4 bí ẩn vũ trụ khoa học chưa thể giải thích
Người ngoài hành tinh đang cố gửi thông điệp cho Trái đất?
NASA xác nhận đã tìm ra Trái đất thứ 2 trong dải Ngân hà
Thiên hà xoắn ốc là một kiểu Dải ngân hà được phân loại ban đầu bởi Edwin Hubble trong cuốn sách Thế giới Tinh vân viết năm 1936 và do vậy là một phần trong dãy Hubble. Các thiên hà xoắn ốc chứa một đĩa phẳng, quay gồm các sao, khí và bụi, và một vùng tập trung rất nhiều ngôi sao tại trung tâm thiên hà gọi là chỗ phình. Thiên hà xoắn ốc còn được bao xung quanh bởi nhiều quầng của các sao, mà nhiều trong số chúng tập trung trong các quần tinh cầu. Gọi là thiên hà xoắn ốc bởi vì chúng có các cấu trúc nhánh xoắn ốc (thường là hai nhánh) mở rộng từ tâm ra đĩa thiên hà. Các nhánh xoắn ốc chính là nơi đang diễn ra sự hình thành sao và chúng sáng hơn vùng đĩa xung quanh bởi vì có các ngôi sao trẻ.
Các thiên hà xoắn ốc chứa bốn thành phần riêng biệt: Một đĩa phẳng, quay quanh tâm chứa các ngôi sao (hầu hết là mới được sinh ra) và vật chất liên sao; Một chỗ phình ở trung tâm chứa các sao, chủ yếu là sao già, chỗ phình này tương tự như một thiên hà elip; Một quầng thiên hà gần hình cầu chứa các ngôi sao, bao gồm rất nhiều quần tinh cầu (hay cụm sao cầu); cuối cùng là Lỗ đen siêu khối lượng tại tâm của chỗ phình. Các thành phần này thay đổi khác nhau tùy theo khối lượng, độ trắng và kích thước của các thiên hà xoắn ốc.
Hệ thống Dải ngân hà này hình xoắn ốc trải rộng trên 522.000 năm ánh sáng, lớn gấp năm lần Dải ngân hà của chúng ta. Kích cỡ thiên hà hình xoắn ốc số hiệu NGC 6872 được đánh giá là lớn chưa từng có, được phát hiện dựa vào những dữ liệu do vệ tinh thăm dò Galex của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) thu thập.
Dù luôn đứng trong hàng ngũ những hệ thống sao lớn nhất vũ trụ từ nhiều thập kỷ nay nhưng đây là lần đầu tiên những số liệu khoa học chứng minh kích cỡ chưa từng được ghi nhận của NGC 6872.
Các nhà khoa học tin tưởng, hình xoắn ốc và kích cỡ khổng lồ của NGC 6872 có thể do sự va chạm giữa hai Dải ngân hà nhỏ hơn, tạo thành một thiên hà mới kích cỡ khổng lồ. Phát hiện này được nhóm các nhà thiên văn học Brazil, Chile và Mỹ trình bày trong khuôn khổ Hội nghị Hiệp hội thiên văn Mỹ được tổ chức tại Long Beach, California.
Ông Rafael Eufrasio, người đứng đầu nhóm nghiên cứu cho biết: “NGC 6872 vốn được biết đến là thiên hà lớn nhất vũ trụ trong suốt 2 thập kỷ qua. Tuy nhiên, nó lớn hơn rất nhiều so với chúng ta thường nghĩ. Vụ va chạm xảy ra khiến các sao và hành tinh văng ra mọi hướng với đường kính 500.000 năm ánh sáng”.
NGC 6872 nằm cách chúng ta 212 triệu năm ánh sáng. Được thiết kế nhằm mục đích tiềm kiếm ánh sáng cực tím phát sinh ra trong quá trình hình thành các sao nhưng kính viễn vọng không gian Galex bất ngờ quan sát rõ NGC 6872, làm sáng tỏ khả năng thiên hà này trở lên khổng lồ bởi một vụ va chạm nào đó.
Mặt trời chính là thiên thể chính trong Hệ mặt trời, vậy nó có những đặc điểm gì khiến các hành tinh và thiên thể khác có quỹ đạo bao quanh nó.
" alt=""/>Tìm hiểu thiên hà xoắn ốc 'nuốt trọn' 5 dải ngân hàCác kiểu Nhật thực trên thế giới
Khám phá vòng ngoài Hệ mặt trời
Vùng bức xạ và vùng đối lưu trong Hệ mặt trời là gì?
Nguyệt thực toàn phần có thể giải thích cụ thể bằng một hiện tượng vật , hay thậm chí đối với ngày nay việc tính toán trước ngày nào, giờ nào sẽ xảy ra hiện tượng này là điều vô cùng dễ dàng của khoa học – Ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn trẻ Việt Nam cho biết.
Đồng thời ông cũng đã nhận định rằng: "Vậy nên gán cho hiện tượng này những câu chuyện huyền bí cũng như những dự đoán thiếu lạc quan là phản khoa học và nguy hại hơn là trở thành nguyên nhân của nhiều hoạt động tín ngưỡng không lành mạnh, làm ảnh hưởng không tốt tới xã hội".
Tuy nhiên trên thực tế lại có các điều hiển nhiên là hiện tượng khoa học này lại có ảnh hưởng đến tín ngưỡng của nhiều người, đến cuộc sống của con người.
Trái đất chịu tác dụng hấp dẫn đồng thời của Mặt trời và Mặt trăng. Vào thời điểm thông thường, lực hấp dẫn tác động lên hành tinh của chúng ta từ hai thiên thể này không cùng phương mà lệch nhau một góc nhất định.
Theo Wikipedia, vào những ngày Trăng tròn, lực hấp dẫn của hai thiên thể này với Trái đất gần trung phương với nhau nên tổng lực là lớn nhất trong mỗi chu kì. Tuy vậy, khi xảy ra nguyệt thực, ba thiên thể nằm thẳng hàng nên hai lực này gần như hoàn toàn trùng phương. Như vậy, tổng giá trị của chúng là cực đại.
Khi đó, có thể làm các đợt thủy triều mạnh hơn, cao hơn. Thậm chí, người Nhật xa xưa tin rằng nguyệt thực báo hiệu các trận động đất, sóng thần. Điều này không hẳn là mê tín.
Nhiều nghiên cứu của các nhóm khoa học trên thế giới cho thấy tại các khu vực có hoạt động địa chất không ổn định thì sự gia tăng của lực hấp dẫn là một nhân tố tác động thêm lên khả năng phát sinh các dao động địa chất - nguyên nhân gây nên động đất, sóng thần hay núi lửa.
Đối với chu kỳ sinh học của con người, các nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng thời điểm Trăng tròn, đặc biệt là khi có nguyệt thực liên quan chặt chẽ tới việc suy giảm melatonin, một hormone liên quan tới việc điều chỉnh chu kì ngủ và tỉnh giấc. Vậy nên vào những ngày này, người ta thường khó ngủ hơn. Đồng thời làm tăng khả năng ức chế thần kinh. Mặc dù vậy, ảnh hưởng này là không lớn nên không quá nghiêm trọng đối với sức khỏe con người.
Nhiều thống kê cũng chỉ ra chu kỳ Trăng tròn nói chung và nguyệt thực nói riêng có ảnh hưởng tới việc tăng tỷ lệ sinh nở ở phụ nữ. Tuy nhiên, tới nay việc này chưa có bằng chứng khoa học cụ thể.
Tuy vậy, tất cả những ảnh hưởng vật lý này đều khá nhỏ, do vậy thực tế chúng có tác động không đáng kể tới đời sống hàng ngày của con người. Và đương nhiên, trên thực tế nguyệt thực vẫn là một hiện tượng thiên nhiên rất thú vị mà con người có thể quan sát.
Như vậy nguyệt thực xảy ra không có nhiều ảnh hưởng lớn đến con người, nên không cần phải lo lắng về những lời đồn đại không có căn cứ gây hoang mang. Mỗi lần nguyệt thực xảy ra mọi người đều rất hào hứng để quan sát chi tiết cảnh tượng này.
Sao Thủy là một trong bốn hành tinh kiểu Trái Đất trong Hệ Mặt Trời, và là hành tinh cấu tạo bằng đá giống Trái Đất.
" alt=""/>Nguyệt thực gây ảnh hưởng như thế nào đến con người?Ưu tiên xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT năm 2024:Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào là điểm trung bình học bạ (ĐTBHB) 5 học kỳ của từng môn theo tổ hợp (có 3 môn), mỗi môn từ 5 trở lên.
Xét tuyển học bạ THPT trong 3 năm 2022, 2023 và 2024
Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào là điểm trung bình học bạ (ĐTBHB) 5 học kỳ của từng môn theo tổ hợp (có 3 môn); mỗi môn từ 5 trở lên.
Xét tuyển dựa vào tổng điểm học bạ 5 học kỳ (trừ học kỳ 2 lớp 12) của 3 môn theo tổ hợp. Điểm xét tuyển (ĐXT) riêng theo 3 nhóm: Trường THPT chuyên; Trường THPT tốp 200; Trường THPT còn lại.
ĐXT là tổng điểm của 3 môn theo tổ hợp môn đăng ký xét tuyển (không nhân hệ số) cộng điểm ưu tiên (không nhân hệ số). Xét tuyển từ cao đến thấp.
ĐXT1 = ∑ ĐTBHB 5 học kỳ của 3 môn + Điểm ưu tiên.
Riêng đối với ngành Ngôn ngữ Anh và Sư phạm tiếng Anh: môn tiếng Anh nhân hệ số 2; ngành Thiết kế thời trang, Thiết kế đồ họa, Kiến trúc, Kiến trúc nội thất: môn Vẽ nhân hệ số 2 (đối với tổ hợp dùng 2 môn Vẽ, chi tiết môn Vẽ nhân 2 được in đậm trong phụ lục 1 đính kèm). Điểm ưu tiên không nhân hệ số.
ĐXT2 = (Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + Điểm học bạ tiếng Anh hoặc Điểm Vẽ x 2) x ¾ + Điểm ưu tiên.
Nhà trường tổ chức thi riêng các môn năng khiếu, thí sinh đăng ký dự thi (Vẽ Trang trí Màu nước, Vẽ Đầu tượng, đồng thời công nhận điểm thi môn Năng khiếu (thi năm 2024) của các trường: Đại học Kiến trúc TPHCM, Đại học Mỹ thuật TP.HCM.
Xét kết quả thi Đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM
Phương thức xét tuyển dựa vào kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 và đợt 2 năm 2024 của ĐH Quốc gia TP.HCM trên cổng thông tin của ĐH Quốc gia TP.HCM. Thí sinh đăng ký vào trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM (mã trường SPK) cùng lúc làm hồ sơ dự thi đánh giá năng lực.
Xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024
Phương thức xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 vẫn tiến hành theo quy định của Bộ GD-ĐT. Thí sinh đăng ký xét tuyển vào trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM (mã trường SPK) lên hệ thống theo kế hoạch của Bộ GD-ĐT.
Thời gian nộp hồ sơ tuyển thắng, ưu tiên xét tuyển, xét học bạ THPT như sau: Nhà trường nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển online hoàn toàn. Thí sinh chi cần thao tác và tái bán chụp Học bạ THPT cùa 5 học kỳ; Giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ Anh văn (nếu có); Hồ sơ minh chứng cho các diện xét tuyển - nếu có (Giấy chứng nhận kết quả HSG Quốc gia, HSG, cấp tinh/thành, giấy chứng nhận các giải thướng,...); Giấy chứng nhận diện ưu tiên theo Khoản 2, Điều 7 Thông tư số: 08/2022/TT-BGDDT ngày 06/6/2022 về việc Ban hành quy chế tuyển sinh đại học. tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non (nếu có) lên hệ thống xét tuyển của trường, không phải in ra và không phải nộp hồ sơ xét tuyển qua bưu điện về trường.
Thời gian nộp hồ sơ xét tuyển: từ ngày 01/3/2024 đến hết ngày 15/6/2024. Ngày 30/6/2024: công bố kết quả học sinh đủ điều kiện vào học tại trường (sẽ chính thức khi học sinh được công nhận tốt nghiệp THPT).
Đặc biệt, năm 2024 Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM tuyển sinh thêm khối C cho ngành Tâm lý học giáo dục và ngành Luật, hai ngành học mới mở năm nay. Nhà trường cũng thực hiện quy đổi tiếng Anh cho thí sinh có chứng chỉ ILETS như sau: