Về phía Cục Di sản văn hóa, tổ chức thực hiện nghiêm quy định tại Luật Di sản văn hóa và các văn bản quy định chi tiết, kịp thời phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan chỉ đạo, hướng dẫn để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện;
Thẩm định chặt chẽ hồ sơ ghi danh di sản văn hóa phi vật thể theo thẩm quyền, phát huy vai trò của Hội đồng di sản quốc gia, Hội đồng khoa học về bảo tồn di tích, Hội đồng thẩm định hồ sơ ghi danh di sản văn hóa phi vật thể; tham mưu kiện toàn thành phần tham gia của các Hội đồng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động;
Tăng cường hướng dẫn các địa phương về chuyên môn để thực hiện hiệu quả công tác quản lý di sản văn hóa và tu bổ di tích, xây dựng và triển khai các đề án bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.
Cục Văn hóa cơ sở: Hướng dẫn, đôn đốc các địa phương thực hiện trách nhiệm quản lý, tổ chức lễ hội theo phân cấp; chỉ đạo tổ chức lễ hội bảo đảm trang trọng, tiết kiệm, an toàn, hiệu quả, phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc, phong tục, tập quán tốt đẹp của địa phương, tránh phô trương, hình thức, lãng phí...
Cục Điện ảnh: Tổ chức thực hiện nghiêm quy định tại Luật Điện ảnh và các văn bản quy định chi tiết, trong đó đặc biệt chú ý các quy định về thẩm quyền cấp phép phân loại phim và tiêu chí phân loại phim, về trách nhiệm của các tổ chức khi tham gia phổ biến phim trên không gian mạng.
Triển khai ngay các biện pháp để quản lý hoạt động phổ biến phim trên không gian mạng như: xây dựng phương án tổ chức nhân lực, phương tiện kỹ thuật để kiểm tra nội dung phim, phân loại, hiển thị kết quả phân loại phim; phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông để tổ chức các biện pháp kiểm soát hoạt động phổ biến phim, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm; củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng thẩm định, phân loại phim.
Tăng cường hướng dẫn các địa phương về chuyên môn trong các hoạt động sản xuất, phát hành, phổ biến phim, quảng bá, xúc tiến phát triển điện ảnh theo quy định của pháp luật.
Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm: Tăng cường hướng dẫn về quản lý chuyên môn mỹ thuật đối với xây dựng công trình tượng đài, tranh hoành tráng bảo đảm chất lượng thẩm mỹ, nội dung tư tưởng; chú trọng công tác thẩm định cấp phép các triển lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh, nâng cao vai trò của hội đồng nghệ thuật, thực hiện đúng quy trình, quy định; tăng cường hậu kiểm, nhất là với các triển lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh có nội dung nhạy cảm, phức tạp.
" alt=""/>Bộ Văn hoá yêu cầu quản lý chặt chẽ cuộc thi người đẹp, người mẫuCô Hà chia sẻ với VietNamNet: “Chiều hôm đó tôi trống hai tiết đầu. Đến tiết thứ 3, tôi mới biết học sinh mang chú mèo con, giấu trong ba lô cả buổi sáng, tôi thấy tội mèo con và cũng muốn các trò không còn lo lâu, sợ hãi nên đã lấy cơm thừa buổi trưa cho nó ăn”.
![]() |
Trần Kỳ Phong và mèo cưng nhận được món quà đặc biệt của cô giáo chủ nhiệm. |
Trước đó, mặc dù tiết lộ cho các bạn trong lớp biết chuyện mang mèo con đến lớp, nhưng Kỳ Phong bắt các bạn hứa không được mách với cô, sợ cô mắng. Chú mèo con cũng vô cùng hợp tác khi không kêu la, không đi bậy.
“Cả một ngày mèo con bị nhốt kín trong ba lô. Khi biết chuyện, tôi vừa buồn cười, vừa thấy thương mèo con”, cô chia sẻ.
Thấy cô không mắng phạt mà còn lấy cơm cho mèo ăn nên các học sinh vui mừng, thoải mái vui chơi với chú mèo nhỏ. Cô Hà cho biết thêm, ngay từ khi vào lớp, cô đã ấn tượng với Kỳ Phong. Con là một đứa trẻ thiệt thòi hơn các bạn, nhưng sống rất tình cảm, yêu động vật. Ở nhà con cũng thường hay ôm ấp mèo cưng.
![]() |
Mèo con ngoan ngoãn chờ Kỳ Phong học bài. |
Đến nay, cô Nguyễn Thị Hà đã có 18 năm kinh nghiệm dạy học sinh tiểu học, tuy nhiên, mới đảm nhận lớp 1 hai năm nay. “Lúc mới xuống dạy lớp 1 tôi khá lo lắng, vì đang quen các con lớp lớn. May mắn là các con hợp tác trong việc học tập nên nhanh chóng quen. Dù vậy, vẫn có những câu chuyện mà nhiều giáo viên lớp 1 gặp phải, nhưng việc mang mèo cưng đến lớp thì đây vẫn là lần đầu tiên”.
Nói về những khó khăn khi dạy học sinh lớp 1, cô Hà cho rằng, những giáo viên nóng tính thì không phù hợp. Vì các con còn ham chơi, hiếu kì. Có những lúc đứng giảng ở trên nhưng các con thiếu tập trung nên không hiểu, cô Hà phải dừng lại vài phút để cân bằng cảm xúc. Trong lớp, cô cũng chỉ sử dụng chiếc thước nhựa ngắn để bắt nhịp. Khi có học sinh không hợp tác, cô lập tức trao đổi với phụ huynh để tìm biện pháp thích hợp.
Những đứa trẻ học được cách yêu thương động vật từ hành động của cô giáo chủ nhiệm.
Khánh Hòa (Ảnh, clip: Nguyễn Thị Hà)
" alt=""/>Học sinh lớp 1 mang mèo cưng đến lớp và món quà của cô giáo ngày 20/11