
- Vừanhìn thấy em, mẹ chồng chẳng thèm hỏi han sự tình mà đã sấn sổ chửi mắng. Em cónói lại vài câu thì lập tức bà vung tay tát vào mặt em, cái tát đau cháy cả mámặc dù em đang mang thai cháu nội của bà.Xin chào chuyên gia, lần đầu tiên em mâu thuẫn với mẹ chồngvà bị bà đánh, mong được chuyên gia giải đáp giúp.
Chuyện là hôm nay mẹ chồng có nhờ em đi sang nhà một ngườibạn lấy tiền giúp bà. Em vâng dạ đi luôn nhưng đến nơi thì người ta bảo đợi vìnhà đó bán hàng nên khá đông khách. Khách ra vào nườm nượp nên em ra ngoài hiênngồi, vừa đói vừa mệt vì lúc đó đã gần 11h trưa.
Em đi vào hỏi lại lần nữa nhưng cô chủ không nghe tiếng và emlại ra ngồi đợi. Đang bầu bí bị nghén nên sáng ăn được bao nhiêu em nôn hết bấynhiêu, đợi đến gần 12h trưa đói quá không chịu được nữa nên em đi về. Nói thêmlà lúc đó trời rất nắng và nóng.
 |
Ảnh minh họa |
Về đến nhà vừa bảo mẹ chồng rằng con không lấy được tiền đâuthì bà đã xấn xổ lại chửi mắng em mà chẳng thèm hỏi han sự tình. Bà bảo em là đồăn hại, nhờ có tí việc cũng không xong.
Em vội giải thích là chờ lâu và đã hỏi lần thứ 2 không thấycô chủ thưa nên mới về thì mẹ chồng bảo “Thế không biết vào hỏi thêm lần thứ 3thứ 4 à? Mồm mày chỉ để trang trí cho đẹp à? Lười chảy thây ra còn ngụy biện”.
Nghe mẹ nói oan nên em tức quá nói lại rằng “Con nói mẹ khôngtin thì tùy. Mai tự mẹ đi mà lấy, con lười con chẳng đi nữa”. Chưa kịp ngắt lờithì mẹ chồng lao lại tát vào mặt em, em đang bầu bí mà bà tát em đau đến cháy mácòn chửi là loại mất dạy vô học.
Em khóc chạy đi lấy điện thoại gọi cho chồng thì bà cũng gọiđể mách trước em. Bà bảo chồng em là em láo, suốt ngày ở nhà bà tạo điều kiệncho ra ngoài đã không được việc còn cãi bà. Chồng em ngoài việc phân tích cho bàhiểu thì anh cũng mắng em vì đã làm mất lòng bà. Thử hỏi em đã sai ở chỗ nào ạ?
Trước giờ em không kiếm ra tiền, có lẽ vì thế nên mẹ chồngghét em. Việc gì em làm bà cũng cảm thấy ngứa mắt và cố tình gây khó dễ cho em.
Em phải làm gì để mối quan hệ giữa em và mẹ chồng tốt hơnđây?
Nguyễn Loan (Đông Anh, Hà Nội)
Chuyên gia tư vấn:
Chào em! Mối quan hệ mẹ chồng con dâu xưa nay vốn rất nhạycảm thế nên chúng tôi rất hiểu và thông cảm với hoàn cảnh em đang gặp phải.
Trong câu chuyện của em, chúng tôi thấy rằng mẹ chồng em đãsai khi có hành động chửi mắng thậm chí là tát con dâu, lại trong lúc con dâumang bầu.
Mẹ chồng tuy là bề trên nhưng cách hành xử như vậy sẽ khôngkhiến con dâu nể phục và làm tổn thương, sứt mẻ mối quan hệ. Nhưng ở góc độkhác, chính bản thân em cũng nên nhìn lại cách hành xử của mình.
Như chúng tôi đã nói, quan hệ mẹ chồng con dâu rất nhạy cảmnên mọi lời ăn tiếng nói phải khá thận trọng. Thay vì nói rằng “Con nói mẹ khôngtin thì tùy. Mai tự mẹ đi mà lấy, con lười con chẳng đi nữa” thì em có thể nói“Con xin lỗi là do con đang bầu bí nên bị mệt” và với thái độ nhã nhặn hơn.
Thứ hai là em không nên ngay lập tức khóc lóc mách chồng mìnhnhư thế. Có chuyện gì em cũng nên bình tĩnh đợi chồng về rồi tâm sự sau. Bởihành động như em sẽ bất ngờ đặt chồng em vào tình huống vô cùng khó xử giữa mộtbên là mẹ một bên là vợ. Cũng may chồng em là người tâm lý và hiểu biết, nếukhông thì em đã thiệt thòi vì hành động không được khéo léo của mình.
Thứ ba như em nói là có thể tại em không làm ra tiền nên mẹchồng em ghét. Cái này em có thể thay đổi cái nhìn của mẹ chồng bằng cách chămchỉ làm việc nhà, chi tiêu hợp lý để bà không nghĩ em tiêu xài hoang phí tiềncủa con trai bà vất vả làm ra.
Bên cạnh đó em cần “lợi dụng” chồng mình để hóa giải mâuthuẫn giữa hai mẹ con. Những việc gì bà gây khó dễ, em có thể tâm sự nhờ chồngphân tích.
Chúng tôi nghĩ rằng trong mối quan hệ mẹ chồng con dâu, nhữngmâu thuẫn không thể không xảy ra và chuyện của em cũng chưa phải quá to tát. Cóthể là do thời tiết nắng nóng như em nói khiến cả em và mẹ chồng đều mệt mỏi,dẫn tới việc thiếu kiềm chế. Nhưng may mắn đây mới là lần đầu tiên nên cả hai mẹcon vẫn hoàn toàn có cơ hội sửa chữa.
Muốn mẹ chồng thay đổi thì chính bản thân em cũng cần thayđổi đầu tiên, từ quan niệm cho tới cách xử xự với mẹ chồng. Và chúng tôi tin làvới may mắn có được người chồng hiểu biết tâm lý, mối quan hệ của mẹ chồng và emsẽ được cải thiện tốt hơn lên.
Chúc hai mẹ con sớm hòa thuận!
Chuyên gia tâm lý
" alt=""/>Con dâu mang bầu vẫn bị mẹ chồng tát cháy má
Bất cứ ai yêu trà mến ấm đều từng nghe đến câu: “Nhất nước, nhì trà, tam pha, tứ ấm”. Hàm ý của câu nói về 4 điểm quan trọng nhất trong nghệ thuật thưởng trà. Ở đó, “nước” dùng để pha trà là yếu tố đứng đầu. Vậy, nguồn nước nào được các chuyên gia khuyên dùng trong pha chế trà? Và liệu, “nước” có thật sự tác động đến chất lượng chén trà thành phẩm?Lương y Đinh Công Bảy, Tổng Thư ký Hội Dược liệu TP.HCM, tác giả của hàng loạt bài viết giá trị về sức khỏe, đã có những câu chuyện chia sẻ thú vị xoay quanh chủ đề “Nước” - ý nghĩa trong nghệ thuật thưởng trà trước thềm xuân Nhâm Dần.
 |
NSƯT Hải Phượng và lương y Đinh Công Bảy thưởng trà và nói về nước trong nghệ thuật pha trà trước thềm xuân. |
Theo Lương y Đinh Công Bảy, bên cạnh lá trà, loại trà, “nước” là yếu tố tiên quyết tạo nên một chén trà ngon. Chất lượng của nước quyết định trực tiếp tới chất lượng của chén trà. Vì vậy, người pha trà không chỉ nên biết về loại trà mình sử dụng mà còn cần tìm hiểu cả chất lượng của nước dùng trong pha trà.
“Nước có thành phần hóa học không? Chúng được phân loại như thế nào?”, vị lương y đặt câu hỏi.
Ông cho biết, nước ngon phải đạt một số tiêu chuẩn như: đó là “nước mềm”; màu sắc trong suốt, không vẩn đục; không mùi, vị tươi mát, ngọt ngào; nước mát tự nhiên (nhiệt độ nước thấp); nguồn nước trong môi trường sạch, tràn đầy sinh khí, giàu oxy.
Trong “Thưởng trà thật đẹp, thật vui” (NXB Tổng hợp TP.HCM), nghệ nhân Nguyễn Ngọc Tuấn cũng đã có chia sẻ: “Nước mềm là nước có tỷ lệ muối hòa tan Calcium và Magnesium thấp. Người ta chia độ mềm, cứng của nước theo đơn vị đo độ cứng như mg, Ca/L, hoặc CaCo3/L. Trong tự nhiên, rất nhiều nguồn nước có độ cứng thấp như nước mưa, độ cứng của nước mưa gần như bằng 0, và độ cứng của nước sông, ao hồ ở đồng bằng phần lớn cũng khá thấp. Ngược lại vùng núi đá vôi lại có độ cứng cao”.
 |
Một khay trà trong nghệ thuật thưởng trà ngày xuân |
Trong khái niệm Đông y, những loại nước được đánh giá cao để pha trà có thể kể đến như: Vũ Thủy - nước mưa, Lộ Thủy - nước sương móc, Đông Sương - nước sương sa, Lưu Trường Thủy - nước dòng sông, ngoài ra còn có Đông Lộ Thủy hay Tỉnh Hoa Thủy.
Theo lương y Đinh Công Bảy, trà pha bằng những loại nước này không những toát lên được vị ngon thanh của chén trà, mà còn hỗ trợ tiêu trừ bệnh tật. Trong số đó nổi bật nhất là Vũ Thủy, Lộ Thủy, Đông Lộ Thủy- 3 thứ nước được người xưa đánh giá cao để tạo ra chén trà ngon.
Trả lời câu hỏi, liệu có nguồn nước nào dồi dào, thuận lợi cho việc pha trà mà lại tạo chất lượng tốt cho chén trà thành phẩm, lương y Đinh Công Bảy cho biết, tập sách “Thưởng trà thật đẹp, thật vui” của Nghệ nhân Nguyễn Ngọc Tuấn có thể là câu trả lời thỏa đáng nhất cho ưu tư này. Tuy nhiên, “nước mưa phải chọn nước mưa sau (không lấy nước ở cơn mưa đầu) và dụng cụ lấy, chứa nước mưa phải được vệ sinh sạch sẽ không để lẫn rêu, bụi…
Cách lấy nước Lộ Thủy là lấy nước trên lá cây lúc sáng sớm vào mùa thu là tốt nhất. Nước sương sa thì cũng lấy như nước Lộ Thủy nhưng vào mùa đông. Nước đọng lại trên lá sen cũng hay được dùng, vì lá sen có hương thơm thanh, lấy nước đọng trên lá sen còn ngậm hương sen để pha trà thì rất tuyệt. Nước dòng sông - Lưu Trường Thủy cũng phải chọn nước nơi thượng nguồn cho sạch, lấy ở giữa dòng thì nước mới trong, có vị ngọt và tính bình khí”.
“Tất nhiên chúng ta có những nguồn nước tốt, hoàn toàn phù hợp cho việc pha trà mà anh Tuấn đã kỳ công đến tận nơi thực nghiệm. Phải khẳng định, “nước” trong “Thưởng trà thật đẹp, thật vui” là công trình nghiên cứu chất lượng, không chỉ thỏa đáng về khoa học mà còn chuẩn xác trong nghệ thuật thưởng thức”, lương y Bảy nói.
Có thể điểm qua một trong số những nguồn nước quý và tốt cho pha chế trà, gần TP.HCM nhất, mà Nghệ nhân Nguyễn Ngọc Tuấn đã nêu, là nước trên núi Thị Vãi (xã Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).
 |
Lương y Đinh Công Bảy (bìa phải) và nghệ nhân Nguyễn Ngọc Tuấn trò chuyện về nước, nghệ thuật pha trà và sức khỏe người dùng trà thường xuyên. |
“Nguồn thủy liệu trên núi Thị Vãi có vị ngọt và thanh mát. Khi dùng nước này để pha trà cổ thụ, những người thưởng thức có cảm giác mình đang thưởng thức chén trà trên “cổng trời” ở vùng Tây Bắc.
Nếu dùng nguồn thủy liệu này pha với trà Thái Nguyên thì nước sẽ có màu xanh biếc của vùng núi đồi trung du, đặc biệt hương vị vẫn giữ đều cho tới lần pha nước thứ năm, thứ sáu. Khi lấy nước suối núi Thị Vãi pha đem trà Ô long thì trong chén trà có lẫn mùi hương nhân sâm của rừng già”, nghệ nhân Nguyễn Ngọc Tuấn chia sẻ thêm.
Trong khi đó, nghệ sĩ đàn tranh Hải Phượng cũng đã có những chia sẻ đặc sắc về Tuyết Thủy, tức nước từ tuyết. Theo chị, người từng có khoảng thời gian dài sinh sống, làm việc và du lịch ở những nơi có tuyết dày bao phủ: “Ở xứ lạnh có tuyết, người ta hay lấy tuyết làm nước pha trà. Có khoảng thời gian tôi đến Nga, đã được nghệ nhân Nguyễn Ngọc Tuấn chỉ cho cách dùng nước tuyết để pha trà. Khi lấy tuyết làm nước phải chọn nơi tuyết sạch, đào bỏ khoảng 15cm - 20cm lớp tuyết phía trên mới lấy dùng. Trải nghiệm cũng rất độc lạ”.
Bên cạnh đó, lương y Đinh Công Bảy cũng đề xuất một số nguồn nước phổ biến có thể vận dụng trong pha chế trà, là nước máy. Lương y Bảy nói: “Nước máy chứa nhiều hóa chất nên dùng trực tiếp pha trà không được tốt, làm nước trà mất đi màu xanh, hương trà bị mùi hóa chất lấn át, kể cả có là trà ngon. Do vậy, cần cải tạo nguồn nước máy bằng cách lấy nước máy cho vào cái vại sành, phủ lớp vải bên trên để tránh bụi và phơi trong bóng râm khoảng 2 tuần cho bay hết mùi chlorine là dùng pha trà được”.
Đặc biệt, một mẹo nhỏ, khá thú vị để có nguồn nước tuyệt hảo nhất, theo lương y Đinh Công Bảy là từ “tâm ý, trạng thái con người”: "Khi đặt chum nước với nguồn nước như nhau, chum đặt gần người tức giận, nước sẽ cứng lại; chum đặt gần người vui vẻ, nước trở nên mềm hơn”.
Lương y nhấn mạnh: “Nước ngon sẽ “đánh thức” được những đặc tính tuyệt hảo trong trà khô. Ngay cả khi cách pha chế còn vụng về, chất lượng trà ở hạng trung, nhưng dùng nước ngon để pha, vẫn làm tăng chất lượng của chén trà”.
Nghệ nhân Nguyễn Ngọc Tuấn thì khẳng định: “Hiểu được đặc tính của nước, biết chọn nước để pha trà là đã hiểu được một nửa nghệ thuật thưởng trà”.
Nguyên Minh

Điều thú vị về trà Việt không phải ai cũng biết
“Tôi tự tin nói rằng Việt Nam chúng ta là một trong những chiếc nôi sinh trưởng cây chè trên thế giới”, nghệ nhân Nguyễn Ngọc Tuấn, tác giả cuốn sách Thưởng trà thật đẹp, thật vui chia sẻ.
" alt=""/>Lương y Đinh Công Bảy nói về nghệ thuật thưởng trà