Ban tổ chức trao hoa và chứng nhận cảm ơn cho đại diện 5 công ty nghiên cứu (Ảnh: BTC).
Năm đề tài nghiên cứu cụ thể gồm:
Đề tài Khu đô thị C-TOWN: Đề tài hướng tới giải quyết tổng thể bài toán môi trường cư trú cho người dân thu nhập thấp, người nhập cư tại các đô thị lớn thông qua nghiên cứu thí điểm tại phường Thạnh Mỹ Lợi, thành phố Thủ Đức, TPHCM.
Đề tài Tái sinh đô thị bền vững, phát triển thích ứng di sản công nghiệp: Nhóm nghiên cứu đưa ra các giải pháp nhằm chuyển đổi không gian di sản công nghiệp sang không gian văn hóa sáng tạo mới, đảm bảo cân bằng hài hòa các khía cạnh kinh tế, văn hóa xã hội và môi trường.
Đề tài Đánh thức "nơi chốn" trong thành phố: Thông qua ví dụ cụ thể cải tạo bùng binh giao thông tại quận Long Biên, Hà Nội, nhóm tác giả đã đề xuất giải pháp tối ưu hóa không gian, mục tiêu vừa đảm bảo chức năng điều tiết các luồng giao thông cơ giới, vừa tạo không gian công cộng phục vụ cộng đồng.
Đề tài Chuyển hóa bãi chôn lấp thành công viên xanh, nghiên cứu trường hợp bãi chôn lấp Gò Cát, TPHCM: Thông qua việc kết hợp các giải pháp kỹ thuật sinh thái môi trường, nhóm tác giả hướng đến mục tiêu chuyển hóa những bãi chôn lấp rác ô nhiễm thành công viên xanh.
Đề tài Đổi mới nhà phố - Mini Building: Dựa trên cách nhìn nhận mới về nhà phố, nhóm tác giả tìm kiếm các giải pháp kiến trúc để biến những ngôi nhà phố không chỉ là không gian sống mà còn là không gian kinh doanh, dịch vụ, chuyển tiếp... trong bối cảnh các yêu cầu kỹ thuật, an toàn ngày càng trở nên cần thiết.
Kiến trúc sư Đặng Kim Khôi, Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam kỳ vọng các giải pháp sẽ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng (Ảnh: BTC).
Kiến trúc sư Đặng Kim Khôi, Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam nhận định, chương trình năm nay chạm đến rất nhiều đối tượng thụ hưởng từ người dân đến các kiến trúc sư, nhà quản lý, chủ đầu tư.
"Tôi kỳ vọng chương trình sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng, gìn giữ và phục dựng những giá trị bản sắc vốn có của đời sống xã hội trong bối cảnh kinh tế phát triển, công cuộc đô thị hóa diễn ra nhanh chóng", kiến trúc sư Đặng Kim Khôi nhấn mạnh.
Hội thảo còn tổ chức phiên thảo luận với sự tham gia của các kiến trúc sư, đại diện các công ty nghiên cứu và các chuyên gia trong ngành.
Các chuyên gia, kiến trúc sư đều có chung quan điểm trẻ hóa đô thị là một vấn đề cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng không gian sống. Để giải quyết được bài toán trẻ hóa đô thị cần có sự tham gia của các nhà quản lý, nhà đầu tư, kiến trúc sư và người dân. Các giải pháp mang tính đề xuất sẽ đến gần hơn với thực tiễn, làm mới và cải tạo không gian đô thị.
Những giải pháp sáng tạo trẻ hóa đô thị Việt Nam sẽ được trưng bày tại Triển lãm LIXIL ALP Pavilion. Chương trình diễn ra từ 16/11 đến 1/12 tại phố đi bộ Hoàn Kiếm, số 6 Lê Thái Tổ, Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
" alt=""/>Năm giải pháp đột phá trẻ hóa đô thị ViệtTác phẩm bắt đầu với bối cảnh phiên tòa năm 2021 tại Evry, Pháp, khi bà Trần Tố Nga tố cáo 14 công ty hóa chất Mỹ cung cấp chất độc trong chiến tranh Việt Nam giai đoạn 1961-1971, gây hủy hoại sinh vật, đất đai, di truyền bệnh qua các thế hệ người dân. Bà bắt đầu kiện từ tháng 5/2009, sau quãng thời gian dài, tháng 8 năm nay, Tòa phúc thẩm Paris ra phán quyết bác đơn của bà. Dù vậy, bà khẳng định chiến đấu tới hơi thở cuối cùng.
“Chúng tôi đang học hỏi các trường khác trong việc thực hiện chính sách đồng phục trung tính. Phụ huynh sẽ hài lòng khi biết rằng hầu hết đồng phục vẫn giữ nguyên như cũ, ngoài trừ việc tất cả học sinh sẽ phải mặc quần dài kể từ tháng 9”, Sammy Crook, hiệu trưởng nhà trường, cho biết.
Một số bậc cha mẹ bày tỏ sự thất vọng khi nhận quyết định mới này mà không được hỏi ý kiến trước.
“Chính sách mới được thi hành mà không hỏi ý kiến học sinh hay phụ huynh. Họ chỉ đơn giản bị áp đặt”, Stephen Moakes, một trong những phụ huynh tức giận về việc nhà trường không thông báo về sự thay đổi, chia sẻ.
Người này nói thêm: “Tôi cảm thấy rằng đối với một ngôi trường khuyến khích học sinh tham gia và có tiếng nói, quyết định thay đổi đồng phục có vẻ thiếu tính dân chủ khi không cho phép các diễn đàn học sinh bày tỏ quan điểm”.
Ngoài việc hướng đến đồng phục không phân biệt giới, quy định mới cũng chấm dứt vấn đề nữ sinh mặc váy ngắn trên đầu gối vốn tồn tại dai dẳng.
“Chúng tôi không bao giờ xem nhẹ những vấn đề như thế này. Chúng tôi đã trải qua quãng thời gian dài nghiên cứu và thảo luận để đưa ra quyết định đúng đắn cho các học sinh và nhà trường”, hiệu trưởng Crook nói.
“Sự thay đổi chính sách đồng phục nhận được sự chấp thuận của các thống đốc, đồng thời cân bằng những yêu cầu đặt ra đối với nhà trường trong về các vấn đề tiêu chuẩn giáo dục, chi phí của phụ huynh, sự hòa nhập và sức khỏe của học sinh”, bà cho biết.
Theo hiệu trưởng, chính sách hiện nay của nhà trường cho phép nữ sinh mặc quần dài và nam sinh mặc chân váy nếu họ muốn.
“Kể từ tháng 9, quần âu giúp tiêu chuẩn hóa cách học sinh ăn mặc, để các em và nhà trường đều tập trung vào mục tiêu chính là học tập”, bà nói.
Ngoài ra, học sinh được phép mặc quần lửng vào mùa hè, và nhà trường sẽ xem xét liệu có trường hợp nào cần mặc chân váy.
Theo Zing
" alt=""/>Trường học Anh cấm nữ sinh mặc váy