Bảo vệ sự cân bằng tích cực của nguồn nước ở Long AnNgày 25/11/2019, Công ty TNHH La Vie tổ chức buổi chia sẻ “Chung tay quản lý nguồn nước bền vững tại vùng Tây Nam Bộ”, cung cấp những thông tin về kết quả những nỗ lực La Vie đã triển khai, đồng hành cùng chính quyền và cộng đồng địa phương thực hiện chương trình Chung tay quản lý nguồn nước theo tiêu chuẩn toàncầu của Tổ chức Quốc tế Alliance for Water Stewardship (AWS).
Tại đây, ông Marc Alary, phụ trách Phát triển Bền vững về Môi trường và Nước tại Nestlé Waters châu Á, cho biết, tổng lượng nước trên toàn hành tinh là 1.400 triệu km3, tuy nhiên, lượng nước sạch có thể sử dụng chỉ chiếm dưới 1%. Trong khi đó, nhu cầu nước sạch cho sinh hoạt, nước cho tưới tiêu trong nông nghiệp và sản xuất công nghiệp được dự báo tiếp tục tăng cao. Trong báo cáo năm 2016, Ngân hàng Phát triển châu Á - ADB cũng dự báo, nhu cầu nước sạch sẽ tăng 30 - 40% trong khi nguồn nước tại nhiều nơi trên thế giới đang dần cạn kiệt.
 |
Ông Marc Alary, phụ trách Phát triển Bền vững về Môi trường và Nước, Nestlé Waters châu Á, trình bày chương trình Chung tay quản lý nguồn nước bền vững |
Có một điểm tích cực là, trong khi nhiều nước trên thế giới đang đối mặt với tình trạng khô hạn nghiêm trọng, Việt Nam được liệt kê vào danh sách những nước có rủi ro thấp. Theo nghiên cứu của Tập đoàn nghiên cứu địa chất Antea (Pháp) đối với nước ngầm trong lưu vực sông Vàm Cỏ năm 2016, các dự báo ngắn và trung hạn cho thấy nước ngầm trong khu vực này đang trong tình trạng cân bằng tích cực. Đặc biệt, tại khu vực Long An, lượng nước được bổ cập hàng năm gấp 4 lần lượng nước khai thác.
Các tính toán được Antea thực hiện dựa trên dữ liệu do Việt Nam công bố và cấu tạo của các tầng chứa nước tại khu vực được nghiên cứu. Kết quả tính toán mang tính tương đối nhưng góp phần đánh giá được thực trạng cân bằng nước tại khu vực, giúp quản lý nguồn nước một cách hiệu quả.
Đồng thời, nghiên cứu của Antea nhận thấy 95% lượng nước được khai thác ở Long An phải chia sẻ cho nhiều bên khác nhau như các khu công nghiệp, nhà máy cấp nước, các hộ gia đình, trường học,… Vì vậy, theo Antea, cần có những sáng kiến bảo vệ nguồn nước chung ở Long An với sự phối hợp từ chính quyền, doanh nghiệp và cộng đồng địa phương.
Ý thức được tầm quan trọng bảo vệ nguồn nước bền vững góp phần không nhỏ thúc đẩy các lợi ích xã hội, môi trường và kinh tế, từ năm 2017, Nestlé Waters bắt đầu triển khai chương trình AWS tại nhà máy của công ty La Vie ở Long An. Đến năm 2019, nơi đây đã trở thành nhà máy đầu tiên tại Việt Nam được tổ chức AWS cấp chứng nhận quốc tế về quản lý nguồn nước bền vững.
Nỗ lực mở rộng tác động tiêu chuẩn AWS
“Chung tay Quản Lý Nguồn Nước” (Alliance for Water Stewardship - AWS) là một trong những chương trình then chốt và được Nestlé Waters cam kết triển khai đến tất cả nhà máy của tập đoàn, trong đó có La Vie. Đến nay, đã có 15 nhà máy trên toàn thế giới trực thuộc Nestlé Waters được cấp chứng chỉ AWS.
AWS là mô hình được áp dụng toàn cầu cho những doanh nghiệp sử dụng nước nhằm hiểu và đánh giá hiệu quả sử dụng, quản lý nguồn nước một cách bền vững và sức ảnh hưởng đến cộng đồng và lưu vực.
Để đạt được chứng chỉ AWS, các nhà máy nước cần phải hiểu và giải quyết những vấn đề nguồn nước tại địa phương, cũng như tìm kiếm những cơ hội phát triển nguồn nước bền vững thông qua 5 mục tiêu: Quản trị nước tốt; Cân bằng nước bền vững; Tình trạng chất lượng nước tốt; Tình trạng lành mạnh của các khu vực quan trọng liên quan đến nước; Sử dụng nước an toàn, đảm bảo các điều kiện về vệ sinh thăng hạng. Các nhà máy này còn phải đáp ứng đủ 30 tiêu chí và 98 chỉ tiêu. Quy trình đánh giá được thực hiện nghiêm ngặt bởi một tổ chức độc lập.
Theo La Vie, tính bền vững trong việc khai thác và quản lý nguồn nước được xây dựng trên cơ sở quản lý nước hiệu quả trong các tầng nước ngầm và lưu vực sông, nơi có các nhà máy đang hoạt động, các nhà cung cấp và người tiêu dùng sinh sống.
Bởi vậy, tại nhà máy công ty La Vie ở Long An, các cải tiến về sử dụng hiệu quả nguồn nước liên tục được ứng dụng: tiết kiệm chi phí và phù hợp trong phạm vi lưu vực của nguồn nước; áp dụng hệ thống xử lý nước thải hiệu quả và bảo vệ môi trường; phối hợp với các đơn vị cung cấp khác thực hành tiết kiệm nguồn nước trong sử dụng.
Đại diện La Vie ở Long An cũng phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương góp phần nâng cao nhận thức của người dân và thông tin đến các tổ chức liên quan về việc sử dụng và quản lý nguồn nước hiệu quả, nỗ lực góp phần cải thiện khả năng tiếp cận nguồn nước sạch, an toàn của người dân và hỗ trợ cộng đồng bảo vệ tầng nước trên bề mặt, nước ngầm nông và sâu,…
 |
La Vie cùng với người dân địa phương dọn rác trên địa bàn Long An |
Cụ thể, từ tháng 3/2015, La Vie xây dựng 2 trạm nước miễn phí phục vụ cộng đồng, cung cấp miễn phí 60.000 lít nước sạch đã qua xử lý cho cộng đồng địa phương. Công ty cũng phối hợp với một số trường cao đẳng, đại học để tuyên truyền và sinh hoạt chuyên đề về tiết kiệm nước cho tổng cộng gần 1.500 sinh viên và nhân viên của trường.
Năm 2019 La Vie còn hỗ trợ trợ 273 hộ dân kết nối với hệ thống cấp nước sạch của thành phố, khuyến khích người dân trám lấp giếng khoan, tránh ô nhiễm nguồn nước và sử dụng nước đảm bảo chất lượng. La Vie cũng chung tay cải tạo kênh Thủ Tửu (phường Tân Khánh) và kênh Chiến Lược (phường Khánh Hậu), đem lại nguồn nước cho nông nghiệp, hỗ trợ cải thiện môi trường sống của người dân, giảm thiểu ô nhiễm và nguồn bệnh; Chủ động hỗ trợ cộng đồng bảo vệ tầng nước trên bề mặt, nước ngầm nông và sâu tại khu vực,…
 |
Các diễn giả trả lời báo chí |
“Theo kế hoạch trong 10 - 20 năm tới, Nestlé sẽ đảm bảo chứng nhận AWS đối với các nhà máy sản xuất nước trước, sau đó là đến các nhà máy sản xuất thực phẩm. Chúng tôi không chỉ cổ vũ việc thực hiện tiêu chuẩn AWS trong nội bộ Nestlé mà muốn mở rộng trong ngành thực phẩm đồ uống cũng như nhiều lĩnh vực khác. Đây cũng là mục đích cuối cùng Nestlé muốn hướng để chung tay bảo vệ nguồn nước bền vững”, đại diện Nestlé Waters chia sẻ.
Dự kiến đến năm 2020, Nhà máy công ty La Vie ở Hưng Yên sẽ đạt chuẩn AWS.
Chiều 26/11, Công ty TNHH La Vie được vinh danh là một trong 100 doanh nghiệp phát triển bền vững xuất sắc nhất tại Việt Nam bởi Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Đây là sự ghi nhận cho những nỗ lực của La Vie nhằm đảm bảo phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường. Song song với chương trình quản lý nguồn nước AWS, La Vie đang thực hiện lộ trình giảm thiểu và hướng đến không tác động đến môi trường từ bao bì sản phẩm của Công ty. La Vie đặt mục tiêu vào năm 2025 tất cả các vật liệu đóng gói sản phẩm của công ty ra thị trường đều có thể tái chế hoặc tái sử dụng. |
D. An
" alt=""/>Áp dụng tiêu chuẩn quốc tế để quản lý nguồn nước

 |
Nguyễn Văn Mão - ông chủ của 28 cửa hàng sáo trúc trên khắp cả nước. |
28 cửa hàng sáo
Sinh ra và lớn lên ở Tân Kỳ, Nghệ An, gia đình anh không có ai theo nghiệp kinh doanh hay nghệ thuật. Mão chia sẻ: ‘Từ năm thứ 2 đại học mình đã kiếm được tiền, không cần trợ cấp của gia đình rồi’.
‘Lần giao dịch đầu tiên là bán một chiếc sáo 100 nghìn đồng. Mình tự làm để thổi, nhưng có người hỏi mua thì mình bán luôn’.
‘Từ lúc kiếm được tiền là mình thích kinh doanh’ - Mão nói. Năm ấy, anh đang là sinh viên năm thứ 2 ĐH Kiến trúc Hà Nội.
Đam mê thổi sáo và tự tay làm sáo, Mão gắn bó với cây tre, cây trúc từ đó và đó cũng là nền tảng để anh làm ra những ống hút tre thân thiện với môi trường như bây giờ.
Nhiều năm nay, nguồn thu chính của Mão đến từ 28 cửa hàng bán sáo trên khắp cả nước.
Anh cũng thừa nhận bán sáo là lao vào một thị trường ngách, nhưng anh tự tin khẳng định mình đang trong top đầu ở thị trường ngách ấy.
Ống hút tre ra thế giới
 |
Gắn bó với cây tre, cây trúc đã lâu, Mão mở rộng hướng kinh doanh sang sản phẩm ống hút tre thân thiện với môi trường. |
Thời gian gần đây, Mão xuất hiện nhiều trên truyền thông nhờ thương hiệu ống hút tre của riêng mình. Anh chia sẻ, thực ra anh đã tìm hiểu và làm thử ống hút tre từ năm 2016, nhưng khi ấy chỉ làm nhỏ lẻ, ‘cảm thấy chưa đâu vào đâu, người dùng thì chưa hưởng ứng lắm’ nên anh bỏ.
Đến tháng 9/2018 khi cảm thấy thời cơ đã đến, anh tập trung ‘đổ’ tiền vào các cơ sở sản xuất. Đến nay, Mão đã có 5 cơ sở sản xuất ống hút tre đặt tại Đồng Nai, Gia Lai, Nghệ An, Hà Nội và Buôn Mê Thuột. ‘Rất may mắn là khi quyết định làm lại ống hút tre thì một số nước châu Âu cấm dùng ống hút nhựa, nên khách hàng cứ thế tìm đến’.
Hiện tại, anh cho biết 98% hàng sản xuất ra được xuất khẩu sang Pháp, Đức, Ấn Độ, trong đó Ấn Độ chiếm 70%.
 |
Hiện tại, Mão có 5 cơ sở sản xuất ống hút, chủ yếu nằm ở phía Nam. |
‘Nếu nói làm ống hút tre chỉ để bảo vệ môi trường là không đúng. Mình làm kinh doanh thì phải có tiền. Nhưng mục đích kinh doanh cũng tương đồng với mục đích bảo vệ môi trường. Để bảo vệ môi trường thì phải càng nhiều người dùng ống hút tre càng tốt. Để nhiều người dùng được thì phải bán rẻ. Nếu bán rẻ mà có nhiều người mua thì lợi nhuận vẫn cao’.
 |
Anh đang dần tự động hoá các khâu sản xuất trong quy trình. |
Anh cho biết, hiện tại 98% sản phẩm của anh được xuất ra thị trường nước ngoài. ‘Mình là chủ của thương hiệu ống hút tre lớn như thế nhưng nhiều khi ra quán cafe ngồi vẫn phải ngậm ống hút nhựa’ - anh cười nói.
Tuy nhiên, Mão thừa nhận rằng thị trường trong nước đang có những thay đổi tích cực với dòng sản phẩm ống hút thân thiện với môi trường. Anh nhìn thấy những thay đổi cụ thể nhất từ số lượng đặt hàng ngày một tăng lên của các cửa hàng cafe.
Anh cho rằng, thị trường tiềm năng này sẽ ngày càng phát triển khi ý thức bảo vệ môi trường của người dân ngày càng được nâng cao, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Năm nào cũng thi đại học vì thích sinh viên
 |
Chất lãng mạn của chàng trai khởi nghiệp. |
Không chỉ nổi tiếng nhờ sáo trúc, ống hút tre, từ lâu Mão đã ‘có tiếng’ về một sở thích đặc biệt, đó là năm nào cũng đi thi đại học.
Con đường học vấn của anh cũng lắm gian truân và nhiều điều thú vị.
Năm 2006, Mão thi đại học lần đầu tiên nhưng bị trượt. Năm sau, anh thi lại và đỗ vào khoa Sư phạm Toán, ĐH Sư phạm Vinh.
Học được một năm thì ‘thấy chán’, Mão đăng ký thi ĐH Kiến trúc Hà Nội. Từ đó đến nay năm nào anh cũng đăng ký đi thi đại học và năm nào cũng đỗ với số điểm hầu như trên 20. Các trường Mão từng theo học gồm có: ĐH Kiến trúc Đà Nẵng, ĐH Thuỷ lợi, ĐH Công đoàn.
‘Mình mới tốt nghiệp duy nhất ĐH Kiến trúc Hà Nội. Hiện tại mình vẫn đang là sinh viên năm 4 ĐH Công Đoàn, lại vừa nhập học xong ĐH Giao thông Vận tải. Hôm khai giảng còn lên thổi sáo cho cả khoa, cả trường nghe’.
Khi được hỏi tại sao lại có nhu cầu học nhiều trường đến vậy, anh giải thích: ‘Đó là sở thích của mình. Thứ nhất là để truyền cảm hứng cho các bạn thi trượt nên cố gắng thi lại. Thứ 2 là vì mình thích đến với sinh viên. Các bạn ấy chưa phải lo cơm áo gạo tiền, rất thoải mái về tinh thần. Đến với các bạn ấy là mình được lây cái tinh thần ấy. Ngoài ra, mình đi thi, đi học là để cho cái đầu đỡ ù lì, để giữ vững sự nhanh nhẹn’.
Anh còn khoe, ‘vừa trở thành tân sinh viên ĐH Giao thông Vận tải đã được các thầy bầu làm chủ nhiệm câu lạc bộ gì đó, đại loại là có nhiệm vụ nói chuyện, truyền cảm hứng cho các bạn sinh viên’.
Mão nói, nếu được tư vấn cho các bạn sinh viên về khởi nghiệp, anh sẽ khuyên các bạn trước tiên cần học và tập đọc sách. Sau đó thì thích gì làm đấy và sẵn sàng chấp nhận làm sai, làm hỏng. ‘Đây là tuổi các bạn được phép sai và hỏng, là lúc các bạn cần học hỏi, chứ chưa cần phải kiếm được tiền ngay’.

Giới trẻ mê mẩn ống hút tre thân thiện môi trường
Những chiếc ống hút làm từ tre, cỏ thân thiện với môi trường đang ngày càng phổ biến trong các quán cafe, nhà hàng ở các thành phố lớn.
" alt=""/>Chàng trai khởi nghiệp kiếm tiền tỷ năm nào cũng đi thi đại học