Một sản phẩm của Samsung Việt Nam
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, nhập khẩu nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện trong tháng 11 đạt 1,73 tỷ USD, tăng 3% so với tháng trước. và tính đến hết tháng 11/2018 trị giá nhập khẩu nhóm hàng này đạt 14,41 tỷ USD giảm 1% so với cùng kỳ năm 2017.
Hàn Quốc và Trung Quốc vẫn là 2 thị trường chính cung cấp điện thoại các loại và linh kiện trong 11 tháng/2018 cho Việt Nam với trị giá chiếm 93,2% trị giá nhập khẩu của mặt hàng này của cả nước, trong đó: từ Trung Quốc là 7,82 tỷ USD, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu từ Hàn Quốc là 5,61 tỷ USD, tăng nhẹ 0,4%; …
Trong đó đáng chú ý, Trung Quốc và Hàn Quốc là hai thị trường chính cung cấp điện thoại các loại và linh kiện cho Việt Nam. Trung Quốc đứng số 1 với 7,82 tỷ USD, tăng 2,5%; Hàn Quốc là 5,61 tỷ USD, tăng 0,4%.
" alt=""/>Việt Nam nhập khẩu điện thoại và linh kiện nhiều nhất từ Trung QuốcBuổi làm việc ngày 20/12
Thông tin từ Bộ GTVT cho hay, theo báo cáo Trung tâm CNTT đưa ra ngày 20/12, thực hiện Nghị quyết số 19 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử, Bộ GTVT đã giao Trung tâm Công nghệ thông tin chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng phần mềm dịch vụ công (DVC) trực tuyến cấp (đổi) giấy phép kinh doanh vận tải; cấp (đổi) biển hiệu, phù hiệu xe ô tô. Phần mềm đã được triển khai sử dụng tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam và 63 Sở GTVT từ ngày 1/1/2017.
Sau gần 2 năm triển khai phần mềm trên phạm vi toàn quốc đã có trên 51.189 doanh nghiệp vận tải được quản lý với trên 320.649 hồ sơ được giao dịch, góp phần quan trọng trong việc thực hiện cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.
Việc triển khai phần mềm đã được các địa phương quản lý tốt hoạt động vận tải và được các tổ chức, doanh nghiệp đánh giá cao, tích cực hưởng ứng tham gia, hiệu quả kinh tế mang lại là không hề nhỏ. Tuy nhiên, theo văn bản pháp quy còn hiệu lực, trong hồ sơ xin cấp “Giấy phép kinh doanh vận tải” người xin cấp giấy phép cần chuẩn bị bản sao (bản giấy) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (do Sở kế hoạch đầu tư cấp).
Căn cứ vào các hồ sơ đó, cán bộ thẩm định hồ sơ (Sở GTVT) sẽ phải rà soát thủ công bản sao “Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh” xem các nội dung: tính hợp lệ của bản sao này; ngành nghề kinh doanh được cấp có phù hợp cấp Giấy phép kinh doanh vận tải không dẫn đến mất nhiều thời gian.
Nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho cán bộ trong quá trình thẩm định hồ sơ cấp (đổi) giấy phép kinh doanh vận tải và hướng tới giảm thành phần hồ sơ trong quá trình nộp hồ sơ thực hiện TTHC, Bộ GTVT đã giao Trung tâm CNTT làm việc với các bên liên quan thực hiện kết nối Phần mềm DVC trực tuyến nêu trên với CSDL quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp qua Hệ thống kết nối, liên thông các HTTT ở trung ương và địa phương để phần mềm triển khai chính thức từ ngày 01/01/2019 trên phạm vi toàn quốc.
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Phạm Duy Ninh, Giám đốc Trung tâm CNTT, cho biết thời gian qua, Bộ GTVT đã hết sức chú trọng xây dựng và triển khai các hệ thống dịch vụ công trực tuyến nhằm phục vụ ngày một tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp.
" alt=""/>Kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp cấp, đổi giấy phép kinh doanh vận tải trực tuyếnViệc thực hiện chủ trương Văn phòng Chính phủ không giấy tờ được đánh giá đã bước đầu tạo hiệu ứng lan tỏa đến các bộ, ngành (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)
Cũng trong báo cáo tình hình và kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính năm 2018 của Văn phòng Chính phủ, cơ quan này cho biết, với công tác kiểm soát, cải cách thủ tục hành chính (TTHC), trong năm 2018, Văn phòng đã thẩm tra hơn 60 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật quy định 394 TTHC, trong đó đề nghị không quy định 23 thủ tục, sửa đổi 308 thủ tục, chiếm 84% tổng số TTHC quy định tại các dự thảo văn bản. Đồng thời,đã chủ trì thẩm tra, trình Chính phủ ban hành 2 Nghị quyết đơn giản hóa TTHC, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư, nâng tổng số Nghị định đã ban hành lên 19 văn bản, theo đó số TTHC, giấy tờ công dân dự kiến đơn giản hóa là 1.097 thủ tục quy định tại 332 văn bản quy phạm pháp luật cần sửa đổi, bổ sung.
Đặc biệt, Văn phòng Chính đã chủ trì, tham mưu, xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định phê duyệt Danh mục dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 để các bộ, ngành, địa phương thực hiện trong năm 2018-2019; Kế hoạch triển khai Nghị định 61/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.
Việc tiếp nhận và giải quyết TTHC tại Trung tâm hành chính công đã ngày càng được cải thiện, số hồ sơ quá hạn giảm đáng kể; trên địa bàn cả nước có 35 địa phương tổ chức tiếp nhận tập trung, trong đó có 33 địa phương tổ chức Trung tâm hành chính công.
Ngoài ra, Văn phòng Chính phủ cũng đã chủ động tham mưu, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ những giải pháp thúc đẩy cải cách TTHC, cải thiện môi trường kinh doanh và đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ, giải pháp; chủ trì soạn thảo và trình Thủ tướng Chính phủ văn bản yêu cầu các bộ, cơ quan thực hiện cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành, cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh một cách thực chất, toàn diện, hiệu quả, bảo đảm đạt được mục tiêu đề ra tại các Nghị quyết của Chính phủ và Chỉ thị 20 ngày 13/7/2018 về tăng cường cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành và cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh.
Cũng theo báo cáo của Văn phòng Chính phủ, đối với công tác xây dựng Chính phủ điện tử, trong năm qua, Văn phòng đã chủ trì tham mưu, xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ thành lập Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử và Quy chế hoạt động của Ủy ban; xây dựng dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về một số nhiệm vụ giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến 2025.
“Văn phòng đã tổ chức hơn 160 cuộc họp, hội thảo, buổi làm việc với các chuyên gia trong nước và quốc tế, trong đó có 20 cuộc họp với các tổ chức quốc tế, sứ quán các nước (Úc, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản, WB, AFD…) để huy động nguồn lực, 60 các cuộc họp với các chuyên gia trong nước và quốc tế để đánh giá việc triển khai Chính phủ điện tử tại Việt Nam và đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp, lộ trình để thúc đẩy việc thực hiện”, báo cáo nêu.
" alt=""/>100% cơ quan, đơn vị trong Văn phòng Chính phủ xử lý hồ sơ trên môi trường mạng