Đội tuyển Việt Nam vừa đánh bại Jordan, chính thức góp mặt trong vòng Tứ kết giải AFC Cup 2019. Cùng với Công Phượng, thủ môn Đặng Văn Lâm (Lâm 'tây') lại trở thành người hùng trong lòng người hâm mộ. Ít ai biết, Lâm 'tây' có gia thế khá hoành tráng.Bạn gái tin đồn của Lâm 'tây' đăng Facebook ẩn ý chúc mừng bạn trai
Sau chiến thắng, hành động của Duy Mạnh khiến khán giả xôn xao
Những giấc ngủ mệt ngoài giữa phố sau đêm CĐV quậy tưng bừng
Hiện Văn Lâm là thủ môn số 1 tại CLB Hải Phòng và đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam.
Đặng Văn Lâm (SN 1993) mang hai dòng máu, bố là người Việt, mẹ là người Nga. Họ đều hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật.
 |
Thủ môn mang dòng máu lai đang nhận được sự quan tâm của người yêu mến bóng đá. |
Gia đình Đặng Văn Lâm có 3 anh em, trong đó Lâm là anh cả. Dưới Lâm là cậu em Văn Mạnh và em gái Thanh Giang (11 tuổi). Cả 3 đều có vẻ đẹp lai nổi bật.
 |
Thủ thành sinh năm 1993 đón Giáng sinh cùng bố mẹ và 2 em. |
Tuy nhiên, ít ai biết anh thuộc dòng họ Đặng nổi tiếng của làng múa Việt Nam với bố là nghệ sĩ múa Đặng Văn Sơn, bác ruột là NSƯT Đặng Văn Hùng (nguyên Giám đốc nhà hát Ca múa nhạc dân tộc Bông Sen), chị họ là "chim công làng múa" - Đặng Linh Nga.
 |
Thủ thành Lâm "tây" xuất thân trong gia đình nổi tiếng của làng múa Việt Nam. |
Ông Đặng Văn Sơn (bố của thủ thành Lâm "tây") có 8 anh chị em. Ông là anh em sinh đôi với NSƯT Đặng Văn Hùng (bố của diễn viên múa Linh Nga).
 |
Bố và bác ruột có sức ảnh hưởng không nhỏ đến sự nghiệp của Văn Lâm. |
Từ nhỏ, Đặng Văn Lâm đã có niềm đam mê với bóng đá. Anh được HLV đội U8 Spartak Moscow (Nga) phát hiện.
Văn Lâm được đào tạo tại Spartak Moscow trong 5 năm. Sau đó, anh chuyển sang lò đào tạo của Dinamo Moscow - nơi từng sản sinh ra huyền thoại thủ thành Lev Yashin.
Anh từng chia sẻ, mẹ anh - bà Jukova Olga, chính là người đã truyền tình yêu bóng đã cho con trai.
"Mẹ tôi rất hâm mộ thủ môn Lev Yashin. Từ lúc tôi còn rất nhỏ, bà đã kể cho tôi những giai thoại về cố cầu thủ vĩ đại này.
Chính những câu chuyện đó đã hình thành ước mơ được trở thành một thủ môn trong tôi. Tôi chưa bao giờ hối hận về sự lựa chọn này".
 |
Đặng Văn Lâm ngày nhỏ. |
 |
Ngay từ bé, Văn Lâm đã sở hữu đường nét đáng yêu. |
Sau giải AFF Cup 2018, sau thành công của Lâm 'tây' và đội tuyển Việt Nam, trên trang cá nhân facebook, NSƯT Đặng Hùng đã đăng dòng trạng thái đầy hạnh phúc gửi người cháu ruột. Trong bức thư, ông không ngần ngại xưng bố và gọi Văn Lâm là con.
Ông viết:
"Con sinh ra tại Moscow và được thừa hưởng những gì tốt đẹp nhất của 2 đất nước Việt - Nga. Bố con là nghệ sĩ múa giỏi đã từng đóng góp không nhỏ cho ngành múa Việt Nam.
Con được bố Đặng Văn Sơn nuôi dưỡng và truyền hết tình cảm của một người cha Việt Nam nuôi con đẻ của mình trên đất Nga.
Con đã được bố Sơn cho ăn đồ ăn Việt Nam... và trong trái tim con đã yêu và nhớ thương Việt Nam từ những món ăn quê hương.
Con yêu bóng đá từ rất nhỏ và đã được bố Sơn cho đi học tại các trường huấn luyện bóng đá nổi tiếng ở Moscow.
Cũng như chị Linh Nga sau khi học tốt nghiệp tại nước ngoài, con luôn mong muốn được trở quê hương của mình.
Mở đầu sự nghiệp của con tại Việt Nam đã được gia đình ta lựa chọn rất kỹ càng. Bố Sơn đã không ngần ngại khi giao con cho bác Hùng. Con cũng đã không cảm thấy hẫng hụt khi bác và bố Sơn chỉ khác nhau mỗi cái "tên gọi " .
8 năm trôi qua với bao thăng trầm vất vả và đó cũng là thời gian thử thách của con tại CLB bóng đá Hoàng Anh Gia Lai và đội bóng TP.HCM.
Không ít lần 2 bố con mình đã phải vất vả bởi những chấn thương của con và bởi những khó khăn vất vả mà không ai có thể giúp con được ngoài bố và gia đình nội của con tại Hà Nội.
Con vẫn như xưa, vẫn miệt mài khát khao được cống hiến... Ở tuổi 60, hôm nay bác lần đầu tiên mới được có mặt tại sân Mỹ Đình theo lời mời của con.
Nhìn con tập trên sân trước giờ thi đấu bác thầm khấn Trời Phật cho con được hoàn thành nhiệm vụ và đạt được mục tiêu mà gia đình ta đã đặt ra.
Thành công hôm nay của con là kết quả của những ngày tháng lao động vất vả, là của sự quan tâm yêu thương con của cả đại gia đình ta.
Đặc biệt là thành công của tình yêu vô cùng lớn lao của khán giả cả nước đã dành cho con. Con không bao giờ được quên những gì đã làm nên chiến thắng của con ngày hôm nay nhé!
Con luôn là Đặng Văn Lâm bé bỏng đáng yêu của gia đình ta con nhé ! Bố luôn yêu Con".

Chuyện chưa biết về người mẹ Nga của thủ môn Lâm 'tây'
Thủ môn Đặng Văn Lâm từng chia sẻ, mẹ là người đã truyền tình yêu bóng đá và động viên anh theo nghiệp quần đùi áo số.
" alt=""/>Gia thế ít người biết của thủ thành Lâm 'tây' AFC Cup 2019
Vẻ đẹp tự nhiên đầy cuốn hút của phụ nữ Pháp vẫn luôn trở thành nguồn cảm hứng bất tận của phái đẹp trên toàn thế giới. Ẩn sâu trong đó là bí kíp gìn giữ thanh xuân vĩnh cửu của phụ nữ nơi đây.Tại “đế chế” mỹ phẩm làm đẹp như Pháp, chắc chắn mỗi phụ nữ đã tự tìm cho mình những phương pháp làm đẹp hiệu quả, giữ gìn nhan sắc đỉnh cao, rạng ngời nhất của thanh xuân. Có thể kể tên những xu hướng làm đẹp được ưa chuộng, đó là sử dụng sản phẩm từ dòng mỹ phẩm hữu cơ (organic cosmetics) uy tín 100% từ tự nhiên hay dòng dược mỹ phẩm (cosmeceuticals) đến từ các thương hiệu Botani, Lysedia…
Áp dụng vẹn nguyên tinh thần “đánh thức vẻ đẹp bất tử với thời gian”, thương hiệu Lysedia đã mở ra những thành tựu to lớn trong ngành công nghiệp dược mỹ phẩm từ những điều tưởng chừng như không thể, hoàn thiện “giấc mộng thanh xuân” cho hàng triệu phụ nữ Pháp.
Bắt đầu từ những điều “không tưởng”…
Là một trong những đất nước sở hữu “đế chế làm đẹp” lâu đời nhất cùng Nhật Bản, Hàn Quốc... mỹ phẩm Lysedia hiểu rõ muốn tạo được chỗ đứng tại “kinh đô ánh sáng” cần có những thành tựu đột phá, mới lạ. Kể từ đó, giấc mộng tạo ra các sản phẩm chống lão hóa, chăm sóc hư tổn cho làn da mà không cần nhờ đến phẫu thuật thẩm mỹ hay các thủ thuật xâm lấn 100% tự nhiên đã được nuôi dưỡng từ những năm 1999.
Không để khó khăn làm chùn bước, những dược sĩ thiên tài của Lysedia đã tạo nên dòng mỹ phẩm cao cấp Lysedia chiết xuất tự nhiên tinh khiết bằng những công nghệ bào chế tiên tiến nhất, trở thành xu hướng chăm sóc da của thời đại mới - hiệu quả siêu việt nhưng tuyệt đối lành tính.
… cho tới những sáng tạo đột phá
Điểm đặc biệt nhất trong thành quả nghiên cứu nhiều năm, đó là trong các sản phẩm của Lysedia đều chứa hợp chất X5 - hợp chất chống lão hóa được cấp bằng sáng chế độc quyền với tỷ lệ chống lão hóa trên kiểm định lâm sàng lên tới 132,5%, được nhà sản xuất đánh giá là cao nhất từ trước tới nay. Chắc chắn đây chính là lời đáp giải dễ hiểu nhất cho những sản phẩm từ Lysedia đã hoàn thành tốt nhiệm vụ gìn giữ năng lượng tươi trẻ, tái tạo da, tăng cường đàn hồi và nâng cơ gọn mặt mà mọi phụ nữ luôn ao ước, tìm kiếm.
Không nằm ngoài vòng xoáy của ước vọng sở hữu vẻ đẹp không tì vết, những ngôi sao hàng đầu trên đất Pháp đã trải nghiệm “nằm lòng” những sản phẩm từ Lysedia Paris.
 |
Bước sang tuổi 35 mà không còn bất cứ dấu hiệu lão hóa hay nếp nhăn, Aurelie Vaneck - cô diễn viên đa tài và là một doanh nhân thành đạt đã phải thốt lên đầy kinh ngạc khi trải nghiệm sử dụng serum chống lão hóa RegeCell X5 Lysedia. |
 |
Có tin được rằng, đây chính là nhan sắc của một phụ nữ đã sang tuổi 46? Nữ diễn viên, nhà văn và cũng là đạo diễn gạo cội với hơn 70 tác phẩm, Julie Ferrier luôn nổi bật trong đám đông với làn da trắng hồng, căng mịn. Đó là nhờ dung dịch Enzym tẩy tế bào chết Actipeeling AG20. |
Đúng như lời bà Isabelle Margnat - Founder Lysedia Paris đã khẳng định: “Lysedia có mọi thứ mà phụ nữ cần”. Và điều tuyệt vời hơn nữa, vào ngày 28/12/208, Margnat sẽ mang đến món quà cuối năm đầy ý nghĩa cho phụ nữ Việt Nam khi chính thức ra mắt các sáng chế ưu việt từ dòng dược mỹ phẩm cao cấp Lysedia sau hơn 2 năm trực tiếp nghiên cứu trên cơ địa phụ nữ châu Á.
Sản phẩm được phân phối bởi Công ty TNHH Behe Việt Nam VPGD: Khu đô thị Đại Kim, Quận Hoàng Mai, Hà Nội Hotline: 19008912 - 024 666 38 286 - 0901 669 112 Email: [email protected] Website: Behe.vn Facebook: https://www.facebook.com/Lysedia.vietnam/ |
Lệ Thanh
" alt=""/>Hành trình khám phá ‘sắc đẹp vĩnh cửu’ của phụ nữ Pháp
Một sinh viên hỏi, ông có buồn lắm không? Có rơi nước mắt không khi người bạn mấy chục năm rong ruổi cùng mình qua quãng đời cùng cực đã không còn nữa? Ông chỉ thở dài và lắc đầu.“Tôi chưa từng rơi nước mắt kể từ khi bà ấy ốm nặng cho đến sau khi bà ấy qua đời. Thế nhưng tôi phải mất một năm để quên được tiếng gọi: “Ông ơi” vào mỗi buổi chiều tà. Bà ấy đi làm về sẽ ngồi ở con đê trước mặt kia và gọi như vậy”, người đàn ông khắc khổ, đôi mắt đã đục mờ hướng về phía con đê.
Ông là Nguyễn Văn Thảo (84 tuổi, quê Nam Định).
 |
Ông Nguyễn Văn Thảo (84 tuổi) hiện sống đơn độc trên con thuyền cũ kỹ ở bãi giữa sông Hồng. |
Khoảng những năm đầu của thập niên 90, ông bán nước trên một vỉa hè nhỏ của thành phố Nam Định và bất ngờ gặp bà Trần Thị Xuân - người phụ nữ với gương mặt đầy suy tư. Ông không hỏi bà về hoàn cảnh, bà cũng không hỏi ông về gia đình. Họ giao tiếp và hiểu nhau qua ánh mắt.
“Thế rồi bà ấy đồng ý đi cùng tôi, góp gạo thổi cơm chung với tôi từ lần gặp đó”, ông Thảo nhớ và kể lại bằng giọng chậm rãi.
Hai ông bà từng đưa nhau đi nhiều nơi, làm nhiều nghề khác nhau nhưng cuối cùng họ chọn con thuyền trong xóm nổi ở bãi giữa sông Hồng (khu vực gần cầu Long Biên, Hà Nội) làm nơi neo đậu cuộc đời mình.
Hàng ngày, trên chiếc thuyền cũ kỹ, ông Thảo làm đồ chơi dân gian rồi mang đi bán ở các cổng trường, khu công viên trên địa bàn Hà Nội. 6h tối, ông lại về cơm nước chờ bà Xuân đi nhặt và bán đồng nát về.
 |
Đồ chơi dân gian hình các con vật được ông Thảo làm từ những tấm bìa carton cứng. |
Cuộc sống của cặp vợ chồng chưa từng có hôn lễ cứ thế trôi qua. Ông không nhận mình có một tình yêu đẹp, lãng mạn và khiến người ta ngưỡng mộ như trong những câu chuyện cổ tích. Nhưng ông chắc chắn gần 30 năm chung sống bên nhau, hai ông bà chưa một lần to tiếng.
“Tôi bị bệnh tim còn bà ấy cao huyết áp. Chúng tôi không có con chung nhưng cả hai cứ nương tựa vào nhau. Lúc tôi mệt thì bà ấy chăm, lúc bà ấy ốm thì tôi phục vụ. Người này nói một lời người kia đã hiểu đủ ý nên chưa bao giờ chúng tôi to tiếng với nhau”, ông Thảo nói.
Vốn ốm đau bệnh tật liên miên, ông Thảo từng nghĩ sẽ là người “đi trước” vợ. Nhưng rồi một ngày bà Xuân bỗng phát bệnh nặng và yếu dần...
“Đó là một buổi chiều cách đây chừng 6 năm. Bà ấy nôn ói liên tục. Tôi đưa bà ấy đi viện cùng tất cả tài sản là 17 triệu đồng. Khi tiêu hết số tiền ấy, tôi buộc phải đưa bà về thuyền”, ông Thảo nhớ lại.
Từ đó, hai ông bà cầm cự với nhau bằng số thuốc do các mạnh thường quân cứu giúp. Nhưng thuốc đó cũng chẳng đủ để bà Xuân hồi phục sức khỏe nên việc kiếm tiền duy trì cuộc sống gia đình phụ thuộc phần lớn vào ông.
“Tôi lo cho bà ấy nên lúc nào cũng phải ở cạnh, vừa chăm sóc, vừa cặm cụi làm đồ chơi dân gian. 3h chiều tôi mới rời khỏi thuyền đi bán hàng. 6h tối lại có mặt ở nhà để cơm nước, phục vụ bà”, ông Thảo kể.
 |
Kể từ khi người bạn đời rời khỏi trần thế, sức khỏe ông Thảo kém hẳn đi. |
4 năm sau ngày đi viện, bà qua đời. Ông Thảo vẫn nhớ, lúc đó, ông chỉ kịp gọi hàng xóm rồi ngất đi.
Những người trong xóm nổi phải chia nhau người đưa ông Thảo đi viện, người lo ma chay cho bà Xuân.
“Lúc bà ấy mất, tôi không có một xu trong người nên mọi việc lo toan, mai táng đều nhờ vào chính quyền địa phương, hàng xóm và mạnh thường quân”, người đàn ông lớn tuổi nói giọng chậm rãi.
Lúc ông từ viện trở về, thấy phần mộ của bà đã yên vị ở sau khuôn viên miếu Hai cô - một ngôi miếu nằm gần khu vực gầm cầu Long Biên. Ông Thảo mới thở phào: “Vậy là, bà ấy đã được an nghỉ ở một nơi tốt đẹp”.
Khi trở về con thuyền quen thuộc, ông Thảo lại nhớ người bạn đời của mình đến cồn cào: “Từng vị trí bà ấy hay nằm, hay ngồi cứ in đậm trong tâm trí tôi. Rồi đi đâu đó, thấy bóng dáng ai giống bà ấy, tôi lại giật mình”.
Nhiều sinh viên, khách du lịch, mạnh thường quân đi qua đê, thấy ông Thảo ngồi ngẩn ngơ ở cửa thuyền nên ghé vào.
Họ giúp đỡ người đàn ông già yếu này bằng cách mua những đồ chơi dân gian do ông làm ra như: con rùa, con rồng, con rắn, con heo... bằng bìa carton và ở lại nói chuyện cho ông đỡ buồn. Nhưng khi một mình ông Thảo lại đau đáu nỗi xót xa với người vợ quá cố.
"Sống với bà ấy hơn 20 năm, lúc bà ấy gần qua đời, tôi mới biết bà ấy cũng có một nỗi khổ tâm giống tôi. Sinh ra 4 người con vì lý do khó nói nên đến cuối đời vẫn không dám nhận bất cứ ai... ".
"Đôi lúc thấy con, bà ấy còn cụp nón xuống để chúng không nhận ra mình... rồi khi mất cũng chỉ nhờ vào những người không thân thích", ông Thảo ngậm ngùi.
Ông Thảo bảo gần đây, một vài người của trung tâm bảo trợ và nhà tình thương đề nghị đón ông Thảo về, lo cho ông đến hết cuộc đời nhưng ông còn đắn đo.
"Bà ấy mất đi khi nỗi khổ tâm chưa được giải tỏa. Vì vậy dù thế nào, tôi cũng muốn hương khói, thăm nom mộ bà ấy đến hết 3 năm cho trọn vẹn nghĩa tình... ”, ông Thảo khẽ hướng đôi mắt đục mờ về phía ban thờ, nơi có di ảnh người đàn bà đã rời xa ông 2 năm về trước.

Cụ ông Sài Gòn chải tóc cho người bạn đời trong tiệm áo cưới
Nhân kỷ niệm 50 năm ngày cưới, cặp vợ chồng ở TP.HCM đã chụp bộ ảnh kỉ niệm đám cưới vàng khiến người xem xúc động.
" alt=""/>Cuộc đời xót xa của cụ ông trên con thuyền cũ kỹ giữa sông Hồng