Thị trường vẫn giữ được trạng thái tăng điểm cho đến hết phiên giao dịch hôm nay (18/9), song vào thời điểm kết phiên, biên độ tăng của VN-Index đã thu hẹp đáng kể so với cuối phiên sáng.
Chỉ số đại diện sàn HoSE đóng cửa tăng 5,95 điểm tương ứng 0,47% lên 1.264,9 điểm và sau khi chạm ngưỡng 1.270 điểm. HNX-Index tăng 0,66 điểm tương ứng 0,28% và UPCoM-Index tăng 0,35 điểm tương ứng 0,37%.
Sắc xanh chiếm ưu thế với 504 mã tăng giá, 44 mã tăng trần trên cả 3 sàn, áp đảo so với 304 mã giảm, 22 mã giảm sàn. Số mã tăng trần và giảm sàn tập trung tại thị trường UPCoM, nơi có biên độ dao động rất lớn lên tới 30%: Có 28 mã tăng trần đồng thời cũng có 11 mã giảm sàn ở đây.
Thanh khoản sàn HoSE cải thiện mạnh so với phiên trước (Nguồn: VNDS).
Yếu tố tích cực là cùng với diễn biến tăng của chỉ số, thanh khoản trên các sàn giao dịch cũng cải thiện mạnh mẽ. HoSE ghi nhận 799,78 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 18.546,46 tỷ đồng; HNX có 57,26 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 7.705,02 tỷ đồng và con số này trên thị trường UPCoM là 35,41 triệu cổ phiếu tương ứng 426,19 tỷ đồng.
Nhóm cổ phiếu ngành công nghệ thông tin hôm nay diễn biến tích cực, hầu hết tăng giá. Trong đó, ST8 tăng trần, ITD tăng 3,4%; CMG tăng 3,1%; ELC tăng 2,9% và FPT tăng 1,3%.
Giao dịch tại nhóm cổ phiếu dịch vụ tài chính rất sôi động. FIT tăng trần, trắng bên bán, trong khi đó, HCM tăng 4% với khối lượng khớp lệnh cao, gần 30 triệu đơn vị. SSI khớp lệnh 28,2 triệu cổ phiếu và tăng giá 2,1%; VND khớp lệnh 11,5 triệu cổ phiếu, tăng giá 1% và VIX khớp lệnh 15,5 triệu đơn vị, cũng tăng giá.
Một số cổ phiếu ngành chứng khoán cũng tăng giá tốt, như VDS tăng 3,9%; ORS tăng 2,4%; BSI tăng 1,5%; APG tăng 1,3%; TCI, VCI cùng tăng 1%.
Phần lớn cổ phiếu tăng giá và cũng được giao dịch với thanh khoản cao. Trong đó, CTG tăng 2,1%, khớp lệnh 17,5 triệu cổ phiếu; STB tăng 1,3%, khớp lệnh 14,8 triệu cổ phiếu; TCB tăng 1,1%, khớp lệnh hơn 15 triệu cổ phiếu. Điều quan trọng là các ông lớn vốn hóa như VCB, BID tăng giá.
Trái ngược với các phiên trước, nhóm Vingroup hôm nay lại góp phần kìm hãm VN-Index do chịu áp lực chốt lời. VHM điều chỉnh nhẹ 0,2%; VIC điều chỉnh 0,6% và VRE giảm 1,3%.
ITA giao dịch mạnh ở mức giá sàn, kết phiên giảm sâu (Nguồn: VDSC).
Cổ phiếu ITA của Tân Tạo phải chờ tới phiên chiều mới được giao dịch. Áp lực bán đối với ITA rất mạnh, có thời điểm đẩy mã này xuống mức giá sàn 2.810 đồng trước khi đóng cửa ở 2.860 đồng, giảm 5,3%.
Nhà đầu tư bán mạnh mã này sau khi Tân Tạo nhận thông báo bị đình chỉ giao dịch trên HoSE sau khi bị tất cả 30 công ty kiểm toán từ chối, chưa thể công bố thông tin tài chính (báo cáo tài chính kiểm toán và báo cáo thường niên năm 2023, báo cáo tài chính soát xét bán niên năm nay) đúng hẹn.
Hồi tháng 8, Tân Tạo có đề nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) và HoSE cho phép tạm hoãn công bố các tài liệu trên. Phía doanh nghiệp trần tình rằng, mặc dù đã nỗ lực hết sức, liên hệ làm việc và thuyết phục tất cả công ty kiểm toán (30 công ty được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán năm 2023), nhưng đều bị từ chối.
Trước đó, UBCKNN đã đình chỉ, tước giấy phép hành nghề có thời hạn với 4 người đã kiểm toán BCTC của Tân Tạo vào năm 2021 và 2022, BCTC soát xét bán niên năm 2023. Tân Tạo cho rằng, việc này khiến các hãng kiểm toán lo sợ.
Phiên hôm nay, cổ phiếu DLG của Đức Long Gia Lai cũng giảm kịch biên độ sàn HoSE xuống còn 1.660 đồng/cổ phiếu, khớp lệnh 5,8 triệu cổ phiếu. DLG giảm sàn sau khi nhận quyết định của HoSE về việc đưa vào diện cảnh báo kể từ 23/9 do chậm công bố thông tin.
" alt=""/>Nhận tin xấu, cổ phiếu Tân Tạo và một ông lớn Gia Lai bị xả mạnhỦy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Nguyễn Thương Huyền vì có hành vi không đăng ký chào mua công khai theo quy định pháp luật.
Cụ thể, theo xác định của cơ quan quản lý, bà Nguyễn Thương Huyền đã mua vào hơn 7 triệu cổ phiếu SHG của Tổng Công ty cổ phần Sông Hồng vào ngày 28/7/2023 dẫn đến thay đổi tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu sau giao dịch tăng từ 0% lên 25,96% nhưng không đăng ký chào mua công khai với UBCKNN.
Tổng Công ty Sông Hồng vừa diễn ra biến động về nhân sự cấp cao (Ảnh minh họa: SHG).
Bà Huyền bị phạt tiền 125 triệu đồng theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 156 năm 2020 của Chính phủ đồng thời bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Bà này bị buộc phải từ bỏ quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được ủy quyền trên số cổ phần có được từ hành vi vi phạm, quy định tại Điểm c Khoản 6 Điều 17 Nghị định số 156/2020.
Bên cạnh đó, bà Nguyễn Thương Huyền cũng buộc phải bán cổ phiếu để giảm tỷ lệ nắm giữ xuống dưới mức phải chào mua công khai đối với hành vi vi phạm trong thời hạn tối đa 6 tháng, kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành, quy định tại Điểm d Khoản 6 Điều 17 Nghị định số 156/2020.
Dữ liệu HoSE về lịch sử giao dịch cổ phiếu SHG cho thấy, tại phiên 28/7/2023 đã xuất hiện giao dịch thỏa thuận hơn 7 triệu cổ phiếu SHG với giá trị 11,22 tỷ đồng. Trong phiên giao dịch nói trên, SHG khớp lệnh 72.000 đơn vị, tăng 11,11% lên 2.000 đồng.
Theo báo cáo quản trị bán niên của Tổng công ty cổ phần Sông Hồng nộp lên UBCKNN, tại ngày 30/6, bà Nguyễn Thương Huyền đang là đại cổ đông nắm giữ lượng cổ phần lớn nhất, với tỷ lệ nắm giữ là 25,96%, ngày trở thành cổ đông lớn là 28/7/2023.
Hai cổ đông lớn khác của doanh nghiệp là bà Trần Bích Thủy và bà Nguyễn Thị Hương, mỗi người sở hữu 24,5% cổ phần. Ngày giao dịch gần nhất của bà Trần Bích Thủy là ngày 19/1 còn bà Nguyễn Thị Hương giao dịch gần nhất ngày 16/2.
Ngày 1/10, ông Trần Huyền Linh đã được miễn nhiệm chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị theo nguyện vọng cá nhân, thay vào vị trí trên là ông Phan Việt Anh (sinh năm 1975). Ông Phan Việt Anh đồng thời cũng không còn là Tổng giám đốc và đại diện theo pháp luật của Tổng Công ty Sông Hồng.
Hội đồng quản trị Tổng Công ty Sông Hồng cũng đã thống nhất bổ nhiệm ông Đặng Minh Quang (sinh năm 1974) có trình độ Tiến sĩ Quản trị kinh doanh, là Ủy viên Hội đồng quản trị, giữ chức danh Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của Tổng công ty thay cho ông Phan Việt Anh.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu SHG đang thuộc diện hạn chế giao dịch (chỉ được giao dịch vào phiên thứ Sáu hàng tuần) do không tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên 2 năm tài chính gần nhất và âm vốn chủ sở hữu. Sau khi tăng 5,56% phiên 4/10, thị giá SHG ở mức 1.900 đồng, giảm 45,7% so với đầu năm.
" alt=""/>Người phụ nữ "bí mật" mua gần 26% cổ phần Tổng Công ty Sông Hồng