
Khi chỉ có 2 vợ chồng, thì anh mới lộ rõ bản chất hẹp hòi, thâm hiểm của mình. Ảnh minh họa, nguồn: Internet
Sau khi kết hôn, mỗi lúc vợ chồng gần nhau tình cảm, anh lại cố ý nhắc đến người yêu cũ của tôi, rồi bắt tôi kể hết lại những lần chúng tôi hò hẹn, yêu đương, giận hờn và chia tay. Tôi nghĩ anh quan tâm và muốn hiểu rõ hơn về tôi, nên tôi đã thao thao bất tuyệt mà kể lại tất cả cho anh nghe. Không ngờ, sau khi nghe hết chuyện của tôi, 1 mặt, anh tỏ ra đồng cảm và chia sẻ với tôi, nhưng mặt khác, anh lại găm vào bụng để làm lý do hành hạ tôi. Sự hành hạ ấy càng trở nên tàn nhẫn hơn kể từ sau khi anh phát hiện ra việc tôi và người yêu cũ vẫn thỉnh thoảng gặp mặt nhau, dù những cuộc gặp gỡ đó chỉ là vô tình.
Rồi, anh bắt tôi nghỉ việc, và ghét cay ghét đắng tôi. Nhưng không bao giờ anh chửi mắng, đánh đập, hay tỏ ra ghét bỏ tôi. Trước mặt mọi người, anh luôn tỏ ra nhẹ nhàng, ân cần và chăm sóc tôi chu đáo. Vì thế, chúng tôi luôn được khen là cặp đôi hoàn hảo, là cặp đôi đáng mơ ước của tất cả mọi người.
Tuy nhiên, sau khi đã vứt bỏ tấm mặt nạ bên ngoài rồi trở về phòng chỉ có 2 vợ chồng, thì anh mới lộ rõ bản chất hẹp hòi, thâm hiểm của mình.
Anh căn ke với tôi từng đồng bạc lẻ, rồi từng cái áo cái quần. Từng đồng tiền mua mắm, mua muối... và coi tôi như một osin chính hiệu trong nhà. Không bao giờ, anh bàn bạc với tôi trước khi quyết định một sự việc gì sẽ xảy ra trong tương lai của cả gia đình. Cũng không bao giờ, anh nói với tôi về công việc, hay kể cho tôi nghe về bạn bè của anh. Tóm lại, anh coi tôi như một người vô hình trong nhà.
Đã vậy, mỗi lần vợ chồng gần gũi, anh lại hành hạ tôi đến mức, bắt tôi phải chiều anh những việc quái đản mà anh học được trên phim ảnh. Rồi đay nghiến, chì chiết tôi, gọi tôi là một người đàn bà lẳng lơ, lăng loàn, khiến tôi đau đớn và nhục nhã đến vô cùng.
Tôi bảo anh, nếu anh ghét tôi, hay ghen với quá khứ của tôi, hoặc không thể chấp nhận được tôi, thì anh có thể đánh tôi, hay mắng chửi tôi thậm tệ rồi đuổi tôi đi, chứ đừng tàn nhẫn với tôi như vậy.
Nhưng anh không làm thế, mà vẫn tiếp tục hành hạ tôi theo cách kín đáo của những người trí thức khiến tôi sống với anh mà như sống trong địa ngục.
Tôi đề nghị anh ly hôn để giải thoát cho cả 2 đứa, nhưng anh cũng không đồng ý vì sĩ diện của một người học rộng hiểu cao. Vì thế, hiện giờ tôi đang vô cùng hoang mang và loay hoay vì không biết phải làm thế nào để có thể sống tiếp được quãng đời còn lại của mình.
Nguyễn Hiền
(Thanh Xuân - Hà Nội)
" alt=""/>Đàn ông càng trí thức lại càng tàn nhẫnHồi ấy tôi còn đi làm công ty, em ấy vào sau và làm cùng bộ phận. Em trẻ, xinh đẹp, ít nói ít cười, có vẻ khó gần khó hiểu. Sau này khi cùng đi ăn cơm trưa với nhau nhiều lần, em đối với tôi có cởi mở hơn một chút. Em ấy đẹp đến nỗi một phụ nữ như tôi cũng thích nhìn, tiếc rằng lại chọn cho mình một chỗ đứng chật hẹp trong trái tim một gã đàn ông đã có vợ.
Ảnh minh họa: Getty Images.
Tôi không biết chuyện đó, bởi vì em ấy vốn kín đáo. Nhưng một lần vào giờ tan tầm, một phụ nữ đến tận cổng công ty đánh ghen với một công nhân trong nhà máy đúng lúc đó tôi và em vừa ra tới cổng. Tôi có nói: "Chị ghét nhất là những kẻ biết người ta có vợ rồi mà vẫn cứ lao vào". Em nhìn tôi, ánh nhìn rất lạ.
Tối đó, em nhắn tin cho tôi. Em nhắc lại chuyện ban chiều, còn nói:
- Người thứ ba không phải lúc nào cũng xấu đâu chị, họ cũng khổ lắm.
- Khổ thì cũng là do họ tự chuốc lấy, trách ai?
- Nếu em cũng vậy thì chị có ghét em không?
- Em mà thế thì tránh xa chị ra nhé, chị ghét.
Lúc tôi nhắn câu đó, vốn chỉ là một lời bông đùa, vì tôi thật sự không nghĩ em ấy cũng đang là một "kẻ thứ ba". Nhưng mấy hôm sau đó em không cùng đi ăn trưa với tôi nữa, gặp tôi cũng cố tình tránh mặt. Tôi hỏi vì sao? Em ấy nói: "Chị nói em tránh xa chị ra còn gì". Lúc đó tôi mới vỡ lẽ, thật không thể nào tin.
Sau đó tôi nghĩ, dù em ấy là gì thì đó cũng là chuyện riêng của em ấy, cũng là lựa chọn của em ấy. Em ấy có thể đắc tội với người đàn bà nào đó, đắc tội với chính bản thân mình, nhưng với tôi em ấy vẫn là một đồng nghiệp. Tôi nói "coi như chị chưa biết gì chuyện của em. Đúng hay sai thì tự bản thân em biết rồi, chị có nói chắc em cũng không nghe. Chúng ta cứ bình thường nhé".
Vào dịp liên hoan cuối năm đó, sau tiệc mặn, mọi người rủ nhau đi hát karaoke. Tôi có con nhỏ nên về trước. Gần khuya thì em ấy gọi điện, giọng như đang say. Tôi chưa kịp hỏi gì thì em ấy bắt đầu khóc: "Trên đời này có ai muốn mình thành kẻ thứ ba đâu chị. Cuộc đời đưa đẩy thế nào, bao nhiêu người săn đón em không yêu, em lại đi yêu anh ấy. Nhưng em chưa bao giờ làm gì để gia đình họ xáo trộn, cũng chưa bao giờ có ý định sẽ làm gì để anh ấy bỏ vợ bỏ con đến với em. Em chỉ biết yêu và âm thầm chịu đựng tủi buồn.
Làm người thứ ba cũng đau lòng lắm chị, mang tiếng là được yêu đó nhưng lúc nào cũng một mình. Lúc em buồn anh ấy cũng không thể ở bên, lúc ốm đau cũng chỉ một mình lủi thủi. Muốn có người mua cho viên thuốc, nấu cho bát cháo, nhưng nửa đêm biết kêu ai?
Anh ấy phải ở bên vợ con, em có tư cách gì mà đòi hỏi. Biết là ngu đấy, vậy mà cứ đâm đầu vào yêu. Để rồi chịu bao nhiêu thiệt thòi, vừa tủi thân vừa bị người đời khinh khi dè bỉu. Khổ lắm mà đâu có dám nói với ai đâu chị, nói ra rồi mất công bị chửi nữa".
Tôi chưa kịp nói gì thì em ấy đã lại tắt máy rồi. Tôi đành nhắn cho em ấy một cái tin: "Em à, nếu em thấy khổ như vậy sao còn chưa buông đi".
Ai ngờ, em ấy buông thật. Hôm đó trời mưa, con tôi ốm, tôi đã nghỉ làm mấy ngày liền. Vào buổi sáng, tôi nhận được tin nhắn của em: "Em đi đây chị ạ, em đến một nơi xa thật xa. Em không muốn chuốc khổ cho mình thêm nữa".
Tôi gọi lại nhưng em không nghe máy, sau này cũng không liên lạc thêm một lần nào. Chắc phải có chuyện gì đó thật đau lòng mới giúp em quyết tâm như vậy. Giờ thì ổn rồi, cuộc đời em hẳn đã sang trang mới.
Khi nói về người thứ ba trong một cuộc tình, có lẽ chẳng ai tỏ ra thương cảm. Bản thân tôi cũng không muốn bàn luận hay phán xét chuyện này nữa. Bởi vốn dĩ, tôi không phải là họ, và việc họ làm cũng chẳng liên quan gì đến tôi. Nếu việc họ làm ảnh hưởng đến tôi thì lại là một câu chuyện khác.
Điều tôi muốn nói chỉ là: Tôi từng biết rất nhiều người mang thân phận "tiểu tam" và tôi thấy họ thực sự chẳng hề hạnh phúc gì. Tôi chỉ thấy đa số họ bị dè bỉu, khinh miệt, bị chửi rủa, bị đánh ghen. Tôi chỉ thấy đa số họ cứ nghĩ mình là tất cả với một người nhưng nếu phải lựa chọn, họ sẽ luôn là nhân vật bị loại trừ.
Họ mang tiếng là được yêu nhưng lại luôn trong tình cảnh cô đơn, tủi hổ. Họ cũng tự nhận thấy mình khổ. Yêu là để hạnh phúc, nhưng họ lại chọn yêu một cách đau khổ như vậy. Tại sao?
Những người đàn ông ngoại tình, có bao nhiêu người là có tình cảm thật lòng thật sự với tình nhân? Có bao nhiêu người đàn ông dám khẳng khái nói "anh sẽ dứt khoát với vợ trước rồi mình đến với nhau để em không mang tiếng giật chồng"? Hay khi bị vợ phát hiện lại như con rùa rụt cổ thú nhận "anh chỉ chơi bời cho vui".
Người thứ ba, trước khi bị người khác dày vò khinh miệt, tôi nghĩ chính họ là người đã cho người khác cơ hội coi thường mình, cũng chính họ là người tự dày vò, tự làm tổn thương mình nhiều nhất. Làm người thứ ba nghĩa là chấp nhận mình chỉ là một kẻ tạm bợ trong một cuộc tình tạm bợ mà thôi.
Theo Dân trí
Những ngày tôi đau đớn vì tai nạn, chồng không ở bên động viên, chăm sóc lại còn muốn tôi về bên ngoại để anh không vất vả.
" alt=""/>Người thứ ba và một cuộc tình tạm bợ![]() |
Phút đầm ấm của vợ chồng NSND Thế Anh - NS Thu Hằng. |
Đẹp trai, tài hoa - NSND Thế Anh từng khiến không ít khán giả nữ say mê, cả trên màn ảnh lẫn ngoài đời. “Gặp phụ nữ đẹp, người ta lại mê mình nữa, ai mà không động lòng, tôi cũng thế thôi. Nhưng tôi luôn xác định, mình được sinh trong một gia đình gia giáo, phải cố gắng sống chuẩn mực, tốt cho bản thân và còn làm gương cho các con. Ông nào làm bố mà đánh mất niềm tự hào trong mắt con cái, là toi rồi” - ông cười, răng khểnh vẫn duyên, mặt vẫn rạng ngời dù đã ở tuổi 76.
“Làm vợ Thế Anh không sướng đâu”
Vợ ông, nghệ sĩ Thu Hằng bưng ấm trà, nở nụ cười hiền chào khách. Thế hệ trẻ ít biết, nghệ sĩ Thu Hằng từng là diễn viên kịch tài năng của VN, một trong hai nghệ sĩ VN đoạt huy chương vàng tại một liên hoan kịch ở Liên Xô (cũ). Xinh đẹp, tài năng và đang là nhân vật “vedette” ở Nhà hát kịch trung ương, nhưng bà quyết định lui về làm hậu phương cho chồng, sau khi kết hôn (năm 1968) không lâu. Từ một “bông hoa” lung linh trên sân khấu, bà quay lại với vai trò người vợ đảm trong thời đất nước khó khăn. Ông lại là nghệ sĩ gần như tôn thờ nghệ thuật, nhiều khi đến mức cực đoan. Ông chỉ nhận những vai ông thấy có thể phát huy được khả năng sáng tạo của bản thân, chứ không quan tâm đến tiền bạc. Ông “đi mây về gió”, không năng động trong việc làm thêm cái này cái kia để đỡ đần kinh tế cho vợ. Một tay bà thu vén tất cả.
Bà kể tủi: “Tôi cũng phải biết ý để bảo vệ hình ảnh cho chồng. Từ những phim khởi đầu sự nghiệp của ông ấy như Nổi gió (năm 1966), Thế Anh đã rất nổi tiếng. Tôi chẳng dám để một tài tử điện ảnh lo chuyện bếp núc. Xe đạp ông ấy xịt lốp, tôi cũng phải đi vá, để ông ấy vác xe đi, người ngoài phố thấy hình ảnh đó thì không được”. Chi tiết nhỏ nhưng cho thấy bà Thu Hằng đã vất vả thế nào khi làm vợ “người của công chúng”.
Bà kể tiếp một kỷ niệm vui: “Thời hai vợ chồng còn công tác ở Nhà hát kịch Trung ương, có một cô gái trẻ mê ông Thế Anh. Cô ấy đề nghị thẳng “Chị nhường Thế Anh cho em được không?”. Tôi bình tĩnh bảo: Được, nhưng chị nói trước với em, làm vợ Thế Anh thì phải cơm nước thế này, thuốc thang thế kia, tính khí ông ấy thế nọ. Kể một lúc, cô gái kia “chạy mất dép”. Chuyện này không ít đồng nghiệp với chúng tôi thời đó biết. Mỗi lần kể lại, ai cũng buồn cười. Làm vợ Thế Anh không sướng đâu”.
Nghe vợ kể chuyện, Thế Anh cười vang, kể thêm, một lần ông đi công tác ở miền Tây Nam bộ, có đôi vợ chồng trẻ cứ nằng nặc mời cho bằng được ông về nhà họ ăn tối rồi nghỉ qua đêm. “Nể quá, tôi cũng về. Nhưng tôi chợt nhận ra có dấu hiệu bất ổn. Khi anh chồng vắng nhà, cô vợ xinh xắn bày biện cơm nước, ăn mặc khá gợi cảm, cứ đi qua đi lại, buông lời bông đùa như tỏ ý khiêu khích. Tôi quyết định từ biệt đi ngay”. Ông lại hài hước: “Không đi sớm là toi rồi. Ai mà biết được con quỷ trong con người mình trỗi dậy lúc nào”.
Đầy đặn một chữ tình
Năm 1986, gia đình NSND Thế Anh vào TP.HCM. Nhà nội khá giả nên cho ông tiền mua được căn nhà ở quận 10. Ông vẫn tiếp tục hết lòng vì nghệ thuật, chẳng màng đến tiền bạc. Ông bảo: “Tôi cứ sợ vợ nói nhà hết gạo, bắt tôi phải đi tấu hài để kiếm tiền thì nguy. May là bà nhà tôi giỏi, lo được hết”.
Để chồng không phải bận tâm đến chuyện “nhà còn gạo hay hết gạo”, bà đi dạy múa, dạy trang điểm. Có những quãng thời gian, hai con trai đến tuổi ăn tuổi học, bà phải làm ngày làm đêm. Đến nay, hai người con trai của ông bà đã thành đạt, một người học cao, đỗ đạt, đang làm việc ở Pháp, một người làm việc trong ngành hàng không VN.
Sau gần 50 năm chung sống, hạnh phúc của bà là lặng lẽ đón nhận những thành công của chồng. Phòng khách nhà ông được trưng bày kín hình ảnh của các bộ phim mà ông tham gia, khiến người lần đầu đến dễ... ngợp. Tranh thủ lúc ông ra sau lấy nước châm trà, bà “nói xấu” chồng: “Ông ấy cũng gia trưởng lắm, chiều ông ấy mà phát mệt. Được cái bây giờ ông ấy ít đóng phim, có thời gian ở nhà phụ vợ”. Dạo này đôi chân ông hơi yếu, đi tập tễnh. Ông cười xuề xòa: “Lớn tuổi rồi, như chiếc xe cũ, bữa thì xịt lốp, bữa thì xì nhớt ấy mà. Tôi cũng không ngại mấy việc linh tinh ở nhà, đôi khi tôi như “dao pha”, gặp gì làm nấy, từ rửa bát đến lau nhà, chẳng nề hà gì. Vợ vất vả cả đời rồi, giờ mình muốn đỡ đần vợ đôi chút lại không còn nhiều sức”.
Tuổi 70, bà Thu Hằng hoạt bát, tháo vát. Ngoài việc chăm chồng, bà vẫn sắp xếp thời gian đi dạy khiêu vũ ngoài công viên mỗi ngày. Hỏi bà có tiếc vì đã hy sinh một đời nghệ thuật vì chồng con, bà nhẹ nhõm: “Chẳng tiếc. Nếu tôi theo nghệ thuật thì khó giữ gia đình, khó chăm con. Tất nhiên, tôi cũng buồn vì tôi vốn có máu nghệ sĩ nhưng vì hạnh phúc gia đình, phải đánh đổi thôi”.
Ông “tổng kết” vui: “Nghề diễn viên ấy mà, nhạy cảm lắm. Tính ra tôi đã ôm người đẹp từ Bắc chí Nam cả ba thế hệ trên… phim rồi ấy chứ, nhưng chữ tình nặng lắm, nó là cái phanh giúp tôi giữ được mình. Ai bảo đào hoa thì không giữ được mình nào? Cái chính là anh có quyết tâm giữ hay không thôi”.
Câu nói hơi “quá đà” của ông khiến bà thoáng "bối rối", lấy cớ đi nấu cơm để bỏ ra sau. Ông lại cười: “Bà nhà tôi thế đấy, biết cách xuất hiện và biết cách rút lui để giữ hình ảnh đẹp cho chồng. Xưa nay vẫn vậy, không yêu sao được?”.
Trò chuyện với ông, có lẽ nhiều người sẽ thấy NSND Thế Anh không chỉ là bậc thầy về chuyên môn cho các thế hệ diễn viên đàn em, đàn cháu, mà còn là bậc thầy về việc giữ hạnh phúc gia đình cho nhiều người học hỏi, trong đó có... tôi!
(Theo Phunuonline)" alt=""/>Ai bảo đào hoa thì không thể giữ mình?