi cũng vậy, khi học xong cao học ở nước ngoài là các con về nước có việc làm ngay. Con gái tôi thậm chí được mời làm việc khi còn đang trong khóa học, nên về nước là nhận việc làm luôn. Suốt gần 15 năm nay, qua ba bốn doanh nghiệp FDI, các con chưa từng phải thất nghiệp ngày nào, cũng chưa từng xin xỏ, luồn cúi ai. Hiện, hai con đều giữ các vị trí quan trọng của doanh nghiệp mà mình làm. Thu nhập thì khỏi phải bàn vì đáp ứng mọi yêu cầu chi tiêu cho một gia đình trung lưu tại Sài Gòn.
Gia đình tôi chưa bao giờ gặp chuyện như các bạn lo lắng. Đất nước ta hiện nay thay đổi rất nhanh chóng. Hiệu quả công việc rất quan trọng nên những người có tri thức, được đào tạo bài bản, có phong cách làm việc khoa học như các bạn du học sinh luôn được trọng dụng khi về nước. Quan trọng là nắm bắt đúng thời điểm thì các bạn không phải đắn đo, suy nghĩ gì.
" alt=""/>Con tôi xin được việc lương nghìn đôla sau năm ngày du học về nướcTết đang đến gần. Nếu như người trẻ ngày nay không còn quá nhiều sự háo hức, chờ đợi thì đối với các thế hệ cha anh, Tết là một thời điểm vô cùng thiêng liêng.
Nhà văn Lê Tự (SN 1955, Hà Nội) vẫn nhớ cái cảm giáo háo hức chờ đợi mỗi dịp Tết đến từ khi ông còn là một cậu bé. Ông kể, quê ông ở Kiến An, Hải Phòng. Ngày bé, cuộc sống khó khăn nên cũng giống như nhiều người khác, ông chỉ mong đến Tết để được một miếng ăn ngon.
Ông kể tiếp, thời còn hợp tác xã (HTX), mỗi gia đình được phân công nuôi 1-2 con lợn. Sau khi lợn đủ cân nặng, tiêu chuẩn, các gia đình sẽ phải nộp lại và HTX sẽ chia lại cho người dân theo chế độ tem, phiếu. Tuy nhiên, miếng thịt ngày xưa là thứ vô cùng khan hiếm.
![]() |
Nhà văn Lê Tự |
Muốn có miếng thịt lợn đầy đặn, người ta phải chờ đến Tết. Nhưng những ngày này, các gia đình đông con cũng chỉ được chia 3, 4 lạng thịt.
"Người lớn đã vậy, trẻ con lại càng mong đến Tết. Có đứa còn đếm từng ngày đến Tết để được ăn, được mặc quần áo đẹp. Nhà tôi nghèo và đông anh em, tôi cũng chỉ mong đến Tết để được ăn.
Năm đó, tôi học lớp 6, cả tổ xã viên gần 20 người thấy các cháu trong tổ suy dinh dưỡng, gầy gò nên ai cũng băn khoăn. Nếu chờ Tết các gia đình cũng chỉ được phân 3, 4 lạng thịt. Cuối cùng, họ bàn nhau mổ trộm 1 con lợn.
Sau khi thống nhất, họ chọn địa điểm mổ lợn là nhà tôi. Nhà tôi nằm giữa cánh đồng, bao quanh nhà là những lũy tre rậm rạp. Đêm đến, mọi người mang lợn đến nhà tôi rồi đào một hố lớn dưới khóm tre.
Sau đó, họ lùa lợn xuống hầm đất, soi đèn dầu và mổ trộm. Thế là năm đó, mỗi nhà chúng tôi được thêm gần 2kg thịt.
![]() |
Mua hàng trước Tết thời bao cấp (Ảnh: Internet) |
Đó là cái Tết duy nhất thời bao cấp mà chúng tôi được ăn ngon và nhiều thịt nhất. Vì thế, tôi cứ nhớ mãi”, nhà văn kể.
Ông kể tiếp: “Sau khi tốt nghiệp đại học ở Kiev về nước, tôi có thời gian làm phiên dịch cho các kỹ sư Liên Xô (cũ) khi thi công công trình thủy điện sông Đà. Năm đó, tôi cùng một số anh em phải ở lại trực Tết. Cả đội 45 người chúng tôi quây quần nấu bánh chưng. Chúng tôi cũng được cấp một con lợn để thịt.
Khi mổ lợn, nhà bếp bê lên bộ lòng với lá gan để chuẩn bị thái, mọi người cứ nhìn nhau. Miếng gan lợn thời nay, chẳng phải món đắt giá gì thậm chí có người không bao giờ động đũa, nhưng ngày đó, miếng gan như một thứ thực phẩm quý hiếm, ai cũng muốn có phần.
Vì thế, anh đầu bếp vô cùng đau đầu. Con lợn chỉ mỗi lá gan nhưng cả đội lại có tận 45 người. Anh phải chia thế nào để không có cảnh người ăn, người nhịn?
Cuối cùng, anh nảy ra một sáng kiến. Theo đó, anh cắt ra một miếng nhỏ để riêng. Phần còn lại anh đều cắt làm 2 phần, 2 phần đó anh tiếp tục cắt làm 4... Cứ thế, cứ thế, anh cắt được 44 miếng đều tăm tắp. Cùng với miếng đầu tiên, anh bếp đã chia đủ 45 miếng gan một cách thần kì.
Sau đó, cả đội 45 người chia nhau, mỗi người gắp một miếng, không hơn không kém. Nghèo đói, thiếu thốn thế nhưng cả cái Tết vẫn cứ rộn rã tiếng cười” - nhà văn Lê Tự kể.
Nhiều năm sau này, khi kinh tế khá hơn, miếng ăn không còn là nỗi ám ảnh với những người ở thế hệ trước nhưng ông vẫn phải thừa nhận: "Tôi đã đi qua tuổi thơ, qua tuổi thanh xuân... với một cái dạ dày lúc nào cũng réo gọi. Đến giờ, mỗi khi nhìn mâm cơm có món gan, lòng tôi vẫn chưa thôi những rưng rưng, xúc động về một thời đói khổ mà vẫn ấm áp tình người".
Nhà văn, nhà báo Lê Tự (SN 1955, quê ở Kiến An, Hải Phòng). Ông là Hội viên Hội nhà văn Hà Nội. Năm 1972 ông tham gia chiến trường miền Nam. Năm 1984, ông tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Kiev, Ukraina. Từ năm 1999-2015, ông công tác tại báo Đại Đoàn Kết. Các tác phẩm tiêu biểu: Bố tôi làm mặt trận (tiểu thuyết), Thám tử ba khía và cộng sự (tiểu thuyết); Đời quân tử (tập truyện ngắn)... |
Minh Anh - Lê Phương
" alt=""/>Tết thời bao cấp: Đau đầu thái lá gan lợn thành 45 phầnTôi bàn vợ về ngỏ ý với bên ngoại xem ông bà có thể cho mượn tiền không. Tôi biết, năm ngoái khi giá đất tăng cao, bố mẹ vợ đã cắt một phần đất vườn bán. Số tiền ấy ông bà ngoại gửi ngân hàng, có hứa sau này nếu chúng tôi mua nhà sẽ cho một ít.
Khi vợ tôi về nhà thủ thỉ việc ông bà nội đã cho đất, nhưng tiền làm nhà còn thiếu, ông ngoại hào phóng nói sẽ cho 300 triệu đồng. Còn thiếu bao nhiêu, hai vợ chồng xoay xở thêm. Tôi nghe vợ kể lại mà thấy mát lòng mát dạ.
Tạm thời, số tiền tiết kiệm của chúng tôi cộng với ông bà ngoại cho coi như tạm ổn. Trong quá trình làm, còn thiếu bao nhiêu sẽ vay mượn thêm chừng đó. Tôi đã nhờ một người bạn làm kiến trúc sư vẽ thiết kế ngôi nhà, cũng nhờ mẹ tôi đi xem thầy ngày nào tốt để làm lễ động thổ.
Bất ngờ, tối qua vợ tôi từ nhà ông bà ngoại về, nét mặt bỗng rất khó coi. Cô ấy nói, số tiền ông bà ngoại đã hứa cho thì sẽ cho, nhưng không phải bây giờ.
"Không phải bây giờ thì là bao giờ?", tôi hỏi vợ mà vẫn chưa hiểu tại sao bố mẹ vợ đột nhiên lại thay đổi ý định. Rõ ràng, ông bà từng nói chúng tôi mua nhà sẽ cho một phần tiền. Giờ chúng tôi có đất, chỉ thiếu tiền xây nhà, cớ sao ông bà lại nói không phải lúc này?
Sau khi nghe tôi thắc mắc, cau có, vợ tôi mới nói rõ sự tình. Hóa ra là hôm nay, ông bà ngoại hỏi vợ tôi, mảnh đất bố mẹ tôi cho đã sang tên cho vợ chồng tôi chưa? Vợ tôi bảo chưa.
Bố mẹ vợ nói, đất chưa sang tên, dù miệng nói cho, thực chất vẫn là đất của ông bà. Bây giờ chúng tôi bỏ tiền ra làm nhà, sau này lỡ bố mẹ tôi đổi ý không cho nữa hoặc vợ chồng tôi chẳng may có chuyện gì dẫn đến chia ly, cô ấy sẽ chẳng có chút quyền lợi nào.
Ông bà ngoại khuyên con gái về bàn với chồng, xin bố mẹ sang tên mảnh đất. Nếu vì lý do gì đó, bố mẹ tôi không chịu sang tên thì tạm dừng làm nhà, đợi sau này có tiền mua nhà cũng được.
Tôi nghe xong, cảm thấy bố mẹ vợ đã lo lắng quá nhiều. Bố mẹ tôi chỉ có hai đứa con trai, một ngôi nhà đang ở và một mảnh đất, ông bà đã nói rõ chia hai đứa. Nói gì thì nói, sau này ông bà mất cũng có mang tài sản đi được đâu mà sợ không cho.
Hơn nữa, vợ chồng tôi đã kết hôn hơn 10 năm, gia đình hạnh phúc, con cái ngoan ngoãn. Sao tự nhiên ông bà lại lo lắng tương lai chúng tôi tan vỡ, cô ấy sẽ tay trắng ra đường?
Tôi nghĩ đi nghĩ lại, cho rằng chỉ có thể là ông bà ngoại tiếc tiền, không muốn cho nên viện những lý do vô lý, xa vời. Nếu giờ tôi về đòi bố mẹ sang tên mảnh đất, chẳng phải là không tin tưởng bố mẹ mình?
Nếu ông bà ngoại không hỗ trợ, chúng tôi thật sự không dám làm nhà khi khoản cần vay quá lớn so với thu nhập hai vợ chồng. Tôi có nên xui vợ về nói dối bố mẹ là mảnh đất đã được sang tên cho chúng tôi để ông bà yên tâm hay không?
Theo Dân trí