Lịch thi đấu VCK U23 châu Á 2022 hôm nay:
01/06 - 20:00: Iran 1-1 Qatar (VTV6)
01/06 - 20:00: Australia 2-0 Kuwait (VTV5)
01/06 - 22:30: Uzbekistan 1-0 Turkmenistan (VTV6)
02/06 - 00:00: Jordan 1-1 Iraq (VTV5)
Thiên Bình

Lịch thi đấu VCK U23 châu Á 2022 hôm nay:
01/06 - 20:00: Iran 1-1 Qatar (VTV6)
01/06 - 20:00: Australia 2-0 Kuwait (VTV5)
01/06 - 22:30: Uzbekistan 1-0 Turkmenistan (VTV6)
02/06 - 00:00: Jordan 1-1 Iraq (VTV5)
Thiên Bình
Thế nhưng, những sinh viên – thế hệ tương lai của Hồng Kông này không hề bỏ bê việc học, dù những lớp học ở trường của họ đã bị gián đoạn vì những cuộc diễu hành kéo dài suốt 4 tuần qua.
Tại một địa điểm biểu tình, những bạn trẻ đã thiết lập một khu vực phục vụ học tập với wifi và những lớp dạy kèm miễn phí.
Reading Hui, một sinh viên chuyên ngành Toán học, ĐH Trung văn Hương Cảng, Hồng Kông cho biết các giáo sư của cậu đang hỗ trợ, giúp đỡ cho những sinh viên biểu tình để họ theo kịp việc học trên lớp.
“Hầu hết các giáo sư đều ủng hộ chúng tôi. Họ tổ chức những lớp học bù và nói với chúng tôi rằng nếu gặp khó khăn, chúng tôi có thể tới tìm họ bất cứ lúc nào.” – Reading Hui cho biết.
Tuy nhiên, Elvis Ko, một sinh viên chuyên ngành khoa học thực phẩm thừa nhận rằng việc học tập của cậu đang bị sao nhãng và điều đó khiến cha mẹ cậu tỏ ra không hài lòng.
![]() |
Khu vực học tập được trang bị đầy đủ bàn ghế và wifi miễn phí |
“Về cơ bản, cha mẹ sẽ không tranh luận với tôi về vấn đề này.Vì bạn biết đấy, dù có tranh luận thì ai trong chúng ta đều biết kết quả sẽ thế nào. Cha mẹ tôi cho rằng việc này không cần thiết và những người trẻ như chúng tôi không nên tụ tập ngoài đường phố vào ban đêm.” – Elvis Ko nói.
Nói về phong trào biểu tình ở Hồng Kông hiện nay, những người biểu tình muốn có quyền tự do lựa chọn người lãnh đạo trong cuộc bầu cử vào năm 2017. Nhưng nếu xét theo luật lệ hiện hành thì chỉ có những ứng cử viên được sự chấp thuận của một Ủy ban đề cử thân Bắc Kinh mới có đủ điều kiện để tham gia tranh cử.
Christie Wong, một sinh viên tham gia biểu tình cho biết cô vẫn đang hy vọng những cuộc đàm phán với chính phủ trong tương lai sẽ đem lại một số giải pháp hòa bình để người biểu tình có thể trở về nhà và tiếp tục việc học.
![]() |
Các sinh viên còn được hỗ trợ đồ ăn nhẹ và nước uống trong khi chuyên tâm học hành |
“Chúng tôi không hề thích tụ tập ở đây. Mọi người ai nấy đều muốn được quay lại cuộc sống yên bình của mình. Vì thế, nếu chúng tôi hài lòng với câu trả lời của chính phủ thì chúng tôi sẽ quay trở lại cuộc sống trước đây và trả lại sự bình yên và sạch sẽ cho những địa điểm biểu tình. Tôi thật lòng hy vọng điều ấy sẽ sớm xảy ra.”– Wong nói.
Tuy nhiên cho tới thời điểm hiện tại, phong trào biểu tình của thế hệ trẻ Hồng Kông vẫn diễn ra căng thẳng, không bên nào chịu nhượng bộ và có thể nhưng người biểu tình vẫn đang chuẩn bị cho cuộc đấu tranh lâu dài.
Thu Phương(Theo VOA)
" alt=""/>Sinh viên Hồng Kông vẫn cố gắng học tập trong khi biểu tìnhThông tư quy định cụ thể chương trình giáo dục bắt buộc đối với học sinh là công dân Việt Nam tại cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài. Theo đó, học sinh Việt Nam tại trường có vốn đầu tư nước ngoài phải học chương trình Việt Nam học.
Cụ thể, đối với giáo dục tiểu học, học sinh là công dân Việt Nam học tập tại trường tiểu học hoặc cấp tiểu học của trường phổ thông có nhiều cấp học có vốn đầu tư nước ngoài phải học chương trình tiếng Việt và chương trình Việt Nam học.
Đối với chương trình tiếng Việt, mục tiêu là giúp học sinh hình thành và phát triển vốn từ vựng và các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp phù hợp với lứa tuổi; cung cấp cho học sinh những kiến thức ban đầu về tiếng Việt, văn hóa và con người Việt Nam. Thời lượng không ít hơn 140 phút/ tuần, học từ lớp 1 đến hết lớp 5.
Chương trình Việt Nam học dành cho học sinh tiểu học có mục tiêu giúp học sinh hiểu biết cơ bản về các sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu và những truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của đất nước và con người Việt Nam; hiểu biết đơn giản về vị trí địa lý, lãnh thổ, lãnh hải, biển đảo, khí hậu, sông núi, tài nguyên, khoáng sản của Việt Nam; qua đó học sinh hình thành tình yêu quê hương, đất nước và lòng tự hào về dân tộc. Thời lượng không ít hơn 70 phút/ tuần, học từ lớp 4 đến hết lớp 5.
Đối với giáo dục trung học, học sinh phải học chương trình Việt Nam học để có kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại, có tính hệ thống về lịch sử, địa lí, văn hoá, truyền thống, phong tục, tập quán của Việt Nam. Thời lượng không ít hơn 90 phút/ tuần, học ở các lớp trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Học sinh được chuyển tiếp về trường Việt
Học sinh là công dân Việt Nam học tập tại các cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài, giảng dạy theo chương trình giáo dục của nước ngoài đã được cấp có thẩm quyền của Việt Nam phê duyệt thì được chuyển tiếp sang học tập tại cơ sở giáo dục phổ thông giảng dạy theo chương trình giáo dục của Việt Nam khi có nhu cầu. Cơ sở giáo dục phổ thông tiếp nhận và quyết định việc học chuyển tiếp của học sinh căn cứ kết quả đánh giá trực tiếp năng lực của học sinh.
Học sinh là công dân Việt Nam học tập tại cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông của nước ngoài đã đăng ký với Bộ GD-ĐT được quyền tham dự tuyển sinh vào các trường trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam theo quy định hiện hành.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/12/2014.
Ngân Anh
" alt=""/>Môn bắt buộc tại trường có vốn đầu tư nước ngoài![]() |
Một số tin nhắn đòi nợ đã được người dân phản ánh về hệ thống 5656 của Cục An toàn thông tin. |
Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT cho biết, chỉ trong tháng 1/2022, hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác qua tổng đài 5656 của Cục An toàn thông tin đã tiếp nhận hơn 13.000 phản ánh của người dân về việc bị làm phiền bởi tin nhắn rác, cuộc gọi rác.
Đáng chú ý, Trung tâm VNCERT/CC đã ghi nhận nhiều phản ánh của người dân về việc nhận được tin nhắn, cuộc gọi đe dọa, đòi nợ làm phiền dù không liên quan.
Nhấn mạnh nhắn tin đe dọa đòi nợ là hành vi vi phạm pháp luật, đại diện Trung tâm VNCERT/CC cho hay, theo khoản 1a của Điều 156 Bộ luật Hình sự quy định về tội vu khống, người nào thực hiện hành vi bịa đặt hoặc lan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác thì bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
Còn theo quy định tại khoản 1 Điều 133 Bộ luật Hình sự về tội đe dọa giết người, người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Trung tâm VNCERT/CC khuyến nghị người dân ngay khi nhận được các cuộc gọi, tin nhắn đe dọa đòi nợ dù không liên quan, người dân nên thực hiện ngay một số các biện pháp sau để hạn chế bị làm phiền. Đó là: kiểm tra thông tin cá nhân của thuê bao đang sử dụng, đảm bảo thuê bao sử dụng được đăng ký chính chủ; Liên hệ với bộ phận chăm sóc khách hàng của ngân hàng hoặc cơ quan tín dụng để khiếu nại, yêu cầu hỗ trợ.
Trong trường hợp vẫn tiếp tục bị đe dọa, người dân nên khai báo ngay với cơ quan công an địa phương để xử lý đối tượng vi phạm theo quy định. Ngoài ra, người dân có thể liên hệ với Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước để đề nghị xem xét xử lý những dấu hiệu vi phạm liên quan đến công tác đôn đốc, thu hồi nợ.
Vân Anh
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 91 thay thế Nghị định số 90/2008/NĐ-CP và Nghị định số 77/2012/NĐ-CP về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác đang gây bức xúc cho người dân hiện nay.
" alt=""/>Người dân cần làm gì khi nhận được tin nhắn, cuộc gọi quấy rối đòi nợ?