![]() |
Là đại lý ủy quyền cao cấp nhất của Apple tại Việt Nam, FPT Shop khẳng định sẽ là một trong những đơn vị đầu tiên đưa sản phẩm iPhone mới chính hãng đến tay người tiêu dùng.
Hôm qua, một đại lý tại Việt Nam cũng dự báo giá iPhone 11 khi về Việt Nam, khởi điểm từ 22,99 triệu đồng.
Trong sự kiện vừa diễn ra hôm 10/9 tại Mỹ, Apple đã giới thiệu 3 mẫu iPhone mới, gồm iPhone 11, iPhone 11 Pro, iPhone 11 Pro Max. Các máy được cải tiến về camera và thời lượng pin.
" alt=""/>Về Việt Nam, iPhone 11 mới sẽ có giá dự kiến từ 21,99 triệu đồngPhô trương sự giàu có là một hành động đã có từ lâu trong xã hội loài người; từ những bữa tiệc xa hoa đến những món đồ trang sức tinh xảo, bỏ hàng núi tiền ra để mọi người thấy sự giàu có của mình là điều mà nhiều người yêu thích. Nhưng liệu những người này có thực sự muốn chứng tỏ độ giàu bằng cách trả hơn 1.000 USD chỉ để được đăng ảnh lên mạng theo phong cách hội “con nhà giàu" không?
Một trang web và tài khoản Instagram có tên Golden Price Tag đang nổi tiếng vì cách hoạt động của nó: Nếu bạn trả 1.000 USD ( thậm chí đôi khi còn nhiều hơn), trang web sẽ tải lên ảnh của bạn và hiển thị số tiền bạn đã trả cho tính năng này. Theo trang này, một người dùng đã trả 3.000 USD, để đăng một bức ảnh chất lượng thấp chụp bằng điện thoại di động cảnh anh đang ngồi trong một chiếc xe thể thao.
Trang web mà Leonard Weinstock, 20 tuổi, người sáng tạo ra nó, bắt đầu như một dự án cá nhân. Weinstock đã dành năm ngoái để học viết mã và tạo ra Golden Price Tag nhằm nâng cao kỹ năng code của mình.
Weinstock gọi trang web này là "ý tưởng hay thử nghiệm thú vị", anh ấy đã gửi dự án cho bạn bè xung quanh Berlin, Đức để xem ai sẽ sẵn sàng chi nhiều tiền hơn 1.000 USD. Ba trong số họ đã thẳng tay chi 1000 USD (hoặc có thể hơn) cho "trò đùa" này.
"Đây là thách thức cuối cùng, nếu bạn dám," Weinstock nói với trang Mashable.
Khởi đầu như một trò đùa giữa những người bạn nhưng rồi Golden Price Tag nhanh chóng nổi tiếng và đưa nó lên một cấp độ hoàn toàn mới.
Khi được hỏi liệu có thu được nhiều tiền từ bạn bè của mình đã thay đổi tình bạn của họ không, Weinstock nói rằng "số tiền đó thực sự không phải là vấn đề lớn đối với họ."
Sau khi anh ấy đăng những bức ảnh lên Instagram và blog nhiếp ảnh PetaPixel đăng tải lại. Từ đó, sự chú ý đổ dồn về một tài khoản Instagram kỳ quái với lượng người theo dõi tương đối thấp nhưng lại khiến thanh thiếu niên giàu có phải chi hàng ngàn đô để đăng ảnh lên. Tại thời hiện tại có khoảng 4.305 người theo dõi Golden Price Tag, và nó đã được một loạt các website và blog đưa tin.
"Đó là một ý tưởng độc đáo và gây tranh cãi, khiến nó trở thành mục tiêu dễ dàng để mọi người tìm thấy thú vị", Weinstock nói và gạt bỏ những lời chỉ trích. "Và thà Golden Price Tag trở nên ‘tai tiếng’ còn hơn là chẳng ai biết đến và mọi bài báo đều giúp ích cho điều đó."
" alt=""/>Câu chuyện đằng sau trang web mà 'hội con nhà giàu' phải trả cả nghìn đô để được đăng 1 bức ảnh lênNăm 1995, 10 năm sau ngày bị ép rời khỏi Apple, Steve Jobs đã phát biểu một câu để đời về tình cảnh buồn của những gã khổng lồ công nghệ một thời như IBM và Xerox:
"Nếu bạn là một người làm sản phẩm tại IBM hay Xerox, nếu bạn tạo ra một chiếc máy tính hay một chiếc máy copy tốt hơn... Điều gì sẽ xảy ra? Công ty của bạn vốn đã có thị phần độc quyền rồi, [sản phẩm tốt hơn] không thể giúp công ty thành công thêm nữa.
Lúc này, những kẻ duy nhất có thể giúp công ty thành công hơn là những kẻ làm sale và marketing, và cuối cùng họ sẽ lên làm lãnh đạo công ty. Những người làm sản phẩm sẽ bị loại bỏ ra khỏi khâu lên quyết định, rồi dần dần công ty sẽ quên mất việc tạo ra những sản phẩm tuyệt vời là như thế nào. Sự nhạy bén với sản phẩm, tư tưởng thiên tài về sản phẩm vốn đã giúp công ty vươn lên vị trí độc quyền sẽ dần dần bị loại bỏ bởi những kẻ điều hành công ty này, những kẻ vốn không thể phân biệt một sản phẩm tốt với một sản phẩm xấu".
Chỉ 2 năm sau, ông được đưa về điều hành Apple. Lần đầu tiên trong hơn 1 thập kỷ, Apple lại được lãnh đạo bởi một "người làm sản phẩm" – Steve Jobs. Và với iMac, iPod, iPhone rồi iPad, Apple dần dần vươn lên trở lại đỉnh cao thế giới công nghệ.
Steve Jobs chỉ sống được thêm 1 năm sau ngày vén màn iPhone. Những năm tháng cuối đời, ông dành nhiều thời gian cho một cuốn tiểu sử do cây viết Walter Isaacson, một cây viết lỗi lạc ghi chép lại.
Mới đây, Isaacson, kẻ chịu trách nhiệm ghi lại ký ức của Jobs, đã hé lộ một điều bất ngờ về mối quan hệ giữa nhà sáng lập Apple và người kế vị Tim Cook:
"Đôi khi, những lúc Steve chịu đau đớn, và khi ông ấy giận dữ, ông ấy sẽ nói rằng Cook không phải là người làm sản phẩm. Tôi đã nghĩ rằng, tôi chỉ ghi lại những điều có nghĩa với độc giả (của hồi ký), chứ không phải những lời chỉ trích ấy".
Điều đó có nghĩa rằng Steve Jobs không hề coi người kế nhiệm của mình thuộc vào nhóm người nên làm chủ công ty. Và đó cũng không hẳn là một điều bất ngờ đối với những ai từng đọc quá khứ của Tim Cook: không hẳn là chuyên về sale/marketing nhưng Cook rõ ràng mang thiên hướng quản lý kinh doanh hơn là thiết kế sản phẩm hay kỹ thuật. Dù có bằng kỹ thuật công nghiệp nhưng Cook cũng có bằng MBA và nổi danh đầu tiên từ IBM, ở vị trí giám đốc đáp ứng đơn hàng. Trước khi về Apple, Cook là phó chủ tịch tại Compaq, mảng thiết bị doanh nghiệp.
Về Apple, Cook được Jobs giao cho vị trí quản lý hoạt động kinh doanh toàn cầu. Việc đầu tiên Cook làm để ghi điểm trong mắt Steve Jobs là đóng cửa nhà máy, tái thiết lại chuỗi cung ứng, đôn đáo đi tìm nguồn cung cho các sản phẩm "đỉnh"… Và đó đều là những việc chẳng mấy ai nghĩ đến khi nhắc về Steve Jobs: Jobs thường chỉ chú tâm vào sản phẩm, còn "tinh quái" là việc dành cho những cấp dưới như Cook.
" alt=""/>Steve Jobs thực sự đã truyền ngôi cho kẻ thuộc nhóm người mình khinh ghét nhất