Đình Văn là cái tên quen thuộc với đông đảo khán giả những năm 1990. Anh là người thể hiện khá thành công những ca khúc của nhạc sĩ Vinh Sử như: Mưa bụi, Giăng câu, Làm dâu xứ lạ, Anh Sáu về quê…
Đinh Văn vốn là công nhân sửa chữa và lắp ráp máy in nhưng lại có niềm đam mê mãnh liệt với âm nhạc. Sau giờ làm việc, anh thường tham gia các buổi giao lưu văn nghệ. Năm 1982, anh đoạt Huy chương Vàng tại một cuộc thi văn nghệ quần chúng với ca khúc "Thành phố của tôi". Đó là bước ngoặt đưa anh tới con đường ca hát chuyên nghiệp.
Năm 1985, Đình Văn đoạt Huy chương Vàng tại Hội diễn Văn nghệ Quần chúng của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức tại Hải Phòng, với ca khúc "Hát về anh" (Thế Hiển). Tới những năm 1990, Đình Văn gặt hái rất nhiều thành công khi tham gia "Mưa bụi". Nam ca sĩ kể lại: "Phải nói tôi nhớ mãi người em rất là tài giỏi - nhạc sĩ Hữu Minh (Minh Vy), người đã sinh ra "Mưa bụi". Chính nhờ "Mưa bụi" mà từ thời kỳ đàn thùng của Đình Văn cho tới khi chuyển qua "Mưa bụi", tôi được anh em và các thế hệ yêu mến… Lúc đó Đình Văn đi hát mà Hà Nội giống như ghiền "Mưa bụi" vậy đó. 5 tháng, ngày nào tôi cũng hát mà chương trình luôn cháy vé".
Khi "Mưa bụi" thoái trào, Đình Văn chuyển sang sáng tác. Anh có nhiều ca khúc hay được các nghệ sĩ nổi tiếng thế hiện như: "Xóm nhỏ" (Quang Linh), "Thương áo bà ba" (Cẩm Ly), "Ba người bạn" (Ưng Hoàng Phúc), "Con cò trắng" (Phi Nhung)...
Những năm gần đây, nam ca sĩ gắn liền hơn với dòng nhạc bolero và nhận được sự quan tâm yêu thương từ khán giả.
Cũng có thời gian Đình Văn gần như từ bỏ âm nhạc, anh mất đi nhiệt huyết vì phải lo lắng chuyện kinh tế. Trong một chương trình truyền hình, nam ca sĩ tâm sự: "Chính vì cuộc sống khiến cho nhiệt huyết trong tôi mai một. Tôi có một thời gian dài buồn phiền vì phải lo cho cuộc sống. Tôi là một nhạc sĩ không giàu, vì tôi sống bằng con tim, tình bạn, anh em quan trọng hơn tiền. Nếu trời cho tôi toàn tâm, toàn ý, cuộc sống không cần lo nghĩ gì, suốt ngày chỉ có ba lô trên vai cùng chiếc đàn thùng thì sẽ không còn gì bằng".
Hiện tại, cuộc sống của Đình Văn bình yên. Anh chỉ nhận lời biểu diễn ở một số chương trình phù hợp. Theo nam ca sĩ, đó là cách anh thể hiện sự tôn trọng với chương trình cũng như với những khán giả yêu mến anh.
Về đời tư, anh có cuộc sống hạnh phúc bên vợ con. Chia sẻ về vợ với VietNamNet, Đình Văn tâm sự: "Vợ chăm lo cho tôi từng bộ trang phục, đảm đương nội trợ, thu xếp nhà cửa trong ngoài ổn thỏa… Cùng trải qua sướng khổ, vui buồn có nhau nên cả hai quá thấu hiểu đối phương. Tôi vẫn tự hào khoe may mắn của mình là cưới được người vợ hiền. Cô ấy đến vào thời điểm Đình Văn không có gì trong tay, khi sự nghiệp, tiền tài đều đã trôi qua. Tôi khắc ghi, trân trọng điều này và luôn nỗ lực để gìn giữ hạnh phúc hôn nhân".
(Theo GĐXH)
Mo Mường là hoạt động diễn xướng dân gian được thể hiện trong các nghi lễ gắn với đời sống tín ngưỡng tâm linh của người Mường.
Chủ thể thực hành Mo Mường là các thầy mo, đây là những người giữ tri thức mo, thuộc lòng hàng vạn câu mo và thông thạo các nghi lễ, tập quán, là người uy tín được cộng đồng tin tưởng. Khi thực hành nghi lễ thầy mo là người nói, đọc, hát các bài mo khi làm lễ.
Người Mường không có chữ viết riêng nên những bài mo (bài khấn) của người Mường được lưu truyền từ thế hệ thầy mo này qua thế hệ thầy mo khác bằng phương pháp truyền miệng, được tồn tại và duy trì thông qua các nghi lễ trong dân gian của người Mường.
Mo Mường bao gồm rất nhiều bài mo, đoạn mo được sử dụng trong từng nghi lễ cụ thể. Mo Mường có 9 thể loại: Mo trong lễ tang (Mỏ ma), Mo vía (Mo Voái), Mo giải hạn, Mo xin số, Mo ngày Tết, Mo Thổ công thổ địa, Mo đôi đũa, Mo Mát nhà, Mo Mụ.
Trong khi đó, chèo là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian của người Việt, phát triển mạnh và phổ biến ở đồng bằng sông Hồng cùng 2 khu vực lan tỏa là trung du miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Chèo mang tính quần chúng và thường gắn với các lễ hội dân gian nhằm tạ ơn thần thánh phù hộ cho vụ mùa bội thu, dân làng no ấm và để những người nông dân thường ngày chân lấm tay bùn có thể giao lưu, cất lên tiếng lòng của mình.
Những làn điệu chèo thường sử dụng ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa kết hợp với cách nói ví von giàu tính tự sự, trữ tình. Trải qua quá trình lịch sử lâu dài từ thế kỷ X đến nay, nghệ thuật chèo đã đi sâu vào đời sống văn hóa, xã hội, miêu tả cuộc sống bình dị của người nông dân, ca ngợi những phẩm chất cao quý của con người. Bên cạnh đó cũng có những vở chèo mang tính hài hước, phê phán thói hư, tật xấu, chống lại bất công, thể hiện tình yêu thương, lòng bao dung, sự tha thứ.
![]() |
Trên pháp toà, Đức Pháp vương Gyalwang Drukpa chủ trì đại lễ. |
Thứ sáu ngày 01/3/2019 tới đây, từ 17h - 18h30 tại Khách sạn Sheraton Hà nội sẽ diễn ra tọa đàm "Sống hạnh phúc". Thứ bảy ngày 02/3/2019 tại Chùa Quế Lâm, xã Sông Lô, Thành phố Việt Trì, Phú Thọ sẽ diễn ra: Pháp hội cúng dàng Hoả Tịnh cầu an, tiêu trừ trướng ngại, tăng phúc trường thọ; Quán đỉnh và chuyên tu pháp tu Nyugney; Vũ điệu kim cương triệu thỉnh chư Kim Cương hộ pháp khiển trừ chướng ngại; Cầu nguyện quốc thái dân an.
Chủ nhật 03/03/2019 cũng tại Chùa Quế Lâm sẽ diễn ra: Đại quán đỉnh cộng đồng Liên Hoa Bộ: Phật Di Đà - Quan Âm - Liên Hoa Sinh cầu nguyện quốc thái dân an. Pháp hội miền Trung diễn ra ngày 5/3/2019. Pháp hội miền Nam diễn ra từ ngày 7/3/2019 -11/3/2019. Ngày 13/3/2019: Cung tiễn tăng đoàn tại Sân Bay Tân Sơn Nhất.
![]() |
Thứ sáu ngày 1/3/2019 tới đây, từ 17h - 18h30 tại Khách sạn Sheraton Hà Nội sẽ diễn ra tọa đàm "Sống hạnh phúc", Đức Pháp vương Gyalwang Drukpa sẽ chủ trì. |
Trước đó, ngày 22/2/2019, tại Lễ hội xuân Tây Thiên đã diễn ra Pháp hội Đại Bi Quan Âm, Đức Gyalwang Drukpa chủ trì đại lễ hợp long và ban gia trì cho cầu cát tường Đại lạc Kim Cương Mandala, một biểu tượng giác ngộ và công trình kiến trúc có hình xoáy Tam thái cực độc đáo linh thiêng đang được xây dựng để kết nối Cung điện Mandala Liên hoa với Đại bảo tháp.
Cũng trong ngày Khai đàn, theo truyền thống hằng năm, các Pháp bảo đặc biệt (đều đang giữ Kỷ lục Việt Nam cho các tác phẩm Phật giáo cùng thể loại) được lưu giữ tại Đại bảo tháp Mandala sẽ được khai mở để đại chúng chiêm bái như: Bức Thongdrol Phật Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn thêu trên gấm cao cấp có kích thước 12 x16 m - lớn nhất Việt Nam; Đại Mandala ngọc đá quý Phật Quan Âm đường kính kỷ lục 9 mét được tin là mang thần lực gia trì “Giải thoát qua chiêm ngưỡng” giúp người chiêm bái với tâm chí thành thanh tịnh có thể chấm dứt khổ đau, cát tường như ý, viên mãn tâm nguyện.
![]() |
Cầu Đại Lạc Kim Cương Mandala do Đức Pháp Vương cố vấn kiến thiết và chư Ni Tây Thiên xây dựng đã được kiến lập xong phần cơ bản. Cầu có kiến trúc hình xoáy tam thái cực lần đầu tiên được kiến lập trên thế giới với chiều dài 300 m, rộng 3 m kết nối Cung điện Mandala Liên Hoa - cảnh giới Tịnh độ của Đức Liên Hoa Sinh với Đại Bảo Tháp Tây Thiên, cảnh giới linh thiêng của Ngũ Trí Phật. Khi hoàn thiện, cây cầu sẽ mang hai màu đỏ và xanh dương. Màu đỏ tượng trưng của tình yêu thương, lòng từ bi, màu xanh dương là cho trí tuệ, năng lượng sức mạnh. Theo quan điểm Phật giáo, cây cầu nêu 2 phẩm hạnh từ bi, trí tuệ mang tới từ trường an lành giúp cho người triều bái tịnh hóa chướng ngại, nghiệp xấu. |
Lễ hội Quan Âm Đại Bảo Tháp còn là cơ hội để du khách thưởng thức nghệ thuật Phật giáo Mật thừa với nghi thức lễ nhạc và các vũ điệu Mật thừa linh thiêng như vũ điệu triệu thỉnh Tứ Đại Kim Cương Hộ pháp, Đại Huyền Kim Cương Hộ pháp, Cát tường Phật Mẫu Mahakali.
Đức Gyalwang Drukpa chia sẻ: "Việt Nam là điểm đến ý nghĩa đầu năm mới vì nơi đây người dân có tâm chí thành và mong nguyện một cuộc sống hòa hợp, hạnh phúc, bình an trong tình yêu thương và trí tuệ. Đây chính là tinh thần Đạo Phật".
Tình Lê
" alt=""/>Đức Gyalwang Drukpa sẽ nói chuyện về cách 'Sống hạnh phúc' tại Việt Nam